BBC
Cập nhật: 05:02 GMT - thứ tư, 6 tháng 6, 2012
Sao Kim đang có
'màn trình diễn' hiếm hoi cho những người quan sát bầu trời khi họ
nhìn thấy hành tinh này đi ngang qua Mặt trời.
Đây là sự
kiện thiên văn rất hiếm hoi mà phải đến 105 năm sau mới xuất hiện trở
lại.
Những người
quan sát ở phía bắc và trung châu Mỹ cũng như ở cực bắc của Nam Mỹ
đã chứng kiến sự di chuyển này trước lúc Mặt trời lặn.
Điểm cực tây
bắc của châu Mỹ, Bắc Cực, tây Thái Bình Dương và Đông Á nhìn thấy
toàn bộ quá trình sao Kim đi ngang qua Mặt trời.
Trong khi đó
nước Anh, châu Âu, Trung Đông và Đông Phi phải chờ đến bình minh mới
thấy được giai đoạn cuối của quá trình di chuyển này.
Nhìn từ Trái
đất thì sao Kim chỉ là một chấm đen nhỏ đang di chuyển chậm rãi xuyên
qua đĩa Mặt trời.
Hình ảnh tuyệt đẹp
Đài quan sát
sự vận động của Mặt trời (SDO) trực thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ
Hoa Kỳ Nasa đã chụp được những hình ảnh ấn tượng nhất về sự kiện
này. Đài này quan sát hoạt động của Mặt trời từ một vị trí cách
mặt đất 36.000 cây số.
“Chúng tôi có
thể chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp của sao Kim nhờ vào độ
phân giải không gian của SDO,” Tiến sỹ Lika Guhathakura, nhà vật lý
thiên văn của SDO, cho biết.
“SDO là một
đài thiên văn rất đặc biệt. Nó chụp được những hình ảnh có chất
lượng tốt hơn 10 lần màn ảnh TV có độ nét cao. Những hình ảnh được
chụp với nhịp độ từng 10 giây một,” ông giải thích.
Nhiều người
mong muốn được tận mắt nhìn thấy quá trình di chuyển này đã tham gia
và các sự kiện đặc biệt do các trường đại học và các đài thiên văn
tổ chức. Những nơi này có các thiết bị quan sát an toàn cho công
chúng.
Các nhà khoa
học quan sát sự di chuyển của sao Kim để tìm hiểu thêm về các hành
tinh giống Trái đất khác nằm trong dải Ngân hà, đồng thời biết thêm
về sao Kim và bầu khí quyển phức tạp của nó.
Sự di chuyển
này chỉ diễn ra có bốn lần trong khoảng thời gian 243 năm.
Lý do có
khoảng thời gian chờ đợi dài như thế giữa hai lần di chuyển là quỹ
đạo của sao Kim và của Trái đất có sự lệch nhau và chỉ khi nào cả
hai hành tinh này nằm trên cùng một đường thẳng cùng với Mặt trời
thì sự di chuyển như thế mới xảy ra.
Điều này chỉ
xảy ra vài lần trong suốt kỷ nguyên kính viễn vọng, đó là vào các
năm 1631, 1761, 1874 và bây giờ.
Sau lần di
chuyển này, phải đến năm 2117 mới xảy ra sự kiện tương tự.
Ý nghĩa khoa học
Sự kiện này
có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Trong lần xuất hiện vào các thế kỷ
17 và 18, các nhà thiên văn thời đó đã căn cứ vào đấy để tìm hiểu
những dữ liệu cơ bản về hệ Mặt trời.
Áp dụng cách
đo đạc tam giác, các nhà thiên văn ngày xưa đã tính ra được khoảng
cách giữa Trái đất và Mặt trời mà giờ đây chúng ta biết là vào
khoảng 149,6 triệu cây số.
Điều này đã
giúp cho các nhà khoa học lần đầu tiên ý thức thật sự được tầm vóc
của vũ trụ bên ngoài Trái đất.
Lần di chuyển
của sao Kim lần này không đơn thuần chỉ là một màn trình diễn đẹp
mắt mà các nhà khoa học không rút tỉa được gì.
Đối với khoa
học ngày nay, sự di chuyển của các hành tinh cũng có ý nghĩa quan
trọng bởi vì đó là một trong những cách tốt nhất để xác định
những hành tinh quay xung quanh những ngôi sao xa xôi.
Chẳng hạn như
kính viễn vọng Kepler của Nasa đang nhận diện hàng ngàn những hành
tinh vệ tinh như thế bằng cách tìm kiếm luồng ánh sáng mờ dần của
một hành tinh đang di chuyển xung quanh hành tinh chủ của nó.
Những hành
tinh này ở cách quá xa Trái đất nên tàu vũ trụ không thể đến được.
Tuy nhiên các nhà khoa học có thể tìm hiểu được một chút về chúng
căn cứ vào cách mà ánh sáng nền của chúng thay đổi như thế nào khi
chúng đi ngang qua bầu khí quyển.
Bản thân sao
Kim cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng lần này. Các nhà khoa học đang tận
dụng việc di chuyển ngang Mặt trời lần này của sao Kim để tìm hiểu
về các lớp giữa trong bầu khí quyển của nó.
Họ đang tìm
kiếm một quầng sáng rất mỏng còn được gọi là vầng hào quang, vốn
chỉ có thể được nhìn thấy khi sao Kim chạm vào rìa Mặt trời khi nó
đi vào và đi ra.
Độ dày và độ
sáng của vầng hào quang này phụ thuộc vào độ dày đặc và nhiệt độ
của các lớp khí quyển ở phía trên của sao Kim.
----------------------------------
No comments:
Post a Comment