02:43:pm 21/09/12
Thư
ngỏ gởi nhà thơ Đàm Chu Văn, Phó chủ tịch hội Văn Học – Nghệ Thuật Đồng Nai,
Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai, Chuyên viên cao cấp Ban tuyên giáo
tỉnh Đồng Nai)
Mải
miết bon chen, ganh đua kiếm sống, lâu quá tôi không về Biên Hòa thăm chốn cũ
người xưa. Nay nghe anh bị tai nạn thơ, tôi có đôi lời thăm hỏi.
Anh
Đàm Chu Văn mến,
Hẳn
anh biết Việt Nam mình được thế giới công nhận là một “cường quốc về thơ”. Lãnh
tụ kiêm nhà thơ. Giáo sư tiến sỹ khoa học kiêm nhà thơ. Chủ tiệm cháo lòng tiết
canh kiêm nhà thơ. Trùm buôn lậu kiêm nhà thơ. Tù nhân kiêm nhà thơ. Mấy anh
trồng cần sa, bán bạch phiến cũng làm thơ. Nhà nhà làm thơ, người người bình
thơ. Có thần đồng thơ. Có trạng thơ. Ra đến ngõ là gặp nhà thơ. Ai cũng ho ra
thơ, thở ra phê bình. Bởi vậy, Đại biểu Quốc hội, Bác sỹ y khoa kiêm nhà thơ
Nguyễn Minh Hồng, có phòng mạch tư tại thành phố Vinh, Nghệ An, chuyên trị
chứng hôi nách và cắt bao quy đầu, đã đề nghị Quốc hội khóa XIII thông qua
“Luật nhà thơ”. Giá mà bộ luật này đã được Quốc hội duyệt, thì có lẽ anh đã
tránh được rủi ro này.
Tội
cho thân anh, nhưng lại may cho bài thơ “Lời Những Cây Dầu Cổ Thụ ở Trụ Sở Ủy
Ban Nhân Dân”. Có vậy tôi mới tìm đọc nó. Bài thơ hay, không dài, anh đã dùng
chín lần đại từ nhân xưng “Ta”, riêng ở khổ thơ đầu anh dùng nó đến bốn lần.
“…ta nhiều hơn tuổi các uỷ ban
… nhà cao tầng có thể cao hơn ta, nhưng vẫn cần sự che chở của ta
Ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ.”
… nhà cao tầng có thể cao hơn ta, nhưng vẫn cần sự che chở của ta
Ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ.”
Người
ta đồn ông Huỳnh Văn Tới, trưởng ban tuyên giáo tỉnh Đồng Nai, là một tiến sỹ
văn chương. Dịp Đại hội Đảng XI vào năm ngoái ở Hà Nội tôi thấy tiến sỹ Tới rất
hăng hái cổ súy cho chủ trương phát triển Đảng ra ngoài khối cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước. Tôi mừng thầm tự bảo ông Tới dân chủ quá, còn dân chủ hơn cả
người Mỹ. Vậy là từ nay các bà bán rau, các ông chạy xe ôm, các cô gái làm tiền
đều có cơ hội được dự phần vào công việc điều hành đất nước. Nay biết tin chính
ông tiến sỹ văn chương này là người xử thơ anh, tôi hơi ngạc nhiên. Nhưng quả
là danh bất hư truyền, ông Tới là người phóng khoáng thiệt, nên ông chỉ dùng
hình thức “đối thoại kín”. Nếu phải tay tôi, thì tôi đập bàn cái rầm mà quát
rằng: “Ta là ai? Ai là ta? Anh định ẩn dụ cái gì? Anh nhân cách hóa cái gì? Tại
sao cây dầu cổ thụ không ở đầu làng hay ngoài chợ, mà dám lai vãng vào chốn
công đường Uỷ ban Nhân dân? Anh ám chỉ ai? Anh móc méo cái gì? Anh phạm tội khi
quân.
Bưởi
Tân Triều ở Biên Hòa ngon nổi tiếng bởi vị chua dịu, ngọt thanh, và mọng nước.
Phụ nữ Biên Hòa cũng ngon lành như múi bưởi quê hương. Thảo nào nữ sĩ Biên Hòa
Trần Thu Hằng rất tế nhị “phê bình tư tưởng và việc làm của đảng viên” Đàm Chu
Văn là: “Bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để nói thay một cái cây cổ thụ, song
bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị một cách định kiến, ám chỉ khá tùy
tiện”.
Thiệt
là hồng phúc cho nhà anh, anh Văn ạ. Anh gặp một nữ văn sỹ trẻ giàu lòng nhân
văn, chỉ góp ý nhẹ nhàng. Nếu gặp tay bảo thủ quen chém đinh chặt sắt, thì họ
sẽ thẳng tay kết tội bài thơ này là “âm mưu của các thế lực thù địch”, “tiếp
tay cho bọn phản động”,“thách đố chính quyền nhân dân”. Vậy là sự nghiệp của
anh coi như toi. Anh không vô nhà đá ngồi bóc lịch, thì cũng về nhà nấu cơm
đuổi gà cho vợ.
Anh
Văn thân mến,
Anh
là một nhà thơ kiêm tuyên giáo. Anh như thân Kiều ví xẻ làm đôi. Anh muốn hầu
hạ nàng thơ, nhưng anh là một chuyên viên tuyên giáo của Đảng. Hai công việc
này khác nhau như bóng tối và ánh sáng, kỵ nhau như nước và lửa.
Làm
thơ, anh phải tự hành xác mình dưới gót nàng thơ, tự do vò đầu, dứt tóc mà suy
ngẫm, tư duy, tự do cấu véo da thịt mình, tự moi ruột, móc gan mình phơi lên
giấy, tự do lựa chọn ngôn từ ý tưởng để chở chuyên những nỗi đau nhân tình thế
thái, về số phận, về thời cuộc đảo điên, vô minh tăm tối.
Ngược
lại, công việc của một nhà tuyên giáo thì tựa hồ như công việc của những động
vật thuộc phân bộ nhai lại. Nghĩa là Đảng bài tiết ra thứ gì, tuyên giáo chỉ
việc nuốt lấy, sau đó ợ lên mà nhai lại, vừa nhai, vừa khen ầm ầm rằng, ngon
lắm, thơm lắm, giàu dinh dưỡng lắm, hàm lượng Vitamine cao lắm. Thế là, thiên
hạ nhẹ dạ cả tin cứ vậy mà ngấu nghiến ăn theo.
Nhà
thơ cần sự tự do tuyệt đối. Nhà tuyên giáo cần sự khuôn phép. Nhà thơ cần sự
thông minh, trí tuệ. Nhà tuyên giáo nếu thiếu phẩm chất này thì càng tốt. Nhà
thơ lầm mò vào bóng tối, vào rừng rậm, vào thế giới hỗn mang, mà không sợ bị
lạc đường. Nhà tuyên giáo mà lạc đường là toi mạng. Nhà thơ được reo vui, ca
hát, cũng có khi nuốt lệ, đắng cay. Nhà tuyên giáo căm thù cảm xúc, không thích
buồn khóc, kêu than, hay tuyệt vọng. Nhà thơ như người lính bộ binh hành quân
qua mọi địa hình. Nhà tuyên giáo như những toa xe lửa chạy trên những đường rầy
định sẵn. Nhà thơ thì kiệm lời. Nhà tuyên giáo thích tràng giang đại hải. Thơ
là lời của những tầng lớp tiện dân. Tuyên giáo là tiếng gào thét của những kẻ
khát quyền lực.
Dông
dài một chút để anh ngẫm lại xem. Làm sao có một người vừa làm thơ hay lại vừa
làm tuyên giáo giỏi được?
Thiên
hạ mấy ai có tài phù phép vừa là chủ thơ, vừa là chủ tuyên giáo như hai nhà thơ
xứ Huế!
Đầu
năm nay, những nhà chiêm tinh lừng danh đều tiên đoán sẽ có nhiều sáng tạo mang
lại những lợi ích lớn cho loài người. Chẳng là vào năm Canh Thìn 1940 thuốc kháng
sinh Penicillin được tìm ra, một cuộc cách mạng trong y học. Năm Giáp Thìn 1964
ban nhạc Beatles đã làm một cuộc cách mạng trong âm nhạc. Năm Mậu Thìn 1988
Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan đã làm một cuộc cách mang trong khối XHCN đưa các
nước Đông Âu tiến thẳng lên chủ nghĩa tư bản bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa xã hội.
Năm nay Nhâm Thìn, thiên hạ cũng mong chờ một sự kiện tương tự.
Chờ
hoài chờ mãi, đến nay hai đại thi hào người Việt: Quang Thiều và Quang Thuận đã
làm rung rinh cả nền thi ca thế giới. Đặc biệt là giáo sư tiến sỹ kiêm nhà thơ
Quang Thuận đã được rắn hổ Kim Xà nhập cốt, Phượng hoàng nhập hồn, tiền nhân
mượn bút, viết lên những câu thơ “hay đến lạnh người”. Những chủ xị thơ Hữu
Thỉnh – Hữu Ước cùng những môn đệ phải khoác áo thụng đội khăn xếp, cử hành lễ
đồng tế, gập người, qùy gối “run rẩy” mà vái lậy những Thánh Thi, những Tagore
của Việt Nam. Những nhà ngoại giao kỳ cựu cũng xắn tay áo lao vào cuộc vận động
hành lang tại Ủy ban Nobel Thụy điển.
Thế
là giải Nobel văn chương năm nay chắc chắn vào tay đại thi hào Quang Thuận. Ủy
ban chấm giải không phải quá nhọc lòng lựa chọn, vì Quang Thuận không có những
đối thủ ngang tầm. Đây là miềm tự hào lớn cho nền thi ca Việt nam đương đại.
Thơ
đang mùa bội thu, đang lên ngôi, đang được đề cao ở khắp mọi nơi. Kinh phí được
chi tiêu rộng rãi cho những hội hè đình đám về thơ. Thơ được in ra trên những
“độc bản” nặng trên 100 ký. Thơ được kinh doanh, mang lại những món lời chục
tỷ. Nhà thơ đi đến đâu cũng có võng lọng nghêng ngang, tiền hô hậu ủng. Mà sao
ở Đồng Nai, thơ của anh lại bị mang ra “đấu tố”. Bốn tiếng đồng hồ liên tục
trong phòng kín, ra khỏi phòng, gương mặt anh bơ phờ, rồi anh vụt biến. Những
người đang học làm thơ mà nhìn thấy thần sắc anh lúc đó hẳn phải hãi đến vãi
đái ra quần, đành phải bỏ thơ chạy lấy người. Tôi lo lắng quá . Người ta xử sự
với thơ như vậy, làm sao Việt Nam gìn giữ được vương miện “Cường quốc về thơ”?
Bưởi
Biên Hòa ngọt dịu, người đang mệt mà ăn múi bưởi là khoẻ lại liền. Nhưng hình
như Biên Hòa có nhà thương điên.
Tháng
9, 2012
©
Trần Hồng Tâm
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment