Đỗ Hoàng
Điềm
Cập
nhật: 27/06/2012
Xin giới thiệu đến quý độc giả bài tham luận của ông Đỗ
Hoàng Điềm trong Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế tại Hán Thành ngày 22-24 tháng 6
vừa qua.
BBT-WebVT
— -
Ngày 23 tháng 6, 2012
Chào quý vị.
Tôi nghĩ rằng, cho đến nay có lẽ tất cả
chúng ta đều có thể đồng ý rằng Internet đã thực sự làm thay đổi cuộc sống của
con người một cách sâu sắc.
Trong trường hợp của Việt Nam, một mặt
Internet đã thực sự tạo ra một cơ hội rất lớn lao cho người dân Việt Nam, mặt
khác cũng tạo ra một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền CSVN.
Internet là một cơ hội vì hai lý do.
Đối với phong trào dân chủ, với 30 triệu người, tức một phần ba dân số Việt Nam
ngày nay, sử dụng internet; các nhà dân báo, qua các trang blog đã tạo ra một khối
truyền thông tự do ngoài luồng. Qua internet, ngày nay người dân có thể thuật
lại những gì xảy ra xung quanh họ, từ một hành động tàn bạo của công an cho đến
hành vi tham nhũng của một quan chức.
Các trang mạng truyền thông xã hội như
Facebook đã tạo ra một xã hội dân sự ngoài luồng, nơi mà quyền tự do lập hội và
tự do hội họp được phát triển. Vì vậy, có thể nói rằng Internet đã thực sự giúp
mở rộng không gian chính trị ở Việt Nam. Internet tạo ra một nền tảng để tự do
tư tưởng và hoạt động dân sự có thể diễn ra, và điều này đã tạo nên sức mạnh
cho người dân Việt Nam. Kế đến, với vai trò quan trọng trong phát triển mậu
dịch, thương mại và đầu tư, internet cũng là một cơ hội cho thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu muốn thúc đẩy một xã hội
tri thức mà Việt Nam thực sự cần phải có để bắt kịp với thế giới, thì chúng ta
phải giữ cho Internet được tự do và không bị giới hạn. Nhà cầm quyền đã nhận ra
được sự nguy hiểm tiềm tàng của Internet đối với họ, và đó là lý do tại sao họ
đẩy mạnh nỗ lực để kiểm soát và kiểm duyệt Internet thông qua bốn cách chính:
Đầu tiên là ngăn chặn
bằng tường lửa đối với các trang mạng không được nhà nước ưa thích. Nhưng họ
không nhận ra rằng, họ càng cố gắng đặt tường lửa thì lại càng có nhiều người
cố gắng để phá vỡ nó, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói hành động vượt kiểm
duyệt (bằng cách vượt tường lửa) là hành động bất tuân dân sự của thế kỷ 21.
Cách thứ hai
được nhà cầm quyền sử dụng là dùng tin tặc tấn công các trang mạng đối lập và
cài mã độc để theo dõi người dùng.
Cách thứ ba là
quấy nhiễu và bắt giữ các bloggers. Nhưng càng có nhiều bloggers bị quấy nhiễu
và bắt giữ, thì càng có nhiều bloggers can đảm lên tiếng hơn. Điều buồn cười
là, sau những chiến dịch đàn áp nghiệt ngã các bloggers của nhà cầm quyền, có
rất nhiều bloggers tại Việt Nam ngày nay được quốc tế công nhận là những nhà
bất đồng chính kiến.
Cách cuối cùng
được nhà cầm quyền dùng để kiểm duyệt Internet là qua pháp luật, hoặc như chúng
ta gọi đó là sự cai trị theo quy định của luật pháp tại Việt Nam. Nhà cầm quyền
dùng các điều luật mơ hồ và tùy tiện trong bộ Luật hình sự như là cái cớ để bỏ
tù dân chúng. Thí dụ như điều 88 bộ luật hình sự, quy định hành vi gọi là
“tuyên truyền chống nhà nước”, thường được sử dụng từ năm 2007 đến nay để bỏ tù
nhiều người. Một thí dụ khác là điều 258 “lợi dụng dân chủ” cũng hay được dùng
đến để xét xử và bỏ tù người dân.
Để vượt qua những trở ngại này, tổ chức của chúng tôi - Việt
Tân – đã tập trung hoạt động vào 5 lãnh vực chính sau đây:
Việc đầu tiên là cố gắng nâng cao nhận
thức trên toàn thế giới về những gì đang xảy ra bên trong Việt Nam, bao gồm cả
vấn đề kiểm duyệt Internet và những vi phạm nhân quyền. Quý vị có tin là nhiều
nơi trên thế giới hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Nhiệm
vụ của chúng tôi là cố gắng giúp đỡ và cho mọi người biết những gì đang thực sự
xảy ra bên trong Việt Nam, bên dưới bộ mặt phát triển kinh tế ở đó.
Lãnh vực quan trọng thứ hai mà chúng tôi tập trung vào là vận động cho tự do Internet
thông qua việc vận động áp lực quốc tế. Chúng tôi cũng cố gắng làm sao cho
người dân Việt Nam có thể đấu tranh cho chính những quyền của họ.
Lãnh vực thứ ba
chúng tôi tập trung vào là hỗ trợ cho các nhà dân báo bị nhà cầm quyền quấy
nhiễu hay giam giữ. Chúng tôi cũng cố gắng vận động để quốc tế công nhận họ. Sự
công nhận đó là một phương cách để bảo vệ cho họ.
Lãnh vực hoạt động thứ tư
của chúng tôi là giúp mọi người vượt tường lửa và hướng dẫn người sử dụng
internet tự bảo vệ khi truy cập mạng. Chúng tôi thành lập một trang web gọi là No Firewall để phổ biến các công cụ và
phương thức giúp người dùng internet vượt tường lửa. Chúng tôi cũng phối hợp
với các tổ chức phi chính phủ để tổ chức những buổi huấn luyện về an toàn trên
mạng cho các nhà dân báo, các nhà hoạt động nhân quyền và cho những người sử
dụng Internet ở Việt Nam.
Lãnh vực hoạt động cuối cùng của chúng tôi là tổ chức những chiến dịch trên mạng. Chúng
tôi hỗ trợ và giúp đỡ người dân tổ chức những cuộc biểu tình trên mạng cũng như
trong xã hội. Chúng tôi lập ra những nhóm để nói về những đề tài “nhạy cảm” có
thể bị nhà cầm quyền cấm. Chúng tôi cũng cố gắng thiết lập những kiến nghị thư
trên mạng về những vấn đề chính trị và xã hội mà nhà nước cấm kỵ.
Vì vậy, để kết luận, tôi muốn nhấn mạnh
đến sự cần thiết phải tranh đấu để bảo vệ quyền tự do Internet. Đây là điều vô
cùng quan trọng trong trường hợp Việt Nam. Chúng tôi đã nhìn thấy sức mạnh của
Internet và những gì nó có thể làm ở Bắc Phi, ở Trung Đông, và hy vọng rằng dân
chủ sẽ đến những phần đất của Á Châu như Việt Nam.
Internet chắc chắn sẽ đóng một vai trò
nòng cốt trong tiến trình đấu tranh cho dân chủ. Do đó, nó thực sự quan trọng
để chúng ta tranh đấu và bảo vệ tự do Internet ở Việt Nam.
June 23, 2012
Good afternoon.
I think at this point we all can pretty
much agree that the Internet has really changed our lives profoundly.
In the case of Vietnam, the Internet
really had created on the one hand, a huge opportunity for the Vietnamese
people and on the other hand, a great challenge for the Vietnamese Communist
government.
It is an opportunity for two reasons,
for the democracy movement, with 30 million people online, that’s a third of
the Vietnamese population online right now. Citizen journalism through blogging
has created a de-facto free media. People can now report what’s going on around
them, whether it’s an act of police brutality or a protest against a corrupt
official, people now have the power to put online what’s going on around them.
Social media sites like Facebook have created a de-facto civil society where freedom
of association and assembly flourishes. So you can say that the Internet has
really helped to expand political space in Vietnam and it has created a
platform where freedom of expression and civic action can take place and truly
empower the Vietnamese people. Secondly, it also is an opportunity in terms of
the socio-economic development of Vietnam. The Internet had played a critical
role in trade, business development and investment in Vietnam.
However, we need to keep the Internet
free and unrestricted if we want to promote a knowledge-base that Vietnam
really needs in order to catch up with the rest of the world. The government
realised the potential danger the Internet poses and that’s why they have been
stepping up efforts to control and censor the Internet through four main
approaches.
The first one is by filtering or
firewalling, if you will, the so-called undesirable websites, but they don’t
realise the more they try to firewall, the more people try to circumvent,
especially the young. You can say that circumvention is in a way, the ultimate
act of civil disobedience of the 20th century.
The second approach is by resorting to
several attacks against websites and using spyware and malware to spy on users.
The third approach they have used is to harass and detain bloggers but again
here, the more bloggers they tried to harass and detain, more people becoming
bolder and outspoken. The funny thing is a lot of the bloggers in Vietnam are
now internationally recognised as dissidents.
The last approach they have used lately
to censor the Internet is by legal means or as we call it the rule by law in
Vietnam. The government used vague and arbitrary articles in the Vietnamese
penal code as an excuse to lock up people. For example, Article 88 in the
Vietnamese penal code, the so-called “propaganda against the state” has often
been used to lock away quite a few people since 2007. Here’s my favourite one,
Article 258, “abusing democratic rights” has often been cited as an excuse to
lock up people in prison.
So facing these challenges, my
organisation, Viet Tan, we have been trying to focus our activities on five key
areas. The first one is trying to raise awareness around the world about what’s
going on inside Vietnam about the Internet censorship, about human rights
violations in Vietnam. Believe it or not, there are many parts of the world
totally unaware of what’s going on inside Vietnam nowadays. It’s our job, it’s
our duty to try to educate people and let people know what’s really going on
inside Vietnam underneath that appearance of economic development.
The second key area that we have been
focusing on is to try to advocate for Internet freedom by lobbying for
international pressure. We also try to mobilise the Vietnamese people to fight
for their own rights, to try to protect their own Internet freedom.
The third key area we have been
focusing on is to support citizen journalists by providing actual support
material and support for those who have been harassed or detained by the
authority. We also try to gain international recognition for them as a means of
protection for these people.
The fourth area of activity for us is
to help people circumvent firewalls and to teach people how to protect
themselves online. We host a website called No Firewall with tools and
tips to help people to get around firewalls. We collaborate with NGOs to
conduct trainings, Internet security training for journalists, for activists
and for users inside Vietnam.
The last area of activity for us has
been to organise online campaigns. We support and we actually help people to
organise both online and offline protests. We establish groups online to talk
about issues that otherwise the government would not allow to be discussed offline.
We also have tried to set up online petitions to address both political and
social issues that otherwise would be tabooed by the government.
So, to sum up, I just want to stress
that the need to fight for and to protect Internet freedom is absolutely
critical in the case of Vietnam. We have seen the power of the Internet and how
and what it can do in North Africa and the Middle East and it is my hope that
democracy will come to parts of Asia like Vietnam and the Internet will
undoubtedly play a key role and it is absolutely crucial that we fight for and
protect Internet freedom in Vietnam.
No comments:
Post a Comment