Boxitvn
22-9-2012
Nhóm thực hiện số hóa
Bắt
đầu từ ngày 22/09/1932, Phong
hóa số 14 ra tám trang khổ lớn, trở thành tờ báo trào phúng đầu
tiên của nước ta. Mục đích của báo được quảng bá lần đầu trong Phong hóa số 13 là: “Bàn
một cách vui về các vấn đề cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế, nói rõ về
hiện tình trong nước…”
Phong
hóa
và Ngày nay là
hai tuần báo xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1932 tới năm 1940, dưới chế độ Bảo hộ,
thuộc Pháp. Thoạt đầu tuần báo Phong
hóa do ông Phạm Hữu Ninh làm chủ, đã ra 13 số báo không có độc giả,
sắp sửa phải đình bản (Khái Hưng và Nhất Linh có viết và vẽ cho tờ báo này dưới
tên Trần Khánh Giư và Đông Sơn). Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã mua lại và làm
Chủ bút nhưng vẫn giữ trên mặt báo tên ông Phạm Hữu Ninh, Gérant và ông Nguyễn
Xuân Mai, Directeur Politique. Ông cùng một nhóm anh em bạn hữu gồm có Khái
Hưng Trần Khánh Giư, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Tứ Ly Nguyễn Tường Long, Thạch Lam
Nguyễn Tường Lân, tạo thành một Ban biên tập hoàn toàn mới.
Bắt
đầu từ ngày 22/09/1932, Phong
hóa số 14 ra tám trang khổ lớn, trở thành tờ báo trào phúng đầu
tiên của nước ta. Mục đích của báo được quảng bá lần đầu trong Phong hóa số 13 là:
“Bàn một cách vui về các vấn đề cần
thiết:
Xã hội, chính trị, kinh tế, nói rõ về hiện tình trong nước…”
Xã hội, chính trị, kinh tế, nói rõ về hiện tình trong nước…”
Đó
chính là sự thể hiện tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương,
báo chí. Sau này tờ báo thực sự đã nổi bật ở
tính thời sự và
giọng châm biếm.
Năm
1933, Phong hóa
có thêm Thế Lữ Nguyễn Đình Lễ, một nhà thơ, nhà văn mới.
Tới
giữa năm 1934, Tự lực
văn đoàn được thành lập với sáu thành viên: Nhất Linh, Tứ Ly
(Hoàng Đạo), Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ. Phong hóa số 87, 1934 viết:
Sau
này Tự lực văn đoàn có thêm thành viên thứ bảy là thi sĩ Xuân Diệu.
Các
thành viên Tự lực văn đoàn với phong cách viết khác nhau, nhưng đều xử dụng một
loại văn mới mẻ, giản dị nhẹ nhàng dễ đọc, trong những tác phẩm có nội dung
mới, súc tích, lý thú, hợp khẩu vị dân chúng, đã nhanh chóng thu hút độc giả.
Văn đoàn đã thực sự cải tiến cách viết chữ Quốc Ngữ, giữa lúc lối văn biền ngẫu
sáo rỗng vẫn còn thống lĩnh văn chương Việt Nam, với quá nhiều từ Hán – Việt,
và chứng tỏ rằng chữ viết mới có đủ khả năng diễn tả tất cả mọi tình huống của
cuộc đời. Các thành viên Tự lực văn đoàn mỗi người đều tự tạo ra một sự nghiệp
văn chương lừng lẫy trên các báo Phong hóa và Ngày nay, họ được
ca tụng là những văn hào, thi bá xứng đáng của dân Việt.
Văn
hào Nhất Linh, người cầm đầu, hoàn thành một kho tàng văn học đồ
sộ, sáng chói, đồng thời điều khiển văn đoàn rất thành công. Là một thủ lĩnh
văn chương có biệt tài, Nhất Linh nhận xét, sử dụng tài năng, sở trường của các
tác giả rất bén nhạy, sắc sảo. Ta có thể đọc được ít bài trên Phong hóa
và Ngày nay như: “Nguyễn Thế Lữ, một nhân vật mới trong làng thơ mới”
phê bình Thế Lữ vào năm 1933, khi nhà thơ chưa là thành viên của báo, và nhiều
bài viết của Thế Lữ còn ở trong dạng bản thảo (1). Hay bài công bố giải khuyến
khích về thi ca Tự lực văn đoàn năm 1939: nữ sĩ Anh Thơ, và thi sĩ Tế Hanh (2).
Nhất
Linh là người có “cặp mắt xanh”, sớm nhìn ra từng sở trường, sở đoản của anh
em, nên tạo điều kiện giúp anh em tiến nhanh, tiến vững trong nghề nghiệp. Cụ
thể, Tú Mỡ là bạn thân của Nhất Linh, nhưng khi đọc bài phóng sự của Tú Mỡ,
Nhất Linh phê bình ngay: “Dở quá, anh nên chuyên về thơ trào phúng, tốt
hơn!”(3). Cho nên Tú Mỡ chỉ tập trung viết thơ trào phúng, phụ trách chuyên mục
Dòng nước ngược. Và thơ trào phúng của Tú Mỡ được nhiều thế hệ yêu
thích. (Lâu lâu Tú Mỡ cũng có một bài phóng sự vui!)
Có
lần Thế Lữ kể lại (theo trí nhớ): Khi làm việc trong tòa báo, ông phải lọc các
bài gửi đăng, có lần thấy một bài dở đã loại ra. Nhưng khi báo in, lại thấy bài
đó xuất hiện! Hỏi ra, thì chính là Nhất Linh nhặt lại, với lời bình: “Độc giả
thích loại này!” Kiểm lại, đúng thật, bài đó được nhiều lời khen của người đọc.
Riêng với Thế Lữ, việc ông trở thành tác giả viết truyện trinh thám là do Nhất
Linh! Vì Nhất Linh đưa ý kiến: “Bây giờ là lúc báo cần có truyện trinh thám để
thay đổi món ăn, anh Thế Lữ viết được loại này. Anh nên viết đi!”
Những
phần chính của tờ báo là:
VĂN
HỌC:
Các
thành viên Tự lực văn đoàn sáng tác rất nhiều tiểu thuyết dài, ngắn với cách
hành văn cũng như cấu trúc tác phẩm mới mẻ, phong phú, đã thay đổi hẳn không
khí văn học thời bấy giờ. Trong đó, nổi bật là tình yêu trong trắng, lãng mạn,
lý tưởng, và xung đột giữa cái mới và cái cũ… Đặc biệt, những tiểu thuyết của
Nhất Linh, Khái Hưng về “luận đề cũ mới” làm sôi sục xã hội thời đó. Nếu cuốn
tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng mở đầu cho sự đổi mới văn
chương của nước nhà; Nửa chừng xuân cho người đọc thấy sự xung đột giữa
cũ và mới trong xã hội, thì cuốn tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh
lên đến đỉnh điểm của cuộc xung đột. Nhan đề truyện đã được nhắc lại như một
tuyên ngôn: “Đoạn tuyệt với cái cũ!” Đâu đâu trong nước ta cũng thấy nói
tới, tranh luận tới truyện này, ngay cả diễn kịch Đoạn tuyệt nữa!
Bên
cạnh đó, Nhất Linh viết tiểu thuyết dài, ngắn, ngay trước khi có báo Phong
hóa như Nho phong và Người quay tơ. Những tiểu thuyết luận đề
của ông, ngoài Đoạn tuyệt, cuốn Lạnh lùng cũng gây nhiều tranh
cãi và được độc giả ham thích. Sau đó Nhất Linh chuyển sang viết truyện tâm lý
như Bướm trắng… Suốt đời ông, viết văn bao giờ cũng
là một niềm vui tri thức, trân trọng và say mê. Sau này ông viết cuốn Xóm
Cầu Mới, viết đi viết lại nhiều lần, mà lần nào cũng long trọng, cũng đắm
đuối như “thuở ban đầu”. Với số lượng tác phẩm to lớn, với văn phong trong
sáng, đẹp đẽ, với tri thức chín chắn trong văn học, Nhất Linh là một văn hào
lỗi lạc của chúng ta.
Về
Khái Hưng, khi về làm việc với Nhất Linh thì vụt sáng lên như sao buổi sớm. Với
vốn sống và kiến thức Đông Tây uyên thâm, Khái Hưng là người kể chuyện rất có
duyên, viết truyện rất thu hút, rất nhân bản, ẩn tàng một ý muốn nâng cao dân
trí, tìm lý tưởng cho thanh niên. Ông có tài viết nhanh, viết dễ dàng, gần như
số báo nào ông cũng có truyện dài, truyện ngắn, kịch, hay truyện vui, phê bình
văn học… Khối lượng tác phẩm của ông thật đồ sộ. Đọc Phong hóa và Ngày
nay, các bạn sẽ được thấy rất nhiều bài ông viết, chưa từng được in ra
sách. Khái Hưng là tác giả được ngưỡng mộ nhất thời đó, ông đáng mặt văn hào
hàng đầu của chúng ta. Ngoài ra, Khái Hưng còn là tay vẽ ký họa rất khéo. Ông
có nhiều bức ký họa trên báo Phong hóa.
Bên
cạnh, Thạch Lam là một cây viết kín đáo, kén người đọc. Ông viết truyện tâm lý
tình cảm thâm trầm giản dị, nhẹ nhàng mà thấm thía tuyệt vời. Văn ông đi vào
hồn người. Thạch Lam có một tấm lòng quê thật sâu xa. Nguyễn Tuân gọi đó là:
“(Ông)… vừa sống vừa lắng nghe chung quanh cùng là lắng nghe mình phản ứng
trước mọi diễn biến, cả bên ngoài lẫn bên trong mình” (Tiểu luận và chân
dung văn học, Tuyển tập Nguyễn Tuân, trang 353, Nhà xuất bản Văn học,
1982). Thạch Lam là một văn hào hàng đầu của Việt Nam về sự tinh tế. Trong bài
tựa cuốn Gió đầu mùa, Khái Hưng viết: “Thành thực, đó là đức tính không
có không được của nhà văn, ở Thạch Lam, sự thành thực lại trở nên sự can đảm.
Đọc nhiều đoạn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực (nhất là
trong truyện Ngày mới) (4)…”. Ta hãy đọc quan niệm của chính Thạch Lam
về văn chương trong Lời nói đầu của tập truyện ngắn Gió đầu mùa:
“…Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát
ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực
mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối vừa tàn ác,
vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú”.
Nhiều
bài trong Hà Nội 36 phố phường của ông là những áng văn hay về Hà Nội
được nhiều thế hệ sau này nhắc đến và chắc sẽ được tiếp tục nhắc đến khi nhớ về
Hà Nội một thời thanh lịch. Thạch Lam viết nhiều thể loại kể cả phê bình văn
học, mỹ thuật… Giữ chức Chủ bút báo Ngày nay khá lâu, Thạch Lam quán
xuyến công việc một cách tốt đẹp, phát triển được đội ngũ cộng tác viên hùng
hậu, nhất là số lượng phát hành ngày một tăng. Đó cũng là cái tài của Chủ bút
Thạch Lam.
Riêng
Thế Lữ, ngoài thơ ca, là một cây viết rất cuốn hút, văn phong khác lạ, lý thú,
mạnh mẽ, sắc nét… với tinh thần rõ ràng khúc chiết và tài dàn xếp câu chuyện
thật ly kỳ. Thế Lữ nổi tiếng nhất về những truyện đường rừng như Vàng và máu,
Một đêm trăng,… truyện kinh dị như Bên đường Thiên Lôi, Cái đầu
lâu… Ông còn nhiều loạt bài phóng sự vui như Lê Ta làm báo, Lê Ta xuống
Hải Phòng… nhiều truyện trinh thám, nhiều kịch bản, cùng nhiều bài phê bình
thơ, kịch… chưa ra sách. Thỉnh thoảng Lê Ta cũng có ký họa đăng báo.
Nhìn
chung, những sách truyện của Tự lực văn đoàn đã được nhiều thế hệ người đọc yêu
thích, góp phần nâng cao dân trí, giúp cho câu văn tiếng Việt rõ ràng, mềm mại,
giúp cho nhiều thế hệ người đọc yêu quê hương, đất nước… Hơn nửa thế kỷ qua đi,
nhiều người đã bàn về những tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Dù thích hay không
thích, các nhà nghiên cứu văn học đều thừa nhận có một dòng văn chương Tự
lực văn đoàn. Đây là văn đoàn đầu tiên của nước nhà và cũng là văn đoàn góp
phần to lớn làm nên cuộc cách mạng văn học trong thế kỷ XX.
BÁO
CHÍ
Ngoài
tư cách nhà văn, các thành viên Tự lực văn đoàn còn là những nhà báo. Họ đi lấy
tin, tường thuật, bút chiến…,bằng giọng hài hước họ giễu cợt các thói xấu của
giới quan lại, trưởng giả… Trong các tiết mục như: Câu chuyện hàng tuần,
Điểm thời sự, Đọc sách, Trả lời bạn đọc, Ngày nay nói chuyện… mọi
thành viên đều viết, và thường được bạn đọc phục vì tài và nể vì tư cách (Ngay
cả những bức tranh khôi hài Lý Toét nhiều khi cũng được tạo thành do sự
góp ý của nhiều thành viên và họa sĩ. Những bức tranh này thường không ký tên
tác giả).
Người
viết những bài lý luận thời sự về xã hội, chính trị, kinh tế… điều khiển linh
hồn tờ báo là Tứ Ly Hoàng Đạo. Qua các loạt bài như: Từ nhỏ đến lớn, về
người, Từ cao đến thấp, về việc, Bàn ngang, nói ngược mà hiểu ra
xuôi, cũng như loạt bài Hậu Tây Du Ký, Đi thăm Khổng Tử… Hoàng Đạo không
đả phá thẳng vào Mẫu quốc và chế độ thuộc địa mà bắt đầu tấn công vào các quan
lại người Việt bằng cách viết văn châm biếm và chế giễu. Thêm vào đó, trên cả
hai tờ Phong hóa và Ngày nay, ông đã viết ra một khối lượng tài
liệu rất lớn về pháp luật, về quyền lợi cũng như nghĩa vụ người công dân, như: Trước
vành móng ngựa, Công dân giáo dục, Có cứng mới đứng đầu gió..…giúp
người dân hiểu luật pháp, không sợ bị đe dọa, bị bắt nạt. Cũng như loạt bài Bùn
lầy nước đọng, viết về thực tế khốn cùng của nông dân VN, chứng tỏ Tự lực
văn đoàn rất quan tâm đến xã hội, đến việc “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh…” như tinh thần của nhà ái quốc Phan Chu Trinh đã bàn đến hồi đầu thế kỷ
XX. Sau này, rõ ràng nhất là Thuộc địa ký ước, đã phân tích chế độ thuộc
địa và những biện pháp cai trị của thực dân Pháp áp dụng ở nước ta.
Những
phóng sự về mặt trái của xã hội, do Trọng Lang, cây bút phóng sự sắc nét lúc
bấy giờ, phụ trách.
Khi
báo Phong hóa bắt đầu năm 1932, đa số những người trong Tòa soạn còn rất
trẻ. Nhất Linh mới có 26 tuổi, Hoàng Đạo 25, Thế Lữ 25, Thạch Lam 22, Tô Ngọc
Vân 26, Nguyễn Gia Trí 24, Lemur Nguyễn Cát Tường 20. Ta thấy trong nội bộ tòa
báo, các đoàn viên đối xử với nhau thật thân ái, vui vẻ hay đùa giỡn, kết nên
những tình bạn sâu xa, bền vững. Bà Khái Hưng nhận xét vui rằng chồng mình mê
các bạn Tự lực văn đoàn như…mê gái! (theo Ba tôi, Trần Khánh Triệu). Thế
Lữ cũng nói: “ Không có báo Phong hóa, Ngày nay, không có bạn bè Tự lực,
không có bạn thơ văn ngày ấy ăn ở với nhau như bát nước đầy, sẵn lòng yêu tài,
mến đức của nhau… thì không có Thế Lữ”. Sau này từ những năm sau 1946 đến
khi mất, Thế Lữ và Tú Mỡ vẫn là đôi bạn chí thiết. Và mấy chục năm sau, ngay cả
khi các thành viên đã khuất núi, các bà Nhất Linh, Cát Tường, Gia Trí … vẫn
thăm viếng nhau, các con cháu dù ở xa, dù chưa biết nhau, khi gặp lại vẫn có
tình thân như anh em trong nhà.
Chúng
ta có thể ghé mắt vào tòa soạn báo Phong hóa, xem một buổi làm việc
chung, qua ngòi bút của Thế Lữ trong bài Phóng bút của Lê Ta đăng năm
1935 trên Phong hóa số 154 (5). Tú Mỡ sau này cũng kể lại cung cách làm
việc chung của nhóm Tự lực rất vui. Trong cuốn sách Tiếng cười có đoạn
nói về cuộc họp tối thứ Bảy trên căn gác ấm cúng số 80 đường Quan Thánh: “Anh
em ngồi chầu ngọn lửa ấm áp, tán chuyện thời sự, nảy ra đề tài viết bài cho số
báo mới… Dạo Khái Hưng và Nhất Linh viết chung truyện dài Đời mưa gió,
hai anh bàn nhau kỳ này nên cho hai nhân vật chính (Tuyết và Chương) đi
đâu, làm việc gì, rồi đột nhiên trái chứng trái khoáy, mỗi kỳ mỗi anh thay nhau
chấp bút. Công việc sáng tác tập thể của các anh là như vậy” (6).
Chắc
có độc giả còn nhớ bức tranh Trăng xưa của Khái Hưng? Nguyên là: sau khi
tiễn Nhất Linh thoát ra nước ngoài vì chính trị, Khái Hưng quay về vẽ bức tranh
tả nỗi buồn nhớ bạn. Thi sĩ Huyền Kiêu viết bài thơ cảm khái Tương biệt dạ
bên bức tranh, xin trích ra đây vài câu:
Hiu
hắt trăng khuya lạnh bốn bề
Ý sầu lên vút tới sao Khuê…
…Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ,
Có giống như mình lưu luyến chăng?
…Sớm biệt ly nhau, không nhớ nhau
Nửa đêm chợt tỉnh, bỗng dưng sầu
Trăng mùa xuân đó ai tâm sự
Anh đã xa rồi, anh biết đâu.
Ý sầu lên vút tới sao Khuê…
…Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ,
Có giống như mình lưu luyến chăng?
…Sớm biệt ly nhau, không nhớ nhau
Nửa đêm chợt tỉnh, bỗng dưng sầu
Trăng mùa xuân đó ai tâm sự
Anh đã xa rồi, anh biết đâu.
THƠ
MỚI
Hai
báo Phong hóa và Ngày nay đã cống hiến cho người đọc những vần
thơ mới, ngay từ khi Thơ mới bắt đầu hé nở, khởi đầu bằng bài Tình già
của Phan Khôi. Sau đó, Thế Lữ bước lên vững vàng, ngời sáng khi sáng tác những
bài thơ phong cách hoàn toàn khác lạ, từ lối dùng chữ, đến âm điệu, đến ý
tưởng,… làm ngây ngất người đọc. Thi sĩ được Nhất Linh công nhận chất sáng tạo
mới, trong bài giới thiệu năm 1933 (1). Sau khi tập Mấy vần thơ của Thế
Lữ ra đời, địa vị Thơ mới nổi bật. Danh tiếng của Thế Lữ nổi vững vàng như là
người khởi đầu cho dòng thơ mới.
Trên
báo ông bắt đầu khám phá, giới thiệu các thi sĩ trẻ:
Mở
đầu là Xuân Diệu.
Sự xuất hiện những bài thơ mới của thi si trẻ này trên báo Phong hoá và Ngày
nay lập tức đã làm mê hoặc người đọc: Những bài thơ tràn ngập tình yêu tuổi
trẻ chưa bao giờ say đắm đến thế, những rung động tinh tế rất riêng của thi sĩ,
viết ra bằng những văn thơ xô lệch cả ngôn ngữ, những tiếng thơ lạ lùng mới
tinh đó làm xôn xao tâm hồn người đọc, ngơ ngẩn cả làng thơ … Thế rồi, mặc cho
những người còn dị ứng với giọng văn khác lạ nhưng Xuân Diệu vẫn được vinh danh
là: Ông hoàng của Thơ mới, là người thi sĩ mới nhất trong những thi sĩ mới
(Hoài Thanh Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam), và sau đó ông mau chóng trở
nên thành viên cuối cùng của Tự lực văn đoàn.
Rồi
đến lượt Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính,
Anh Thơ, Tế Hanh… đã có thơ đăng trên Ngày nay, được Ngày nay
phê bình, giới thiệu, khuyến khích, hoặc được Giải thưởng thơ của Tự lực văn
đoàn. Họ chính là những người đã góp công gây dựng cả một thời đại thi ca
ViệtNam.
Những
chuyên mục như Tin thơ, Tin văn vắn do Thế Lữ phụ trách trên Phong hóa
và Ngày nay là những bài viết bàn về thơ, chỉ dẫn cách làm thơ, thưởng thức thơ
và phê bình thơ rất sắc sảo… được các bạn yêu thơ đón đọc hào hứng, sôi nổi.
Thế
Lữ còn được các thi sĩ trẻ rất phục về việc sửa thơ giùm. Hai lần sửa nổi tiếng
trên báo Ngày nay là :
Câu
thơ: Một tối vòm trời chẳng gợn mây của Xuân Diệu, bài Mưa đêm,
được Thế Lữ sửa thành: Một tối bầu trời đắm sắc mây.
Câu
thơ: Trăng nằm sóng sượt trên cành liễu, bài Bẽn lẽn của Hàn Mạc
Tử, được Thế Lữ sửa thành: Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu.
Tự
lực văn đoàn cũng không quên hồn của cổ thi, nên đã mời Tản Đà về, dành chỗ
trên báo cho thi sĩ dịch Đường thi trong nhiều năm cuối đời. Thêm nữa báo vẫn
đều đều đưa ra những trò chơi văn chương cổ điển như “Câu đối” dưới dạng thi
đua “Đối” làm điên đầu bao nhiêu người đọc!
Phong
hóa
và Ngày nay mỗi ngày một nổi tiếng, số phát hành tăng rất nhanh, hoàn
toàn không có đối thủ trong làng báo lúc bấy giờ. Họ tập trung chung lo tờ báo,
“anh em quyết tâm đem hết tài lực làm việc quên mình, không vụ lợi. Bốn anh
rường cột trong tòa soạn (anh Tam, anh Long, anh Giư, anh Thế Lữ) tình nguyện
chỉ lĩnh mỗi tháng 50 đồng đủ sống, để dành tiền lãi làm vốn cho báo phát
triển” (Tiếng cười Tú Mỡ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1993, trang 27). Và
họ đã làm được điều họ muốn: “Xuất thân từ những bàn tay trắng, Đoàn đã có một
số vốn khá to, đủ để xây dựng một nhà in riêng, để có thể từ nay:
“Ngày
nay ngày nay in nhà in nhà”
Đó
là câu đối báo đưa ra để thách đối, đồng thời để báo tin mừng với bạn đọc. Vế
đối đưa ra quá hiểm hóc khó có ai đối được, nhưng bạn của Ngày nay vui
mừng” (Tiếng cười Tú Mỡ, sđd, trg 36). Tự lực văn đoàn còn thành lập Nhà
xuất bản Đời nay để in tác phẩm của anh em trong văn đoàn và của một số cộng
tác viên. Chỉ sau một thời gian ngắn, Đời nay cũng nổi tiếng không thua gì báo Phong
hóa và Ngày nay. Đời nay cũng là nhà xuất bản đầu tiên của nước ta
in loại sách “mỹ thuật”, cũng như báo Phong hóa và Ngày nay của
Tự lực văn đoàn là hai tờ báo đầu tiên trong nước có số đặc biệt cho ngày Tết
với tranh bìa in bốn màu.
Báo Phong
hóa và Ngày nay của Tự lực văn đoàn còn bao trùm nhiều lãnh vực khác
biệt:
MỸ
THUẬT
Đông
Sơn Nhất Linh đỗ đầu cuộc thi tuyển nhưng chỉ học một năm tại Trường [cao đẳng]
Mỹ thuật Đông Dương. Khi bắt đầu Phong hóa, ông phụ trách trang trí, vẽ
minh họa cho toàn thể báo nhà, về sau, chỉ còn minh họa riêng các truyện mình
viết thôi. Người đọc không thể quên những nét vẽ của ông trong những bức tranh
các cô gái dịu dàng, những cây hoàng lan cao lớn đưa cành lá sậm mầu, xòa xuống
chơi vơi trong đêm vắng, như đong đưa …
Thêm
nữa, nhiều người trong Ban biên tập cũng rất yêu hội họa, đôi khi trong Phong
hóa và Ngày nay ta thấy tranh Khái Hưng, tranh Hoàng Đạo … Rồi nhiều
truyện bằng tranh do Cát Tường vẽ, Thế Lữ viết lời, cũng được xuất hiện.
Những
năm sau Phong hóa và Ngày nay luôn luôn có họa sĩ nhà nghề trình
bày báo, vẽ tranh. Những họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam như: Nguyễn Gia Trí, Tô
Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Trần Bình Lộc, Nguyễn Tường Lân (họa sĩ này có tên
trùng với Thạch Lam), Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung…
Hàng
năm, trên Phong hóa và Ngày nay đều có bài bình luận tranh của
những phòng triển lãm ở Hà Nội, do Nguyễn Đỗ Cung, Tô Tử Tô Ngọc Vân, Lemur
Nguyễn Cát Tường, Thạch Lam… viết. Điều này đã nâng cao óc thẩm mỹ, lòng yêu vẻ
đẹp cho người đọc. Ngoài ra, báo Phong hóa và Ngày nay dùng nhiều
tranh vẽ rất có giá trị của các họa sĩ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương
làm bìa báo.
Được
đặc biệt chú ý là:
Tranh
bìa báo Xuân Ngày nay số 46, 1937 của họa sĩ Nguyễn Gia Trí,
Tranh
bìa báo Xuân Ngày nay số 198, 1940 của họa sĩ Tô Ngọc Vân
Hiện
nay chúng là những bức tranh quý, được tìm mua tại những cuộc đấu giá quốc tế
(dù chỉ là tranh in chụp lại!)…
Cũng
nhờ tòa báo luôn tổ chức những cuộc thi có thưởng, như những cuộc thi vẽ tranh
khôi hài và tranh Lý Toét… đã lôi cuốn được rất nhiều họa sĩ bên ngoài Tòa soạn
tham dự vào việc vẽ tranh cho Phong hóa, như Mạnh Quỳnh, Trần An, Ngym,
Dlan,… Ngay cả Bút Sơn người sáng tác ra Xã Xệ, là một độc giả ở tận Sài Gòn,
gửi tranh Xã Xệ đầu tiên tới tòa soạn năm 1934 (7).
Việc
mở rộng vòng tay trước số đông người viết, người vẽ, người tham dự các kỳ thi,
khiến tờ báo càng ngày càng được yêu mến, nội dung càng trở nên súc tích. Có
lúc số báo phát hành đã lên tới hàng vạn! Một con số mà hầu hết những tờ báo
tiếng cùng thời đều mơ ước.
Cần
nhắc lại là trên tờ báo trào phúng, chính Nhất Linh Đông Sơn sáng tác ra Lý
Toét. Tranh đầu tiên “Lý Toét ra tỉnh” của ông (8) đăng trên Phong hóa
vào năm 1933. Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh, Ba Ếch là những nhân vật hoạt kê sáng
giá của cả một thời đại, dùng để chế giễu, đùa cợt những thói hư tật xấu của
dân ta, để tự biết mà sửa đổi. Và đồng thời cũng khơi dậy lòng thương người dân
quê nghèo khó, đang chịu trăm bề khốn khổ, không được học hành hiểu biết, nên
chỉ biết mình khổ, nhẫn nại chịu khổ, chịu nhục, bị đè nén bóc lột dưới ách đô
hộ của thực dân Pháp và bọn cường hào nông thôn.
Cũng
theo Nhất Linh, vào thời điểm đó, phía đàn ông đã có nhiều người mặc Âu phục
nhưng về phía phụ nữ thì y phục vẫn gần như cũ, với áo quần luộm thuộm với mầu
sắc tối tăm, vẫn đôi dép mũi cong với cái nón quai thao cồng kềnh… tuy rằng khi
ấy nơi thành phố đã bắt đầu có những biến chuyển nhỏ về màu sắc như phong trào
“Quần trắng áo lam” nhưng lối thiết kế không khác xưa nhiều…
Rồi
rất đột nhiên, báo Phong hóa Mùa Xuân, số 85, 11 tháng 2 ,1934, Nhất
Linh cho xuất hiện mục “VẺ ĐẸP riêng tặng các bà các cô”. Ông đã
giao cho họa sĩ Nguyễn Cát Tường làm cuộc cải tiến y phục phụ nữ. Người họa
sĩ này vừa viết bài, vừa vẽ kiểu… với đỉnh điểm là việc phân tách và trình bày
những ưu khuyết điểm của Y Phục Phụ Nữ đương thời, rồi sau đó, ông đưa ra những
đề nghị đổi mới cho được thích hợp với thời tiết, cho được thoải mái khi vận
động làm máu huyết lưu thông và tôn cao vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ.
Đây
là lần đầu tiên trên báo Phong hóa và đặc san Đẹp, do Nhà xuất
bản Đời nay phát hành, Cát Tường đã giới thiệu đến độc giả lần lượt những chiếc
áo dài kiểu mới: có cổ, không cổ, có tay, không tay, những cái quần ống loa, áo
yếm… những bộ y phục mặc ở nhà hay trong phòng ngủ, khi dự tiệc hay khi đi tắm
biển và cho tới cả đôi giày, đôi dép… của phụ nữ Việt đã được chính họa sĩ tạo
dáng và tạo kiểu…
Y
phục Phụ Nữ Tân Thời Lemur đã được Cát Tường lần lượt cho ra đời cả
ngàn kiểu mẫu với nhiều mầu sắc khác nhau…
Cùng
tham gia với họa sĩ Lemur Cát Tường, Đông Sơn (Nhất Linh) cũng đưa ra mấy kiểu
y phục thích hợp cho các em nữ sinh và y phục cho phụ nữ thôn quê (theo ông thì
phụ nữ thành thị dùng cũng được).
Tiếp
tục qua báo Ngày nay, Cát Tường viết những bài báo về những đề tài làm
đẹp cho phụ nữ
như
chuyện dồi phấn, thoa son, chọn mầu vải cho hợp màu da và dáng người, tập thể
dục, sống sao cho
được
khỏe và đẹp…
Cho
tận tới nay Y phục phụ nữ Việt Nam vẫn còn theo dạng y phục Lemur ít
nhiều.
ÂM
NHẠC
Dưới
chế độ thuộc địa Pháp, phong trào khiêu vũ, nghe nhạc Pháp do các ca sĩ như
Tino Rossi…hát làm say mê giới thanh niên chịu ảnh hưởng văn hóa Tây phương.
Báo Ngày nay đã khuyến khích các nhạc sĩ trẻ Việt Nam viết Tân Nhạc,
nhạc Việt, lời Việt. Trong bài: Cùng các nhạc sĩ, Ngày nay số
124, 1938 viết:“ Chúng tôi rất sung sướng thấy các bạn hoan nghênh cái ý đổi
mới âm nhạc Việt Nam…Ngày nay đã nhận lấy cái vinh hạnh đầu tiên công bố những
tác phẩm ban đầu của nền âm nhạc đổi mới…” Chúng ta thấy trên Ngày nay:
Hồn xuân, nhạc Nguyễn Xuân Khoát, lời Thế Lữ (10) Một kiếp hoa,
Nguyễn Văn Cổn, nhạc Nguyễn văn Tuyên (11), Xuân yêu đương, và Bản đàn xuân
của Lê Thương (12 và 13)…Vậy mà, bên cạnh đó, Tự lực văn đoàn vẫn khuyến khích
những khảo cứu văn hóa cổ, Nguyễn Xuân Khoát có một tập bài về kỹ thuật, cách
thưởng thức “Hát ả đào” (14) đăng trên nhiều số báo Ngày nay năm
1940.
KỊCH
NGHỆ
Cùng
lúc đó phong trào kịch nói ra đời, Thế Lữ là một kịch sĩ say mê, đầy tài
năng, tự học, đã trở thành một trong những nhà đạo diễn xuất sắc đầu tiên. Ông
muốn xây dựng nền Kịch nói riêng của Việt Nam. Để mở đầu, thi sĩ vừa là Dạo
diễn vừa là diễn viên cho Ban kịch Tinh hoa của thi sĩ kiêm kịch tác gia
Đoàn Phú Tứ, và sau đó cho Ban kịch Thế Lữ. Cuối cùng, Thế Lữ chịu trách nhiệm
chính trong Đoàn kịch Anh Vũ của Kiến trúc sư Võ Đức Diên. Trong đoàn kịch này,
Thế Lữ có dịp đi diễn nhiều nơi, vào tận các tỉnh miền Nam Trung Bộ. Từ đó cho
đến cuối đời, Thế Lữ tập trung cho sân khấu nói chung, Kịch nói nói riêng.
Khái
Hưng hưởng ứng tích cực, ông viết nhiều kịch ngắn, kịch dài, kịch thơ. Những
nhà viết kịch khác cũng xuất hiện, như Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Lê Đại Thanh…
rồi Vũ Trọng Can, Hoàng Cầm, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương… Cũng như các kịch
sĩ, đã bất chấp những lời chê bai, khinh rẻ “con hát” cổ xưa, các cô gái con
nhà danh giá của Hà Nội cổ kính cũng ra mặt đi diễn kịch… Đồng thời, những vở
kịch thơ như Tục lụy, Kinh Kha,… trở nên nổi tiếng. Nhưng kịch
nói có sức thu hút mạnh mẽ bền vững hơn kịch thơ, các ban kịch Tinh Hoa, Thế
Lữ, Anh Vũ… trình diễn những vở Ông Ký Cóp, Ghen, Gái không chồng…
để lại những dấu ấn sâu sắc, dẫn đến cả phong trào phát triển Kịch Nói.
Trên
báo Ngày nay chúng ta đọc được những bài phê bình kịch của Thạch Lam,
Khái Hưng, Thế Lữ… Tự lực văn đoàn đã có một giải thưởng hàng năm dành riêng
cho kịch, (bên cạch các giải thưởng cho tiểu thuyết, thơ, …). Người được giải
thưởng về kịch của Tự lực văn đoàn đầu tiên là Vi Huyền Đắc.
Đạo
diễn Nguyễn Đình Nghi nhận xét về giai đoạn này trong buổi nói chuyện ởParisnăm
1992:
“Những
người gây dựng Kịch Nói Việt Nam đầu tiên là những người trí thức, hiểu biết
sâu sắc nền văn hoá Pháp, lại vừa là những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ hàng đầu
của nước Việt Nam. Họ huy động vào cái nghệ thuật mới mẻ này không chỉ có lòng
say mê, bản năng thiên bẩm, và sự hiểu biết về sân khấu, mà toàn bộ vốn Văn hoá
của họ.
Họ
tiếp xúc với sân khấu Pháp không chỉ như một ngành nghệ thuật biệt lập, mà
trong sự tiếp xúc tổng thể với cả một nền văn hóa. Đồng thời bằng uy tín lớn
lao đạt được ở các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác, họ đã góp công lớn thay
đổi thân phận con hát hèn kém trong xã hội cũ, tạo ra nhân phẩm mới cho người
diễn viên. Không còn ai dám coi khinh nghề sân khấu khi có những diễn viên tên
là Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Tú Mỡ, Đoàn Phú Tứ, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Khoát…
Những
người đầu góp công xây dựng nền kịch nói ViệtNam, những nhân cách nghệ sĩ như
họ không thể cam tâm với sự bắt chước”.
Tại
các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng… dân chúng bắt đầu được thưởng thức những
đêm kịch xứng đáng, có giá trị cao.
DÂN
SINH
Để
cải cách đời sống quá nghèo khổ của đại đa số dân chúng, Hội Ánh sáng do
Phong hóa và Ngày nay bảo trợ ra đời năm 1937, thu hút được đông
đảo các nhà hảo tâm. Hai Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và Hoàng Nhữ Tiếp thiết
kế kiểu nhà ánh sáng, xây dựng giúp cho người nghèo nhà mới nhiều không khí,
hợp vệ sinh… để họ có đời sống tốt đẹp hơn. Hội cũng tổ chức cứu trợ dân bị
nạn, người nghèo khó, thường trực, vận động thành lập Tự lực học đoàn để
xóa mù trong nhân dân……
Đó
là chưa nói đến những hô hào cải cách tận thâm sâu trong tâm mọi người, trong “10
điều tâm niệm” của Hoàng Đạo (15)…
Ngoài
những tiết mục rõ ràng đó, giữa những trang báo, những tin tức, những cảnh
tượng trong những phiên tòa… người đọc thấy được trên báo Phong hóa và Ngày
nay một kho tàng bài viết và tư liệu rất lớn về lịch sử, về đời sống dân
chúng, về phong tục tập quán dân Việt những năm 1930… cũng như những tố cáo về
những điều cay đắng đau khổ người dân nghèo phải chịu như những loại thuế lạ
lùng: thuế thân, thuế rượu… thực dân quàng lên cổ người dân nô lệ.
Nhìn
ra xã hội, ta thấy trong lúc đa số dân chúng nghèo khổ cùng cực, mà nha phiến,
cờ bạc, rượu chè… lại tự do! Ôi cái tự do làm những việc chết người! Tranh khôi
hài của Ngày nay số 68, vẽ Lý Toét tay giơ chai rượu, miệng ra một tuyên
ngôn: “Tự do! Tự do! Chúng mình đã được tự do uống rượu rồi còn gì nữa!”
Nghe thật xót xa!
Kính
thưa quý vị độc giả,
Những
điều trên chỉ là cái nhìn thô thiển của kẻ hậu học trước cái núi báo gồm toàn
thể 414 số báo Phong hóa và Ngày nay! Chúng tôi xin ngừng lại
phần giới thiệu tại đây, để các bạn tự đọc và tự khám phá, cùng thưởng thức và
nghiên cứu những số báo này.
Trở
lại tòa báo Phong hóa, mọi việc không được xuôi chèo mát mái như mong
muốn. Ngày 31/05/1935 báo Phong hóa đã bị Thống sứ Bắc Kỳ đình bản ba
tháng. Và hơn một năm sau, sau số 190, ngày 5/6/1936, Phong hóa bị rút
giấy phép, đóng cửa hẳn.
Đoán
biết sẽ có ngày Phong hóa bị chết, Nhất Linh đã xin phép ra một tờ báo
dự trữ thứ hai, do Nguyễn Tường Cẩm, anh của ông, một công chức, đứng tên. Đó
là tờ báo Ngày nay hiền lành, chỉ chuyên về mỹ thuật, văn chương. Báo Ngày
nay số 1 phát hành ngày 31/01/1935 (lúc đầu mỗi tháng ra 3 số, và báo cũng
không xuất bản thường xuyên). Khi Phong hóa bị đóng cửa, toàn thể Ban
biên tập quay ra làm việc cho Ngày nay, dần dần xây dựng cho tờ báo mới
phong độ của Phong hóa cũ. Thật ra Tự lực văn đoàn đã xây dựng cả hai
báo, đã hiện đại hóa về cơ bản cách diễn đạt và đặc biệt văn phong Việt
Nam, thậm chí có thể nói cả về cách suy nghĩ nữa.
Báo
Ngày nay ra tất cả được 224 số, với khá nhiều lỗ hổng trắng hếu trên
báo, đó là: “Kiểm duyệt bỏ!”. Tranh khôi hài Lý Toét, gọi cái đầu trọc trống
trơn, chỉ có một sợi tóc của Xã Xệ, là: “Kiểm duyệt bỏ”. Năm 1939 sau số 206,
ngày 6 tháng 4, báo Ngày nay tạm đình bản năm tuần, (Chúng tôi không rõ
lý do, vì lần này không có vẻ là một lần bị Kiểm duyệt đóng cửa. Có thể là do
không có giấy in chăng?, Lúc này đang chiến tranh, việc chuyên chở giấy đang có
vấn đề lớn). Nhưng hơn một năm sau, sau số 224 ra ngày 07/09/1940, báo Ngày
nay bị rút giấy phép, đóng cửa hẳn. Như bao nhiêu báo ViệtNam từ trước tới
lúc này, không ai biết đựơc nguyên nhân. Ngay cả hồ sơ mật vụ để ở Aix
enProvence cũng không thấy nói tới.
Không
còn báo Ngày nay, Tự lực văn đoàn chỉ còn nhà in, Nhà xuất bản
Đời nay, hoạt động cầm chừng, tiếp tục in sách, thơ, tiểu thuyết… Một vài cố
gắng của Thạch Lam và Khái Hưng ra báo Chủ Nhật, rồi cũng sớm bị rút
giấy phép. Nhất Linh thoát ra hải ngoại… Năm 1942, Thạch Lam mất vì bệnh lao.
Năm
trước đó, tại Hà Nội, Hoàng Đạo, Khái Hưng và Nguyễn Gia Trí, bị Pháp bắt, mấy
tháng sau bị đưa lên Vụ Bản Hòa Bình, 1941-1943. Hoàng Đạo và Nguyễn Gia Trí bị
tra tấn tàn nhẫn. Sau đó, Pháp đưa Nguyễn Gia Trí đi an trí ở Thủ Đầu Một.
Hoàng Đạo an trí ở Hà Nội.
Năm
1945, một số thành viên cũ như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Tú Mỡ, Thanh Tịnh,
Nguyễn Tường Bách… tụ tập lại, cho ra tờ Ngày nay Kỷ nguyên mới,
được 16 số thì đình bản vào ngày 18 tháng 8 năm 1945. Hiện nay vì chưa sưu tầm
và thẩm định những số báo này, nên chúng ta tạm coi như Ngày nay số 224,
ngày 07 tháng 09 năm 1940, là số báo cuối cùng.
Nhìn
kho tàng văn học vô cùng đồ sộ của các vị tiền nhân nằm yên trong tủ sách bao
nhiêu năm nay, nhiều người trong chúng tôi đã có ước mơ: “Làm một điều gì đó”:
-
Để làm sống lại một công trình văn hóa hàng đầu của dân tộc.
-
Để tất cả mọi người dân Việt có thể được đọc lại và thưởng thức cái đẹp của văn
chương thời chuyển đổi, một nền văn-chương-mới, một nền mỹ-thuật-mới được khai
phá và nở rộ.
-
Và cũng để nhìn lại bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế trong một giai đoạn
lịch sử cận đại đầy khó khăn, đầy xáo trộn của đất nước dưới chế độ thuộc địa
Pháp.
Được
khuyến khích, hưởng ứng từ rất nhiều bè bạn khắp nơi cùng các Giáo sư và sinh
viên tại các trường đại học trên thế giới, cho nên dù biết rằng công trình hãy
còn sơ sài, chắp vá… và chắc chắn có nhiều điều không được hoàn hảo như mong
muốn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng “… Vác ngà voi” và mang tâm trí và sức lực ra
thực hiện việc “SỐ HÓA” và phát hành sưu tập Phong hóa và Ngày nay:
Một di sản chung của tất cả mọi người dân Việt chúng ta.
Bởi
vì, có lẽ chúng ta khó lòng tìm được một văn đoàn tài giỏi, làm
việc hăng say thể hiện sâu sắc tình yêu nước, yêu dân, yêu tiếng
Việt, lại có đủ thời cơ thực hiện được một công
trình văn hóa xứng đáng như thế nữa.
Phạm
Thảo Nguyên và Nguyễn Trọng Hiền
Kính
thưa toàn thể độc giả trên thế giới, khi đọc những số báo Phong hóa và
Ngày nay này trên máy vi tính, có thể quý vị sẽ thấy thiếu vài trang
báo nơi này nơi khác, hoặc một vài chỗ bị hỏng không đọc được, chúng tôi tha
thiết kêu gọi quý vị nào nếu đã được trông thấy hay đã biết:
Có
TRANG BÁO TỐT HƠN để thay thế trang không đọc được hay để bổ sung các trang
thiếu…
Cũng
như, tung tích những số báo Chủ Nhật, Ngày nay Kỷ nguyên mới
và Sách Hồng…
xin
LIÊN LẠC VỚI NHÓM KỸ THUẬT của chúng tôi qua email:
PHNN-TechGroup
(hn90250@yahoo.com)
Chúng
ta sẽ chung sức tăng cường tài liệu sưu tập về nhóm Tự lực văn đoàn cho thật
đầy đủ.
|
Nhất
Linh, Nguyễn Thế Lữ, một người mới trong làng thơ mới, PH số 54, 1933
Giải
thưởng Thơ Tự lực văn đoàn 1939, Nhất Linh, NN số 209, 25/5/40
Trích
Hồi ký của Tú Mỡ.
Khái
Hưng, Tựa Gió đầu mùa của Thạch Lam, NN số 89.
Phóng
bút của Lê Ta, PH số 154, 1935
Tiếng
cười,
Tú Mỡ
Tranh
Bút Sơn, bìa PH số 89, ngày 16/3/1934
Lý
Toét ra tỉnh, Đông Sơn, PH số 48, 1933
Lemur
Cát Tường, Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô: PH số 88, 1934 và nhiều số
kế tiếp.
Hồn
Xuân, Nguyễn xuân Khoát, lời Thế Lữ, NN số 149-10
Một
kiếp hoa,
Nguyễn văn Tuyên, NN số 122-11
Xuân
yêu đương,
Lê Thương, NN Xuân 1939, số 149,-11
Bản
đàn xuân,
Lê Thương, NN Xuân 1940, số 198,
Hát
ả đào,
NN số 214, và các số kế tiếp.
10
điều tâm niệm, Hoàng Đạo, NN số 25 và các số kế tiếp.
Nhóm
kỹ thuật trực tiếp chia sẻ với BVN, có tiếp thu cách trình bày của Diễn
đàn 21-9-2012
------------------------------------
BÀI LIÊN QUAN :
Các bút
hiệu của Tự Lực Văn Đoàn - Ban sưu tầm PH -
NN— cập nhật lần cuối 21/09/2012
Giới
thiệu Phong Hóa Ngày Nay - Phạm Thảo Nguyên
& Nguyễn Trọng Hiền— cập nhật lần cuối 21/09/2012
Bắt đầu từ ngày 22/09/1932, Phong Hóa số 14 ra tám trang
khổ lớn, trở thành tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta. Mục đích của báo
được quảng bá lần đầu trong Phong Hóa số 13 là:“Bàn một cách vui về các vấn đề
cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế, nói rõ về hiện tình trong nước…”
Phong
Hoá 014 1932 - TLVĐ— cập nhật lần cuối
20/09/2012
Phong
Hoá 013 1932 - TLVĐ— cập nhật lần cuối 18/09/2012
Phong
Hoá 012 1932 - TLVĐ— cập nhật lần cuối 18/09/2012
Phong
Hoá 011 1932 - TLVĐ— cập nhật lần cuối 17/09/2012
Số
đặc biệt Phong Hoá - Ngày Nay - Diễn Đàn— cập nhật lần cuối 21/09/2012
Kính Báo
- Nhóm Sưu tầm và phổ biến PH NN & Diễn Đàn— cập nhật lần cuối 18/09/2012
Ngày 22 tháng 9 năm 2012, ngày KỶ NIỆM 80 NĂM báo PHONG HÓA của nhóm TỰ LỰC
VĂN ĐOÀN xuất hiện tại Hà nội (22 tháng 9 năm 1932).
No comments:
Post a Comment