Dương Danh Huy
Gửi cho BBC từ Oxford, Anh quốc
Gửi cho BBC từ Oxford, Anh quốc
Cập nhật: 10:22 GMT - thứ
hai, 25 tháng 6, 2012
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển. Với tình hình
tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, đây là đạo luật mà nhiều người
Việt Nam mong đợi. Trên cơ sở đạo luật này còn có thể thay đổi trước khi được
ban hành, đây là một số nhận xét ban đầu về văn bản Luật Biển.
Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các văn
bản và tuyên bố trước đây của Việt Nam về chủ quyền và chế độ pháp lý các vùng
biển. Có lẽ ba yếu tố đã dẫn đến điều đó.
Thứ nhất, sau khi Công ước Luật Biển của LHQ ra đời cách
đây 30 năm thì trật tự đại dương trên thế giới ngày càng trở thành rõ ràng hơn.
Vì Quốc Hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước năm 1996, Việt Nam cũng phải có luật
pháp thích hợp cho việc hoàn thành những nghĩa vụ của mình đối với Công ước và
để bảo đảm sự tôn trọng đối với Công ước.
Thứ nhì, Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với thế giới,
cho nên phải áp dụng luật quốc tế nhiều hơn, và chắc chắn là khả năng của Việt
Nam trong lãnh vực luật quốc tế ngày càng được phát triển hơn.
Thứ ba, trong bốn năm qua, các động thái của Trung Quốc, bắt
đầu từ việc gây áp lực với BP, đã làm cho tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và
Biển Đông trở thành một trong những vấn đề an ninh hàng đầu cho Việt Nam – vì
thế Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn vào việc soạn thảo Luật Biển để làm sáng tỏ
thêm quan điểm của mình.
Điểm đặc biệt
Điểm đặc biệt nhất là Điều 1 ghi cụ thể quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam và Điều 2 ghi nếu quy định
của Luật Biển khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Hai điều lệ đầu tiên đó phản ảnh chiến lược của Việt Nam
về biển đảo: về đảo thì giữ vững quan điểm đảo là của Việt Nam, về biển thì
tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ, một điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
Điều đáng chú ý là đạo luật có uy quyền nhất về chế độ
pháp lý của các vùng biển Việt Nam đã tự đặt mình dưới các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, mà liên quan nhiều nhất trong văn cảnh này là Công ước
Luật Biển của LHQ. Điều đó nói rất nhiều về Việt Nam có nhận định thế nào về
Công ước Luật Biển của LHQ. Chúng ta có thể so sánh với luật của Trung Quốc về
vùng đặc quyền kinh tế trong đó họ thòng thêm một câu để bảo lưu cái họ gọi là
quyền lịch sử, mở ngỏ cửa cho việc Trung Quốc không tuân thủ Công ước Luật Biển
của LHQ.
So sánh với luật biển cũ và với Công ước
về Luật Biển của LHQ
Việc Điều 1 ghi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, tuy không phải là một điều mới, nhưng là điều người Việt nào cũng mong muốn trong tình hình căng thẳng về biển đảo, và có lẽ phần lớn sẽ tán thành việc nó được làm sáng tỏ một cách cụ thể ngay trong điều lệ đầu tiên.
Luật Biển này khắc phục một số điểm trong luật và tuyên
bố cũ không phù hợp với Công ước Luật Biển,thí dụ như về quyền đi qua không gây
hại trong lãnh hải 12 hải lý và quyền tự do hàng hải trong vùng tiếp giáp lãnh
hải, nhưng không khắc phục hoàn toàn. Thí dụ như Luật Biển quy định tàu thuyền
quân sự nước ngoài phải thông báo với Việt Nam trước khi sử dụng quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, trong khi Công ước Luật Biển LHQ không
đòi hỏi phải thông báo.
Luật Biển không công nhận quyền đi qua không gây hại cho
tàu thuyền quân sự của nước ngoài trong nội thủy Việt Nam, một quyền có trong
Công ước Luật Biển LHQ, nhưng cũng có ghi nhận trừ trường hợp Công ước Luật
Biển LHQ có quy định khác và tàu thuyền quân sự nước ngoài phải hoạt động phù
hợp với lời mời của hoặc thỏa thuận với Việt Nam.
Điều đáng chú ý mà có thể có ảnh hưởng đến Hoàng Sa,
Trường Sa, là Luật Biển nói cụ thể rằng các đảo đá không thích hợp cho đời sống
con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa. Đó là một điều khoản của Công ước Luật Biển và có nghĩa là
Việt Nam sẽ không đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho một số đơn vị
địa lý ở Hoàng Sa, Trường Sa. Ngược lại, Việt Nam vẫn có thể cho rằng những đảo
“thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” là có
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Luật biển này tiếp tục dùng hệ thống đường cơ sở thẳng
Việt Nam tuyên bố năm 1982, mặc dù hệ thống đó là không phù hợp với Công ước
Luật Biển LHQ và đã bị nhiều nước phản đối. Cần nói thêm là Việt Nam không phải
là nước duy nhất có đường cơ sở thẳng không phù hợp với Công ước Luật Biển và
bị nhiều nước phản đối. Vấn đề là Điều 2 (nếu quy định của Luật Biển khác với
quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó) sẽ có nghĩa gì cho việc đường cơ sở thẳng của Việt Nam
không phù hợp với Công ước Luật Biển.
Phản ảnh Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Luật Biển không
còn cho rằng kinh độ 108 là ranh giới biển Việt Nam-Trung Quốc trong Vịnh.
Dù Việt Nam không phải là một quốc gia quần đảo, Luật
Biển cũng sử dụng định nghĩa “quần đảo” trong phần về các quốc gia quần đảo của
Công ước Luật Biển trong việc đòi chủ quyền đối với quần đảo để đòi “bộ phận
của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan
chặt chẽ với nhau”.
Tóm lại, Luật Biển đi sâu sát với Công ước Luật Biển hơn
các luật và tuyên bố cũ, nhưng chưa tuân thủ hoàn toàn. Ngoài ra, Luật Biển còn
một số điểm chưa hoàn toàn rõ ràng, và chưa biết có sẽ có thay đổi gì trước khi
được ban hành hay không.
Trong nhận xét sơ khởi thì các điều lệ khác cho việc quản
lý các vùng biển Việt Nam có vẻ như hợp lý và dựa nhiều trên Công Ước Luật
Biển. Trong đó cũng có một số điều lệ khoản phản ảnh nhu cầu đặc thù của Việt
Nam.
Một thí dụ là, trong khi nghĩa vụ tất nhiên của mọi nhà
nước là bảo vệ các hoạt động hợp pháp của công dân, Luật Biển quy định cụ thể
việc bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân, và đầu tư bảo đảm hoạt động của các
lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển. Luật biển cũng quy định
chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo.
Luật Biển quy định giải quyết tranh chấp bằng các biện
pháp hòa bình, phù hợp với Công Ước Luật Biển, luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Như vậy là bao gồm nhiều biện pháp hơn “kiên trì thông qua hiệp thương hữu
nghị” trong thỏa thuận Việt-Trung về “các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết
vấn đề trên biển” năm ngoái. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên luật Việt Nam quy
định cụ thể giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Chờ thời điểm thích hợp hơn
Các chuyên gia của Việt Nam biết rõ một số điểm trong các
luật và tuyên cố cũ không tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ. Họ đã sửa một số
trong những điểm đó, nhưng với một số điểm còn lại thì có lẽ họ đang chờ thời
điểm khác thích hợp hơn. Việc Điều 2 có nghĩa với những trường hợp Luật Biển
quy định khác với Công Ước Luật Biển của LHQ thì áp dụng Công Ước Luật Biển, là
một cách khôn khéo để Việt Nam “chờ thời điểm khác thích hợp hơn”.
Với nhận xét sơ khởi thì văn bản Luật Biển vừa được thông
qua là một bước tiến pháp lý lớn và có chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bảo vệ và quản
lý biển, cũng như cho việc tiếp xúc với thế giới trên biển. Tuy nhiên điều quan
trọng là Luật đó sẽ được áp dụng thế nào trên thực tế.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Dương Danh
Huy, một nhà nghiên cứu về Biển Đông, dựa trên văn bản luật mà tác giả có
được, trong khi luật này chưa được chính thức công bố toàn văn.
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam