Trương Thìn
Cập nhật lần cuối 22/09/2012
Sau 1975, người đầu tiên tôi muốn gặp là anh cả của tôi,
thần tượng thời thơ ấu của tôi. Tôi nhớ sau 1954, mẹtôi đưa chị dâu tôi và hai
cháu vượt vĩ tuyến 17 ra bắc sum họp với anh tôi. Mẹ tôi trở vào nam, từ đó bắc
nam xa cách nhau trong lo âu thương nhớ mãi cho đến 1975.
Anh tôi trở về vui mừng gặp lại cha mẹvà các em, nhưng
sau vui mừng đó, dường như anh có nhiều điều lo lắng. Thì ra cha của anh vẫn
còn sống ! ấy thế mà anh tôi nghe cha chết đuối từ lâu ! Anh đã khai trong lý
lịch của mình là cha đã mất. Như vậy là khai man lý lịch ! Sự còn sống của
người cha không mang lại cho anh tôi một phúc đức lớn mà là một tai họa ! khi
cha mất, anh lại thêm một nỗi lo mới là không dám dự đám tang cho cha với những
nghi lễ mặc áo tang,đội nói rơm, cầm gậy tre, đi giật lùi trước quan tài ! Ấy thế
là anh cảtôi vắng mặt !
Anh yêu thương mẹ, nhưng phải là người mẹ có quan điểm
lập trường tiến bộ. Mẹ anh bây giờ không phải là một niềm hãnh diện của anh mà
là một gánh nặng lo lắng ! Mẹ không chỉ có người con trai cán bộ theo miền bắc
mà còn có hai người con trai và một chàng rể là những sĩ quan ngụy ở miền nam !
Vậy mẹ theo ai ? Mẹ không lựa chọn đứa này, đứa kia. Đứa nào mẹ cũng thương bởi
mẹ là mẹ, đứa nào cũng từ trong bụng mẹ mà ra. Anh cả tôi vừa hiểu điều đó vừa
không thểhiểu điều đó !
Mẹ thương con, mẹ lo cho con cháu ởmiền bắc bom đạn đói
khổ. Mẹ lo cho con cháu miền nam có thể phơi xác ngoài chiến trường và mẹ đã
làm gì ? Mẹ đi cầu xin, cầu xin Phật, cầu xin Chúa, cầu xin Thánh mẫu… Có bao
nhiêu đạo mẹ đều theo hết để cầu xin cho con cháu của mẹ bình yên. Trước sân
nhà, mẹ xây nhiều am lớn nhỏ để thờ nhiều vị che chở cho cháu bà. Đó là tấm
lòng thương con của mẹ. Không hiểu sao anh tôi lo, anh tôi sợ và anh đành lòng
phá hết ! Mẹ tôi lặng lẽ đau buồn, hết chuyện buồn này đến chuyện buồn khác, mẹ
kiệt sức đề kháng và đã qua đời trong vòng tay bất lực của tôi ! Tôi thưa với
anh, khi cha mất tôi phải làm tất cả mọi nghi lễ theoước muốn của mẹ. Còn bây
giờ mẹ mất em sẽ tổ chức theo ước muốn của anh. Có như thế anh cả tôi mới về dự
đám tang mẹ !
Với con người khá phức tạp như tôi, anh cả tôi khi thì
hiểu khi thì không, chẳng biết rõ chú ấy là trắng hay làđen, chẳng biết nên xa
hay nên gần chú ấy ! Khi anh được biết tôi có hoạt động cách mạng thì anh vô
cùng sung sướng. Bỗng dưng anh lại được tin tôi bị đi học tập cải tạo thì anh
biết rõ tôi thuộc thành phần nào. Em của mình là ngụy quân thì đáng buồn lo
quá, thôi đành phải xa chú ấy ! Rồi bỗng anh lại được tin tôi không đi học tập
cải tạo nữa mà về giữchức vụ khá to trong ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh. Anh
cả tôi thởphào như trút hết lo lắng, từ đây có thể gần gủi chú ấy được ! Nhưng
rồi anh tôi đọc báo Nhân Dânthấy phê bình nhóm sáng tác của tôi bao gồm
Phạm Trọng Cầu, Hoàng Hiệp, Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Lê Thị Kim… Trời ơi !
Nhân văn Giai phẩm rồi đây ! Anh tôi lo lắng lắm và chấm dứt liên lạc
với chú ấy ! Bỗng anh được tin tôiđược cử đi thăm Liên Xô vì thành tích cai
nghiện ma túy của tôi. Đi Liên Xô ư ? Phải có lý lịch trong sáng mới được vinh
dự đó. Anh tôi yên lòng vui sướng. Lần nào tôi ra Hà Nội đều ghé thăm anh, bởi
anh là anh cả của tôi, bởi anh là thần tượng của tôi thời thơ ấu. Tôi khoe với
anh tôi thường vẽ tranh và đã tặng cho anh một bức mà tôi cho là đẹp. Anh tôi
vui mừng nhận bức tranh, nhưng sau đó anh nói với tôi anh phải cất kỹ bức tranh
đó trong vali không để cho ai xem bởi bức tranh đó phức tạp khó hiểu. Anh có
kinh nghiệm bên Trung quốc có bức tranh phong cảnh, nhưng không biết người
thưởng thức như thế nào mà nhìn ra Mao Trạch Đông đang đứng trên rất nhiều sọ
người ! Mỗi sự việc xảy ra, anh em tôi ngồi tranh cãi phải trái. Tôi nói nhiều
và dường như anh tôi nói rất ít như ngại ngùng gì đó sợ không dám nói ! Cuối
cùng tôi phát hiện ra anh cả của tôi không phải là anh cả ngày xưa phóng khoáng
tự do, anhđang sợ hãi, anh đang bị giam cầm. Những ngày cuối đời cơn sợ hãi
không che giấu được nữa, anh bắt chị dâu tôi suốt ngày đêm đóng kín cửa,
thảmùng xuống và ẩn mình trong bóng tối !
7-2012
TRƯƠNG THÌN
No comments:
Post a Comment