Thursday 27 September 2012

BAO GIỜ "TRÊN CÀNH KHÔ HOA NỞ" (Đỗ Trung Quân)





ĐỖ TRUNG QUÂN
[ nhân sự kiện tin đồn Khánh Ly về hát tại Việt Nam ]
Thứ năm, ngày 27 tháng chín năm 2012

Ca khúc lừng lẫy ngay khi ra đời “ Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn tiếc thay lại không phải ấn tượng dữ dội nhất với  một thiếu niên 15 tuổi. Tiếng hát của Khánh Ly trong ký ức tôi khi đang lớn lại luôn gắn liền hình ảnh một thành phố Sài Gòn vắng lặng của giới nghiêm ,ầm ì tiếng đại bác vọng về và ánh hỏa châu trôi lững lờ, thắp sáng chỉ trong khoảnh khắc cái khoảng sân đầy bóng tối của nhà mình những năm Mậu Thân 1968

Đêm đêm áp tai vào hầm cát nghe tiếng hát Khánh Ly vẳng từ đâu đó bên hàng xóm “ Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…” buồn , đẹp và u uất khó giải thích với một người chưa đủ trưởng thành. Nhưng cứ thích áp tai nhiều đêm như thế vào thành vách ẩm ướt của hầm cát nồng mùi chiến tranh. Có lẽ  chúng tôi là thế hệ không có tuổi trẻ hay đúng hơn là một tuổi trẻ vội vàng đi qua trong nhiều thảng thốt. Cái chết , bom đạn không còn nơi ruộng đồng xa thẳm. Nó vào thẳng thành phố ngổn ngang xác chết từng ngày.
Và tiếng hát Khánh Ly…

Vài chục năm sau hòa bình. 1997- Tôi và một vài bạn bè đồng nghiệp khác  lại thu xếp giấy tờ , vật dụng rời khỏi tờ báo đang rất lừng lẫy của Sài Gòn: Báo Tuổi Trẻ. Cuộc ra đi chỉ vì 3 nhân vật. Hai còn ở nước ngoài, một đã về để trình diễn nghệ thuật: Ns Phạm Duy , Khánh Ly và Thủy - Ea Sola tác giả của “ Hạn hán & cơn mưa “vở múa mà các nhân vật hầu như bất động hoàn toàn lại gây thành những cơn chấn động gây tranh cãi về “ vấn đề tư tưởng “ . Lên án vở múa đương đại ấy tạo thành cơn sóng lớn trên truyền thông & báo chí ngày ấy.

Chúng tôi ở phía ủng hộ sự hòa giải và sáng tạo trong nghệ thuật. Cầm đèn chạy trước ô tô rồi. Phải ra đi thôi
Nhưng đấy chỉ là giọt nước tràn ly.Trước đó là những bài viết của Tuấn Khanh – người sẽ thành nhạc sĩ tên tuổi sau này. Anh và tôi cùng quan điểm ủng hộ sự trở về của ns Phạm Duy và nhắc đến giọng hát Khánh Ly trong những bài viết có liên quan đến nhạc Trịnh thời đIểm ấy. Khi đó, trong bài báo  2 cái tên ấy luôn phải viết tắt : PD – KL. nhưng viết tắt những nhân vật được xem nằm trong phạm trù “ tabu – cấm kỵ ” những năm 1995 – 1996 cũng đã là hé lộ quan điểm riêng của mình. Sự phản ứng có ngay trong TT và cũng đến từ Hội âm nhạc Tp . Không thể chọn thái độ “ nói ngược lại “ những điều mình đã viết. Chúng tôi khoác vai nhau ra khỏi cổng tờ báo mình yêu quí và cũng đã góp phần cho manchette  vững mạnh của nó.

Chuyện cũ, nhắc lại trong tình thần không hờn giận ai. Hàng chục năm đã qua.những nhân vật không đồng quan điểm ngày xưa với chúng tôi,nay có nhiều người đã gặp gỡ, ca ngợi tác phẩm và sự đóng góp lớn lao của Phạm Duy với nền âm nhạc Việt Nam. Đấy cũng là điều công bằng và dù muộn màng cũng vẫn là điều đáng quý trong cái tinh thần hòa giải mà không ít người phải chịu trả giá.

Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn , đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. đấy là thành phố “ được “ giải phóng và trước khi “ được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn. Những cuộc chống cộng bên cạnh những phong trào phản chiến chống Mỹ . Âm nhạc không ra khỏi cuộc chiến tranh ấy. Nếu có phong trào “Hát cho đồng bào tôi “ mà ý thức hệ chính trị nghiêng rõ về  cánh tả, thì phong trào “Du ca “ mà Phạm Duy như một trong những thủ lĩnh uy tín cũng như một đối trọng nặng ký. sau 1975, những nhạc sĩ phong trào SVHS chính thức lộ diện là những đảng viên cộng sản thì những nhạc sĩ phía bên kia chiến tuyến  nhiều người cũng vác balo vào trại cải tạo hay âm thầm “ Gánh dầu ra biển “.

Nhiều chục năm sau. Khi chính sách trong nước đã phần nào thay đổi những ân oán cũ tưởng đã phai nhạt với thời gian. Nhưng không hẳn thế.chính sách là ở nơi cao vời. phép vua vẫn thua lệ làng,những ân oán vẫn nằm ngay trong lòng người. Kêu gọi hòa giải không dễ dàng và đơn giản và dù cả hai phía trong nước lẫn hải ngoại theo thời gian đều đã có những cuộc đi lại , ca hát tưởng rất đương nhiên và bình thường. nhưng sóng ngầm ân oán vẫn còn cuộn chảy đâu đó ở nơi này nơi kia. Những Trần Long Ẩn. Tôn Thất Lập vv.. Nay đang là chức sắc của Hội âm nhạc Việt Nam chắc chắn không bao giờ có mặt trong những đêm ca khúc của Phạm Duy hôn nay tại Sài Gòn. Không khó hiểu và cũng không thể trách họ. nhưng nó lý giải phần nào câu hỏi tại sao người này thì được , người nọ thì không ?

dù đã về SG 2 lần nhưng đều trong im lặng, Khánh Ly rồi cũng sẽ có ngày sau những đêm ca hát lại thong dong đi dạo trên đường phố Sài Gòn thăm lại phố phường và cái phòng trà mang tên chị ngày xưa trên đường Tự Do nay là Đồng Khởi. Hay lặng lẽ thắp một nén hương trước mộ phần của người nhạc sĩ đã song hành cùng chị trên con đường nghệ thuật chưa từng đứt quãng. Đông đảo người yêu mến giọng hát chị hẳn cũng mong điều ấy sớm thành. nhưng để sớm thành thì trong lòng những con người nào đó đang cầm nắm tư tưởng, chính trị , nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh bỗng một hôm nhận ra để kêu lên thảng thốt  “ A! trên cành khô hoa nở [ phạm duy ]”
Mà điều ấy  vẫn còn xa vời  lắm.

 Đỗ Trung Quân


*


KL không nên về VN vào lúc này, nhất là vào lúc " tự do được ví như con c... " tại SG.

Lại càng không nên hát hỏng gì cả vì có được con c.. hát những bài đã gắng liền tên tuổi của KL và TCS đâu, còn hát những bài đã được " định hướng " thì hát làm gì.

Hãy xem gương Chế Linh thì biết, ngay cả với TCS, dù được đưa lên tít trời xanh, nhưng đâu phải bài nào của anh ta cũng được con c.. hát đâu!

Thà cứ để hình ảnh TCS KL của những năm 60 còn đậm sâu trong ký ức của những người SG còn hơn là bị những lời thị phi, mai mỉa cả trong và ngoài nước.

*


Môi trường sinh hoạt tự do trong chế độ VNCH đã cho phép Trịnh Công Sơn đạt đến tột đỉnh danh vọng của một nhạc sĩ.

Nhưng Trịnh Công Sơn không hài lòng với môi trường tự do ấy, ông ta khát khao ao ước, hướng lòng trông ngóng về "Cách mạng" cơ.

Rồi lòng ước vọng của Trịnh Công Sơn cũng đã được thỏa, thỏa kể từ trưa 30 tháng Tư năm 1975. Trịnh Công Sơn dõng dạc bước lên "Đài Tiếng Nói Việt Nam - phát thanh từ Thủ đô Sài Gòn" cùng với một số nghệ sĩ nằm vùng đàn hát "Nối vòng tay lớn" chào mừng "chiến thắng mùa xuân"!!! Rồi cả kêu gọi các văn nghệ sĩ khác hãy hăng hái mạnh dạn ra phục vụ "Cách mạng" nữa.

Những tưởng rằng "đại thắng mùa xuân" rồi, nguyện vọng khát khao bao năm nay được thỏa rồi thì ắt hẳn đời nghệ sĩ từ đây sẽ tưng bừng sáng tạo và lên hương huy hoàng gấp vạn lần xưa.

Nào ngờ...!!! Đời vốn không như ước mơ của lòng người khờ dại!!!

Thời gian sống trong chế độ VNCH chỉ khoảng 20 năm nhưng thời gian từ 30-4-1975 đến khi Trịnh Công Sơn chết, dài hơn 20 năm rất nhiều.
Và, chính trong cái thời "Cộng hòa Xã hội Chù nghĩa VN" ấy đã có vô số chất liệu cho nghệ thuật sáng tác, cho dù theo quan niệm nào: "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh" thì đời sống xã hội VN sau 30-4-1975 cũng là nguồn chất liệu phong phú và bất tận cho văn nghệ sĩ khai thác thành tác phẩm.

Sáng tác được mấy nhạc phẩm trong khoảng thời gian dài từ sau 30-4-75 đến khi Trịnh Công Sơn chết??? Và những bản nhạc ấy có tầm vóc giá trị nghệ thuật thế nào so hàng trăm bài hát đặc sắc ông ta sáng tạo trước ngày "Cách mạng thành công"???

"Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt" có tân kỳ sáng tạo bằng "Hạt buị nào hóa kiếp thân tôi..." không?

"Em ra đi nơi này vẫn thế..." có thể sánH bằng hình ảnh và ý tưởng của "Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về..." không?

Hóa ra, chính trong cái xã hội do "Cách mạng" dựng nên, cái xã hội mà ông đã luôn hoài mong ấy, Trịnh Công Sơn đã bị đẩy từ trên giường tột đỉnh danh vọng xuống mặt đất vô danh, thậm chí còn ố danh!!!

Điều đó chắc chắn là một sự "răng cắn phải lưỡi" nên chẳng bao giờ dám thốt ra, cả đến lúc hấp hối.






No comments:

Post a Comment

View My Stats