BBC
Cập nhật:
15:50 GMT - thứ tư, 19 tháng 9, 2012
International Business Times (IBT), một tờ báo điện
tử chuyên về kinh doanh, hôm 17/9 vừa có bài
của ký giả Umberto Bacchi nói
về các trang mạng bị Việt Nam liệt vào diện "phản động" và
khuyến cáo cán bộ công nhân viên không đọc hay phổ biến.
Hôm 12/9, Văn phòng Chính phủ ra Công văn số 7169
/VPCP-NC thông báo ý kiến của ông Dũng về xử lý "việc đăng tải
thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước".
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định giao
cho Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan
chức năng "tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật".
Thông báo nêu danh ba trang mạng "bôi đen lãnh
đạo" là Quan làm báo, Dân làm báo và Biển Đông.
Ký giả IBT sau khi trò chuyện với hai người tự
nhận là phụ trách bài của Dân làm báo và Quan làm báo cho hay hai
người này tuyên bố sẽ không lùi bước.
Đại diện của Dân làm báo nói với ông Bacchi: "Chúng tôi không có lựa
chọn nào khác".
"Hai mươi năm tù để lấy lại quyền làm người là cái giá
chúng tôi sẵn sàng trả nếu cần."
Thủ tướng Việt Nam trong công văn 7169 nói các trang
nói trên cùng một số trang mạng khác "đã đăng tải thông tin vu
khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của
đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những
dư luận xấu trong xã hội".
Đặc biệt, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu
cầu "cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền
và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động".
Bị đe dọa
Trần Hưng Quốc, người được nói là chủ bút blog Quan làm báo, được dẫn lời trong bài viết của Umberto Bacchi: "Công an thân
với Thủ tướng đã đe dọa sinh mạng chúng tôi".
Ông này cũng nói rằng website Quan làm báo đã bị
tấn công liên tục bằng công nghệ thông tin từ ngay sau khi trang này ra
đời.
Trong khi đó, đại diện của Dân làm báo thì cáo
giác nhà chức trách đã "sử dụng nhiều công cụ như tấn công DDoS,
virus, tường lửa và phần mềm gián điệp" để chống lại các trang
mạng này.
Tuy nhiên dường như chiến dịch
của chính quyền đang bị phản tác dụng vì lượng độc giả kéo vào
đọc các trang Dân làm báo và Quan làm báo tăng nhiều hẳn lên sau
quyết định của chính phủ.
Ông Trần Hưng Quốc khẳng định với IBT: "Không ai có thể buộc chúng
tôi ngừng đấu tranh chống các nhóm tham nhũng đang điều hành đất nước
chúng tôi".
Trong khi đó, Dân làm báo nhận định: "Chỉ thị của Thủ tướng
chống lại chúng tôi chính là chỉ dấu chiến thắng của chúng tôi trong
cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận và tự do báo chí vì chắc chúng
tôi phải động đến những điểm yếu mới có thể gây phản ứng như
vậy".
Sau khi IBT đăng bài viết nói trên, một số trang
mạng khác cũng có phản ứng với cáo giác rằng đảng Việt Tân, một
đảng chính trị không được hoạt động trong nước, đứng đằng sau trang
Quan làm báo.
Trong khi đó, một blogger được cho là có quan hệ
với giới an ninh Việt Nam thì cảnh báo các diễn biến liên quan Quan
làm báo đã tới lúc "hạ màn".
Blogger Beo của nhà báo Hồ Thị Thu Hồng, trong
entry viết hôm 17/9, nói sự kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị trong
Công văn 7169 "vào thời điểm chả gắn với cái gì" không có lý do
nào khác ngoài việc "đã hội đủ bằng chứng để nghiêm xử".
Blogger này lặp lại thông tin rằng ông Phạm Chí
Dũng, một cán bộ nhà nước bị bắt hôm 20/7 vừa qua vì nghi biên soạn
tài liệu 'nhằm lật đổ chính quyền nhân dân', là người hoạt động cho Quan
làm báo.
Bà Hồng cũng cáo giác vụ bắt hai nhân viên của
Công ty Đầu tư Sài Gòn và Công ty Tân Tạo ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
hồi đầu tháng Chín là cùng bản chất với vụ bắt ông Phạm Chí Dũng.
No comments:
Post a Comment