Thursday, 6 September 2012

BILL CLINTON : SIÊU SAO tại ĐẠI HỘI ĐẢNG DÂN CHỦ (Thanh Phương - RFI)





Thứ năm 06 Tháng Chín 2012

Hôm qua, 05/09/2012, trong ngày th hai ca Đi hi Đng Dân ch ti Charlotte ( bang North Carolina ), các đng viên đng này đã tiếp đón cu tng thng Bill Clinton như mt siêu sao.

Ông Clinton, 66 tui, đã phát biu gn 1 tiếng đng h đ c thuyết phc dân M rng tng thng Obama s khôi phc được nn kinh tế nếu ông tái đc c, cáo buc rng chính các v tin nhim ca Obama đã khiến kinh tế đi đến ch ln bi như thế.

Là mt nhân vt vn rt được mến m ti Hoa K, ông Clinton đã huy đng hết tài din thuyết ca ông, nhiu ln pha trò làm c hi trường cười vang, đ kêu gi dân M mt ln na bu ông Obama làm tng thng. Cu tng thng M nhn mnh rng chính ông Obama đã thiết lp « nhng nn tng ca mt nn kinh tế hin đi hơn » và thm chí đã to ra hàng triu vic làm.

Vào cui bài din văn ca ông Clinton, tng thng Obama đã lên khán đài đ v tay khen ngi din gi. Hai người ôm choàng nhau trong tiếng v tay vang di ca c to.

Vào ti nay 06/09/2012, gi đa phương, s đến lượt ông Obama đc din văn vi tư cách ng c viên trong ngày cui cùng ca Đi hi Đng Dân ch. Ban đu ông d trù đc din văn trong mt sân vn đng l thiên, có sc cha 73 ngàn người. Nhưng do nguy cơ mưa dông d di ti nay, nên ban t chc đã quyết đnh chuyn đến mt hi trường nh hơn, ch có th cha 15 ngàn người.

Trong bài din văn, tng thng Obama d trù s khai thác hai đ tài đã được các din gi khác đ cp đến nhiu trong hai ngày qua, đó là bo v quyn li thành phn trung lưu và phn bác nhng lp lun ca ng c viên Cng hòa Mitt Romney.

Ti hôm qua, ông Obama đã chính thc được Đi hi Đng Dân ch ch đnh làm ng c viên tng thng ca đng này trong k bu c tháng 11 ti.

Ngày mai, sau Đi hi, ông Obama s tiếp tc chiến dch tranh c cùng vi phó tng thng Joe Biden ti hai bang New Hampshire và Iowa.



02:05:pm 05/09/12

Bà Michelle Obama

Khoảng 3 giờ rưỡi chiều thứ Hai, bà Michelle Obama bước vào hội trường. Đi phía trước là ông đạo diễn và dàn phóng viên thu hình, phía sau vẫn là cô thư ký riêng trên vai đeo hai chiếc sách tay màu đen khá to chưa đầy giấy tờ. Đi sau cùng là những nhân viên của chính phủ được giao phó trách nhiệm bảo vệ cho Đệ Nhất Phu Nhân.

Vừa đưa tay chào mọi người, bà vừa đi thật nhanh lên diễn đàn, nơi tối hôm nay (thứ Ba, mùng 4 tháng Chín 2012) bà sẽ đọc bài phát biểu nói chuyện gia đình cho khoảng 25.000 đại biểu và quan khách nghe. Như tất cả những diễn giả khác, bà đứng trước micro, đưa mắt nhìn bên phải, bên trái, đặt các câu hỏi cần thiết và lắng nghe câu trả lời cũng như các đề nghị của ông đạo diễn để phần thâu hình sao cho thật suôn sẻ.

Hình ảnh này làm mọi người nhớ lại hình ảnh tuần trước, cho dù có rất nhiều khác biệt.

Tuần trước là Tampa, nơi tổ chức Đại Hội Đảng Cộng Hòa, lần này là thành phố Charlotte, nơi tổ chức Đại Hội Đảng Dân Chủ. Tuần trước là bà Ann Romney, một phụ nữ da trắng, tuần này là bà Michelle Obama, một phụ nữ da đen. Bà Romney sinh trưởng trong một gia đình khá giả, bà Obama lớn lên trong một gia đình chỉ ở mức trung lưu. Bà Romney có chồng thành công trong sinh hoạt thương mại nên không phải vất vả kiếm sống, bà Obama từng có lúc là người đi làm kiếm tiền nuôi cả gia đình, để chồng có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng và gây dựng sự nghiệp chính trị.

Ngay cả sinh hoạt chính trị của 2 bà trong những ngày đại hội đảng diễn ra cũng khác nhau. Bà Ann nói với đài FoxNews là sẽ vặn TV “để xem Tổng Thống Obama nói gì” ở Đại Hội Đảng Dân Chủ, cũng như “nóng lòng chờ xem bài phát biểu của bà Michelle”. Đương kim Đệ Nhất Phu Nhân thì ngược lại, cho hay “là vợ đối thủ chính trị của họ, tôi không có ý định vặn TV xem họ làm gì”. Điều giống nhau: hai bà đều nói chuyện về gia đình, hai ông chồng đều nuôi hy vọng thành công trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào đầu tháng 11 năm nay.

“Chính trị Mỹ có những điểm rất lạ”, một bà đại biểu đeo bảng tên Linda ở Alabama nói với bạn bè đứng gần đó. “Không ai bầu phó tổng thống, cũng chẳng ai bầu đệ nhất phu nhân, nhưng 2 người này đều giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc vận động tranh phiếu cho người số 1 là ứng viên tranh cử tổng thống”. Vì thế “bài phát biểu của người đứng phó nói về chính sách và bài phát biểu của bà vợ nói về ông chồng đều được chú ý tới”, tức thuộc dạng “phải nghe, không thể bỏ qua”.

Hình như chưa có cuộc thăm dò nào so sánh giữa bài nói chuyện của ông phó và bài nói chuyện của bà vợ ứng cử viên, bài nào quan trọng hơn, nhưng rõ ràng những bài phát biểu của các bà vợ ứng cử viên tranh chức tổng thống “giúp cử tri hiểu biết rõ hơn về người có thể sẽ lãnh đạo quốc gia”, theo nhận xét của bà Cindy Crowley làm việc với đài CNN. Bà Crowley chia sẻ nhận xét với các đồng nghiệp: “cả bài của bà Ann lẫn bài của bà Michelle đều nói về người bạn đường của mình, nhưng mọi người ai cũng biết và có thể dựa theo đó, họ sẽ bỏ phiếu chọn người lãnh đạo quốc gia”.

Nhận xét này cũng chính là nhận xét của nhà báo Jodi Kantor, tác giả quyền sách bán rất chạy mang nhan để “The Obamas”, viết về chuyện của ông Barack và bà Michelle, từ ngày đầu họ gặp nhau cho đến ngày ông trở thành vị tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Tuần rồi khi trả lời phỏng vấn của đài phát thanh NPR, ký giả Kantor đang viết cho tờ The New York Times nói rằng “2 ông có thể chỉ trích lẫn nhau”, nhưng điều cấm ky là không được “đụng đến các bà”, không đem chuyện gia đình của đối thủ ra làm đề tài tranh cử.

Bà Ann Romney

Bà Ann Romney, 63 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình thành công về thương mại, cải đạo theo chồng, ở nhà trông nom, dạy dỗ 5 cậu con trai, sinh hoạt rất chặt chẽ với học đường và các tổ chức xã hội. Bà Michelle Obama, 48 tuổi, tốt nghiệp đại học Princeton và Harvard, từng có lúc đi làm nuôi chồng, khi trở thành đệ nhất phu nhân đã dùng vai trò của mình để thực hiện nhiều chương trình mang tính công ích, như chương trình giúp đỡ gia đình binh sĩ và chương trình khuyến khích trẻ em ăn uống chừng mức để tránh chứng mập phì. Những người thân với gia đình Romney xem bà Ann là mẫu người tiêu biểu cho thành phần phụ nữ “truyền thống”, hiền hòa, điềm đạm, tất cả dành cho chồng con và đàn cháu nội; những người thân với gia đình Obama gọi bà Michelle là mẫu người tiêu biểu cho phụ nữ của thế kỷ 21, vẫn hết lòng cho chồng con, vẫn chu toàn trách nhiệm đối với gia đình, nhưng rất năng nổ trong các hoạt động ngoài xã hội.

Chắc chắn cử tri Hoa Kỳ nóng lòng muốn xem 2 bà nói chuyện, -một phần vì người Mỹ thích nghe chuyện “thâm cung bí sử”, một nhà báo đến từ Nhật Bản vừa cười vừa nói-. Tuần trước họ đã được nghe bà Ann kể câu chuyện của chính bà, của một cô gái mới lớn và mối tình đầu với ông Mitt, người mà bà vẫn yêu say đắm như những ngày đầu gặp nhau, hãnh diện bảo “đó chính là tình yêu”. Hôm nay, cử tri Mỹ sẽ có dịp nghe bà Michelle kể chuyện đời tư, có lẽ bà sẽ đầu bằng cuộc gặp gỡ với một anh sinh viên mới ra trường tên Barack, và biết đầu sẽ kết thúc bằng câu “mãi mãi anh vẫn là người tình trăm năm”.

Nhưng đừng quên chuyện tình yêu 2 bà kể cho mọi người nghe chỉ để dẫn về một điểm: “chỉ chồng tôi mới xứng đáng đón nhận lá phiếu của quý vị”.

© Đàn Chim Việt


02:03:am 05/09/2012

“Chúng tôi sẵn sàng rồi”, ông cố vấn Ban Tham Mưu Dân Chủ Robert Gibbs dõng dạc trả lời trong cuộc họp báo trực tuyến trước ngày Đại Hội Đảng Dân Chủ khai diễn ở Charlotte, N. Carolina. Sẵn sàng như thế nào, tôi đặt câu hỏi. “Chúng tôi sẵn sàng cho một đại hội lớn và hứng khởi chưa từng có từ trước đến giờ, chúng tôi cũng đã sẵn sàng để chiến thắng ở tiểu bang này như đã từng thành công 4 năm trước đây”.

Hầu như cả nước Mỹ chỉ chú ý tới phần thứ nhì của câu trả lời ông Gibbs mới nói. Ai cũng biết đại hội đảng Dân Chủ bắt đầu từ trưa hôm nay (thứ Hai mùng 3 tháng Chín 2012) với mục đích tái đề cử liên danh Obama-Biden cho nhiệm kỳ thứ nhì và quan trọng hơn nữa vẫn là phải tiếp tục giữ được ghế tổng thống cho 4 năm tới, nhưng đồng thời mọi người cũng hiểu rằng muốn tiếp tục làm chủ Tòa Bạch Ốc, bắt buộc phải thắng North Carolina.

Thắng ở N. Carolina không phải là chuyện dễ làm cho cả 2 đảng.

Từng có thời được xem là thành trì Cộng Hòa nhưng 4 năm trước đây cử tri tiểu bang đã dồn phiếu ủng hộ ông Obama với tỷ lệ phiếu khít khao “chưa từng có trong lịch sử bầu cử của tiểu bang”, như lời bà Trưởng Ban Vận Động Martha McGovern của thành phố Charlotte nói: 44.9% cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông Obama, 49.5% bỏ phiếu ủng hộ ứng viên John McCain của đảng Cộng Hòa.

Hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước khi Đại Hội Dân Chủ 2012 bắt đầu, cuộc thăm dò do đài truyền hình CNN và hãng thông tấn AP thực hiện có kết quả giống y hệt nhau: ông Mitt Romney của đảng Cộng Hòa đang nằm kèo trên với 48% số phiếu cử tri, ông Obama theo sát nút với 47%.

Tỷ lệ cách biệt 1% (cộng với 5% lưỡng lự chưa biết bỏ phiếu cho ai) chứng tỏ không thể nào đoán biết N. Carolina sẽ thuộc về ai, biết đầu chừng “sẽ là một Florida thứ hai” như dư luận nghe được trong các cuộc nói chuyện giữa các đại biểu Cộng Hòa hồi giữa tuần trước và Dân Chủ đầu tuần này. Câu “Florida thứ hai” khiến mọi người nhớ lại cuộc đua giành Tòa Bạch Ốc năm 2000 giữa ông George W. Bush và ông Al Gore, đếm phiếu đi đếm phiếu lại đến cả tháng sau vẫn chưa xong, cuối cùng phải nhờ đến Tối Cao Pháp Viện phân xử.

“Chúng tôi không chỉ tính chuyện N. Carolina, mà có cả một kế hoạch”, ông Robert Gibbs nói tiếp để trả lời câu hỏi về những cuộc thăm dò cho thấy bên Cộng Hòa đang có khí thế. “Không một ai trong ban tham mưu tranh cử nghĩ năm nay cũng dễ ăn như năm 2008, trong nhóm chúng tôi ai ai cũng hiểu cuộc bầu cử lần này sẽ thật khít khao, hơn thua nhau sát nút, nhưng câu hỏi cuối cùng mà cử tri sẽ cân nhắc là họ nên chọn lựa như thế nào? Chọn ông Romney để quốc gia trở lại thời kỳ 4 năm trước đây hay chọn ông Obama để tiếp tục con đường tiến đang có?”.

Không biết điều đó có thật sự là điều cử tri sẽ phải cân nhắc trước khi đặt chân vào phòng phiếu ngày mùng 6 tháng 11 năm nay hay không, nhưng trong 3 ngày tới, “tất cả các đại biểu về dự đại hội đều biết sẽ phải làm việc cật lực”, theo lời ông Thống Đốc Martin O’Malley của tiểu bang Maryland. “Đây không phải là lúc chúng tôi chỉ reo hò ủng hộ, mà còn phải cùng tiến về phía trước, không để cho đảng Cộng Hòa cơ hội thực hiện những chính sách kinh hoàng mà họ đã thực hiện trước đây”, ám chỉ “di sản chính trị” khổng lồ mà Tổng Thống Obama cũng như các nhà lãnh đạo chính trị Dân Chủ thường nhắc đến khi nói về vị tổng thống Cộng Hòa tiền nhiệm George W. Bush. Chính ông Obama cũng nhiều lần nói “di sản” ông nhận lãnh “không thể nào giải quyết xong trong một nhiệm kỳ”, dùng đó làm lời yêu cầu kêu gọi cử tri tái tín nhiệm ông thêm 4 năm nữa để ông có thể hoàn tất những gì ông thấy cần phải làm.

Nhưng chính những người thân cận nhất với ông Obama cũng nhìn nhận cử tri đang ở trong tư thế “sốt ruột”, và điều này không có lợi cho vị Tổng Thống đương nhiệm. Xuất hiện trong chương trình “Meet the Press” của đài NBC, ông cựu chánh văn phòng Rahm Emanuel đồng ý với nhận xét cho rằng những thành quả ông Obama tạo được trong 4 năm qua “không nhanh như mọi người trông đợi”, cho dù ông tin cử tri “không muốn trở lại thời kỳ cũ nữa”, tức vẫn tin tưởng vào ông Obama hơn tất cả những gì ông Romney đã cam kết ở Đại Hội Đảng Cộng Hòa mới kết thúc cách đây vài ngày.

Ông Thống Đốc O’Malley cũng đưa ra nhận xét tương tự khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình CNN, xác nhận thành công của chính phủ Obama “vẫn chưa ở chỗ tất cả chúng ta đều mong muốn thấy”. Trên đài FOXNews, Trưởng Ban Đại Hội Dân Chủ 2012 là ông Thị Trưởng Antonio Villaraigosa của Los Angeles cũng bảo cuộc vận động sẽ rất cam go vì hồi năm 2008, “chúng tôi lôi cuốn được mọi người” lần này sức lôi cuốn đó rõ ràng không có, nhưng ông vẫn tin chắc dù khó khăn hay khít khao đến đâu đi chăng nữa, “cuối cùng chiến thắng vẫn thuộc về chúng tôi”.

Đừng quên nếu muốn chiến thắng, hầu như bắt buộc phải thành công ở N. Carolina. Khi chọn tiểu bang này là nơi tổ chức đại hội đảng, ban tham mưu của liên danh Obama-Biden từng nghĩ đến chuyện dùng thành phố Charlotte làm bàn đạp để đem lại chiến thắng cho cuộc vận động 2012, nhưng ngay lúc này, mục tiêu mà cánh Dân Chủ đặt ra vẫn còn khá xa, theo nhận xét của nhà báo Dan Baltz của tờ The Washington. Ông Baltz tin rằng ông Obama đang ở giữa đường, “không đủ mạnh để nói là chắc chắn thành công, cũng chẳng yếu đến mức đề có thể nói rằng ông ta sẽ thất bại”.

Bên phía Cộng Hòa, đương nhiên, rất vui khi thấy kết quả những cuộc thăm dò nói ông Romney đang dẫn đầu ngay ở tiểu bang đảng Dân Chủ tổ chức đại hội. Trước khi lên máy bay rời Tampa, ông Cố Vấn Chính Trị Eric Fehrnstrom của ứng viên Romney còn bảo “thông điệp chúng tôi gửi đến cử tri quá rõ ràng: ông Obama không có khả năng, người nước Mỹ cần là ông Romney”.

© Đàn Chim Việt


No comments:

Post a Comment

View My Stats