Friday, 7 September 2012

CHUYỆN TÌNH & CHUYỆN TÙ (Tưởng Năng Tiến)





Fri, 09/07/2012 - 17:22 — tuongnangtien

Cá nhân tôi sẵn sàng đóng góp cho cuộc chuyển hóa về Dân Chủ cho nước Việt thân yêu với điều kiện tiên quyết loại trừ các yếu tố bạo lực, bạo động trong tất thảy các sinh hoạt chính trị, văn hóa xã hội để hạn chế tối đa những đổ vỡ đáng tiếc cho đất nước.”


Trên chí Dân Nam – số 281, ra ngày 1 tháng 5 năm 2012 – nhà báo Quế Đố ghi lại “chuyện Tuân Nguyễn đi xin capote,” (theo lời kể của nhà thơ Phùng Quán).
Lúc sắp ra về, Tuân chợt hỏi tôi, giọng hơi ngập ngừng:
– Cậu có đồng tiền vàng không, cho mình một đồng…
Tôi ngạc nhiên:
– Đồng tiền vàng? Cậu làm như mình là tay sưu tập tiền cổ không bằng?
Tuân đỏ mặt:
– Không phải. Nó là… cái ấy ấy mà…
Tôi chợt hiểu ra, bật cười. Cái ấy, là cái bao cao su của Tiệp Khắc sản xuất. Mỗi cái được đựng trong cái hộp nhỏ, tròn và dẹt, in hình đồng tiền vàng cổ trên giấy kim. Ngày đó, ‘đồng tiền vàng’ là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch. Nơi bán là các cửa hàng dược phẩm quốc doanh. Số lượng mua cũng rất hạn chế, để tránh nạn đầu cơ tích trữ. Trẻ con thỉnh thoảng nhặt được một hai chiếc của người lớn dùng rồi vứt đi, thì lấy làm thích thú lắm. Chúng thổi to lên, làm bong bóng bay…
Tôi nói:
– Rất tiếc, mình lại không có… Mình có thuộc biên chế cơ quan nào đâu mà được công đoàn giới thiệu cho mua? …
Nhưng mình biết ở cơ quan cậu có thằng H. lúc nào trong túi cũng có ‘đồng tiền vàng’. Cậu cứ hỏi xin hắn, thế nào cũng có…
H. rút cái ví ở túi quần sau, mở ra lấy một ‘đồng tiền vàng’ mới toe đưa cho Tuân:
– Trước khi dùng, cậu nhớ K.T (kiểm tra) cẩn thận, H. dặn, không lỡ nó thủng thì bỏ mẹ…
Ngày 21 tháng 10 năm 1964, Tuân Nguyễn bị bắt…
Sau lệnh bắt, người ta yêu cầu Tuân bỏ hết đồ đạc mang theo trong người, kể cả kính cận để lập biên bản. Về sau này, Tuân kể lại cho tôi nghe giây phút nhớ đời đó:
– Như cái máy, mình móc hết túi áo túi quần, bỏ đồ đạc lên mặt bàn. Nhưng khi bỏ cái ‘đồng tiền vàng’ lên mặt bàn, mình bỗng tỉnh trí lại. Chính nỗi hổ thẹn đã làm cho mình tinh trí…
Và sau đó là thời gian đi tù chín năm bảy tháng…

Tuân Nguyễn bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964. Hơn nửa thế kỷ đã qua. Tuy thế, ông Quế Đố vẫn cứ nói tỉnh queo: “Dưới chế độ XHCN mua ‘đồng tiền vàng’ thì khó, vào tù thì dễ, lại tù lâu nữa.”

Đúng là một thằng cha chống cộng cực đoan. Với loại người này thì hình ảnh của nước CHXHCNVN dường như đã bị đóng băng ở thời kỳ bao cấp – khi “đồng tiền vàng là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch.”

Thôi bỏ đi Tám. Đó là chuyện đã xưa rồi. Đảng và nhà nước đã dũng cảm và quyết tâm bước vào thời kỳ đổi mới. Trẻ con Việt Nam Bây giờ không đứa nào còn lấy bao cao su “thổi to lên, làm bong bóng bay…” như trước nữa. Cũng như người lớn, chúng cất đồng tiền vàng trong cặp để phòng khi hữu sựnhư khi thầy giáo muốn “đổi tình lấy điểm” chả hạn.

Một cách tổng quan, có thể nói mà không sợ mang tiếng cường điệu là Việt Nam vừa trải qua một cuộc cách mạng tình dục. Đã qua rồi cái thời “phấn trắng giấy trắng, hai bàn tay trắng. Bảng đen, mực đen cả cuộc đời đen.” Theo báo Dân Trí, số ra ngày 14 tháng 8 năm 2006, hiện tượng “thầy giáo nghiện ma túy, nhận phong bì, chạy trường, chạy điểm, thậm chí quấy rầy tình dục học sinh... đã không còn là chuyện lạ” nữa.

Cũng qua luôn cái thời “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ,” hoặc “một người làm việc bằng hai,” hay “nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài rồi. Có những địa phương ở Việt Nam, ngày nay, đã được mệnh danh là “thiên đường sung sướng” nơi mà doanh thu từ dịch vụ của một bãi biển lên tới 50 tỷ hàng năm” nhờ hoạt động mại dâm. Riêng chi phí cho bao cao su (chắc) cũng phải cỡ một tỷ là giá chót.

Ngoài sinh hoạt tình dục, bao cao su còn được tận dụng trong nghiệp vụ tình báo nữa cơ. Nó bị Đảng và Nhà Nước CSVN lạm dụng đến mức mà nhà văn Nguyễn Quang Lập phải lên tiếng than phiền: “Nhiều người thắc mắc tại sao người ta cứ đánh đu với phương pháp bao cao su, không chịu động não nghĩ ra một phương pháp khác khả dĩ sạch sẽ hơn? Hi hi khi lý đã cùn muốn thắng chỉ có chơi bẩn, chả có cách nào hơn.

Nói tóm lại là Việt Nam đang ở vào thời đại hoàng kim của những đồng tiền vàng, mua bao cao su (chắc) cũng dễ như mua kẹo cao su thôi. Chả cần phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, hay chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận (lằng nhằng) như trước nữa.

Thế còn chuyện đi tù?

Chuyện này, nói nào ngay, cũng vẫn dễ như xưa. Không chừng còn dễ hơn (xưa) nữa là khác. Quan niệm về tình dục ở Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác nhưng về chuyện tù tội thì chưa.

Mọi công dân đất Việt vẫn luôn luôn là một tù nhân dự khuyết, và nhà nước vẫn theo đuổi xuyên suốt chủ trương “thà bắt lầm còn hơn bỏ sót” nên (theo cách nói của nhà báo Bùi Tín) xứ sở này vẫn là một nơi rất “hiểm nghèo.”

Hồi đầu tháng 8, tờ The Australian, số ra ngày 11 tháng 8 năm 2012, có một bài viết liên quan đến sự kiện này. Xin ghi lại đây vài đoạn chính theo theo bản lược dịch của Bảo Anh (“Việt Nam Bỏ Tù Hai Blogger Trong Một Tuần”) trên Tạp Chí Phía Trước:

Một blogger Việt Nam vừa bị chính quyền tuyên án tù năm năm vì đã đăng các bài viết kêu gọi dân chủ trên mạng internet – đây là nhà bất đồng chính kiến thứ hai bị cầm tù trong tuần này.
Tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết hôm thứ Bảy rằng ông Lê Thanh Tùng đã bị một toà án ở Hà Nội kết tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì đăng các bài viết trên diễn đàn Phong trào Tự do Dân chủ Việt Nam.”

Ông Lê Thanh Tùng. Nguồn ảnh: BBC

Hôm thứ thứ Năm (ngày 9 tháng Tám), blogger bất đồng chính kiến và cựu giáo viên Đinh Đăng Định, năm nay 49 tuổi, cũng đã bị kết án sáu năm tù giam với tội danh tương tự tại tỉnh Đắk Nông.

Ông Đinh Đăng Định. Ảnh: VOA

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại New York, trong một tuyên bố sau khi phiên toà kết tội ông Định, đã cáo buộc Việt Nam ‘không khoan nhượng đối với quyền tự do ngôn luận’.
Tổ chức này nói rằng đã có ít nhất 11 nhà hoạt động đã bị kết án tù dài hạn trong năm nay, và còn ít nhất bảy blogger và các nhà hoạt động khác đang chờ xét xử...”

Riêng trường ông Đinh Đăng Định thì sáu tháng trước, trước khi ông bị đưa ra xét xử, nhà báo Thiên Triều (nào đó) đã thay mặt toà án tỉnh Đắc Nông sắp sẵn tội danh “phản quốc, hại dân” cho vị thầy giáo này rồi. Một trong những bằng chứng “phản quốc hại dân” được trưng dẫn là ông Đinh Đăng Định nhận rằng mình là một trong những nhân sĩ ký đã tên đòi ngăn trở việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên dù đây là một “chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay.”

Muốn biết chủ trương này nhất quán cỡ nào xin mời ông Thiên Triều (cùng toàn ban biên tập của báo Công An Đà Nẵng) đọc qua bài báo sau đây (Đường vận chuyển bauxite đắp chiếu chờ vốn của TKV) của ký giả Khắc Dũng trên trên tờ Lao Động, vào ngày 21 tháng 8 vừa qua:

Dự kiến, đến tháng 6 này, nhà máy alumin thuộc dự án tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) chính thức đi vào hoạt động. Theo đó, công trình nâng cấp tỉnh lộ 725 phục vụ nhà máy cũng sẽ cơ bản hoàn thành vào tháng 6. Tuy nhiên, cho đến nay, công trình chỉ mới được bươi ra rồi... để đấy!

Con đường vận chuyển bauxite từ Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng) về Đồng Nai. Ảnh: http://laodong.com.vn.

Và, mãi cho đến lúc này - đã nửa cuối tháng 8 - công trình giao thông phục vụ dự án bauxite nhôm Lâm Đồng vẫn đang “giẫm chân tại chỗ”.
Ngày 20.8, GĐ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Lâm Đồng - ông Trương Hữu Hiệp - cho biết: “Dự kiến trong tuần này, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng sẽ có buổi làm việc chính thức với Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) về vấn đề vốn của công trình đường vận chuyển bauxite Tân Rai ở Lâm Đồng”. Cách nay hơn nửa tháng, Sở GTVT đã liên tiếp gửi đến hai công văn cho TKV đề nghị bố trí nguồn vốn khoảng 55 tỉ đồng để tái khởi động dự án đường vận chuyển bauxite Tân Rai, nhưng mãi đến nửa tháng 8, Sở GTVT Lâm Đồng vẫn không nhận được hồi âm của chủ đầu tư TKV...

Bài báo thượng dẫn đươc đăng lại trên trang Bauxite Việt Nam với lời giới thiệu (mở đầu) như sau:
Bài viết sau đây bổ sung thêm một thực tế cho thấy chủ trương khai thác bauxite trong điều kiện hiện nay là một sai lầm nghiêm trọng. Những từ ‘dẫm chân tại chỗ, rách bươm, đắp chiếu’ đã mô tả đúng thực trạng của con bệnh bauxite, trước hết là ở Lâm Đồng.
Hãy nhớ lại khi bắt đầu đưa ra Quốc hội thông qua đề án khai thác phiêu lưu này, trang mạng Bauxite Việt Nam đã cùng với nhiều chuyên gia, nhiều trí thức hết lời can ngăn, với bao nhiêu bài viết có cơ sở khoa học, với hàng ngàn chữ ký… nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai, chỉ vì ‘đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước mà Bộ Chính trị đã thông qua’!”

Hai tuần lễ sau, vào ngày 5 tháng năm 2012, trang Bauxite Việt Nam, lại có thêm một bài báo nữa (Bàn VSVô Cảm Của BMáy Nhân Một Phóng SBằng Hình) với lời lẽ bớt nhã nhặn hơn chút xíu:

Bây giờ, quý vị đã trót gặm lấy miếng bánh vẽ ấy rồi, có phải là bỏ thì thương vương thì tội hay không? Mà còn tệ hơn nữa kia, quý vị đã gặm lấy không phải là một miếng bánh vẽ đâu mà là cả một cái mồi nhử vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ làm lụn bại nền kinh tế nước nhà, tiếp theo các vụ Vinashin, Vinalines, vụ thâu tóm ngân hàng..., bên cạnh một thực tế cũng khó chối cãi là cái hậu quả đang dần dần làm hỏng cả một môi trường sinh thái và văn hóa đặc biệt quý hiếm của Việt Nam – Tây Nguyên. Đó là chưa kể đến nguy cơ tiềm tàng về an ninh quân sự mà từ khi người Tàu kéo nhau lên lập làng người Hoa ở trên đó từ 2009 thì đương nhiên là cái nhọt bọc tiềm tàng đã hình thành và cứ thế ăn sâu bén rễ.

Vậy thì ai mới đích thực là kẻ “phản dân hại nước” cần phải được mang ra xét xử?





No comments:

Post a Comment

View My Stats