Thanh
Quang, phóng viên RFA
2012-06-25
Trong
những ngày qua, hiện tượng “Con đường VN” xem chừng như gây sự chú ý đặc biệt
trong công luận, nhất là giới bloggers.
Sự kiện lạ
Ngay
sau khi ra tù trước thời hạn, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm Chủ trương
Phong trào “Con đường VN” gồm chính ông và những người còn trong vòng lao lý là
Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và cả Lê Tiến Trung, tiếp tục xúc tiến phát
động và mời hàng trăm nhà dân chủ, xã hội, văn hoá, chính trị trong và ngoài
nước tham gia.
Qua “Thư giải trình” về “Con đường VN”, ông Lê Thăng Long cho biết đang nghiên cứu mọi ý kiến của công luận sau những ngày phát động Phong trào này để “điều chỉnh cách thức của mình tốt hơn, kể cả cách thức sáng lập, tham gia và ủng hộ, và cả về mục tiêu, phương thức hoạt động của Phong trào”.
Qua “Thư giải trình” về “Con đường VN”, ông Lê Thăng Long cho biết đang nghiên cứu mọi ý kiến của công luận sau những ngày phát động Phong trào này để “điều chỉnh cách thức của mình tốt hơn, kể cả cách thức sáng lập, tham gia và ủng hộ, và cả về mục tiêu, phương thức hoạt động của Phong trào”.
Ông
Lê Thăng Long không quên đề cập tới những nghi ngại cho rằng Phong trào Con
đường VN là “cái bẫy, là cách để đảng CSVN hạ cánh an toàn”. Nhưng, theo ông Lê
Thăng Long, thì ông nghĩ rằng “những phân tích của công luận đã làm sáng tỏ là
không phải thế”.
Theo blogger Khoai
Lang,
tại đất nước VN nơi đảng CS có bản chất độc tài cầm quyền, thì việc “Con đường
VN tạo ra sự nghi ngờ là điều đương nhiên”. Qua bài “Con đường VN và sự bùng nổ có lợi”, tác giả nhận định:
“Con
đường Việt Nam”có phải là cái bẫy ngọt ngào hay là cái “tình” với dân tộc hay
không, thì sau này chúng ta sẽ biết. Nhưng ngay bây giờ, nếu nó muốn phát
triển, thì chắc chắn nó sẽ tạo ra “sự bùng nổ thông tin” về nội bộ. Và điều
này, đối với chúng ta là hoàn toàn có lợi! Chúng ta sẽ được tiếp xúc với những
thông tin hậu trường, nhạy cảm, ít người biết… Đó là điều tất yếu, và là sự bắt
buộc nếu “Con đường Việt Nam” muốn đi xa hơn, bất kể đó là cái bẫy hay cái
tình."
Blogger Mẹ Nấm, qua bài “Con đường nào cho VN?”, lưu ý rằng nếu
đưa ra lập luận chỉ dựa vào nhận định phong trào “Con đường VN” là một “sự kiện
lạ lần đầu tiên mới thấy” trong nền chính trị VN hiện nay để kết luận này, nọ
thì lập luận ấy thiếu tính thuyết phục, thiếu những phân tích, dẫn chứng cần
thiết. Và Mẹ Nấm khẳng định rằng “Nỗ lực giành công lý từ kiến thức, từ
sự dũng cảm đối mặt, từ tình thương yêu bảo bọc và từ niềm tin vào
sự tốt đẹp vào lẽ phải... Đó chính là con đường của Việt Nam, của
tất cả những người khao khát đổi mới và tự do thực sự”.
Khi
“Phản hồi về ‘con đường VN’ ”, tác giả
Nguyễn Nam xem chừng như có cái nhìn nghi ngại, lưu ý rằng những trò “giả
mù sa mưa” không thể nào qua mắt được những “tay lừa chuyên nghiệp cộng sản”
với phương châm khét tiếng “thà giết lầm hơn bỏ sót”.
Tác
giả nhắc lại đề cương “Con đường VN” đã có từ trước năm 2009 với “biết bao
nhiêu khẩn khoản” nhưng giới cầm quyền CS vẫn để ngoài tai và “tống 3 ông Thức,
Định, Long vào tù”. Nhưng, tác giả Nguyễn Nam nhận xét tiếp, “bây giờ ở thế bí,
CS lấy ra đọc lại và thấy đây là một kế sách nhất cử lưỡng tiện. Nếu cho thực
hiện, đảng chẳng những không mất gì mà còn hưởng lợi lớn”. Đó là:
"Nếu
phong trào được hưởng ứng nồng nhiệt từ quần chúng: Đảng và đặc biệt là 3 Dũng
và những con sâu tham nhũng gộc sẽ hạ cánh an toàn…
Nếu
phong trào bị tẩy chay, thì những “diễn biến hòa bình” sẽ tự động tan rã vì
không khí nghi kỵ sẽ làm người Việt đã phân hóa lại càng thêm phân hóa. Sợi dây
cột bó đũa là niềm tin bị cắt đứt, sẽ không còn ai tin ai. Đảng cộng sản mặc
tình bẻ gẫy từng chiếc đũa một. Rõ là bất chiến tự nhiên thành."
Quan điểm từ nhiều phía
Trích
dẫn lời của Lê Thăng Long rằng “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với đảng CSVN nhằm
tìm ra những giải pháp tốt nhất cho Nhà nước…”, blogger Châu Xuân Nguyễn lưu ý là nguyên nhân chính của sự thất bại
của “Con đường VN” là thỏa hiệp với đảng CS, “là kêu gọi sức dân để giúp đảng
CS hoàn thành mục tiêu tối hậu của đảng CS mà không cần phải theo đuổi những
kết quả ảo”.
Lam Việt, khi “Cân nhắc lời kêu gọi của ông Lê Thăng Long”,
thắc mắc rằng:
"Vì
sao ông Long lại gấp rút vừa ra tù 1 tuần thì hoạt động mạnh như vậy.??? Tranh
thủ ư.??? Tranh thủ điều gì khi đã được tha.?? Và tại sao trang blog đó ồn ào
như vậy mà không bị chặn.??? Nếu theo đúng quan điểm của cộng sản thì ông Long
đã vào tù trở lại rồi, vậy sao ông ấy chưa vào.??? Cả 3 ông có chung chí hướng
lập ra phong trào con đường Việt Nam, phương châm hoạt động là không có gì phải
bàn cãi. Bản thân phong trào là một cái tốt cho tiến trình dân chủ. Nhưng, cái
mà chúng ta cần bàn ở đây là phương cách và thời điểm họ cử đại diện làm chuyện
đó.!!!"
Theo blogger Huỳnh
Ngọc Chênh thì
“Con đường VN” không phải là chuyện lạ, mà cách khởi xướng con đường VN của ông
Lê Thăng Long mới là chuyện lạ. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh giải thích cái lạ thứ
nhất là ông Long thuộc trong 4 người trước đây bị án tù vì “Con đường VN”, thì
ông Long bị tù nhẹ nhất rồi lại được giảm án, được ra tù trước hạn; cái lạ thứ
nhì là vừa ra tù, còn trong vòng quản thúc, ông Long đã công khai phát động rầm
rộ, kêu gọi mọi người tham gia một phong trào vốn rất kỵ với giới cầm quyền CS,
đó là chưa kể ông “thoải mái” lên đài BBC tuyên bố về phong trào này; lạ là vì
trong danh sách được mời của ông Long có đủ thành phần, kể cả những nhân vật
đương quyền.
Theo
tác giả thì quá nhiều chuyện lạ như vậy hẳn khiến người ta nghi ngờ về “động cơ
mờ ám của kẻ chủ trương khởi xướng phong trào Con đường VN”, rằng có thể đây là
cái bẫy, hoặc “cảnh giác cao” là tên ai có trong danh sách được mời có nguy cơ
bị bắt, hay “cảnh giác chừng mực” rằng “có thể tự đưa đầu vào rọ”, hay “cảnh
giác chiến lược” rằng “Đây là cái bẫy nhưng không phải là cái bẫy để bắt người
mà để gây ra sự nghi kị, chia rẽ, chống đối lẫn nhau giữa những người được cho
là tiến bộ. Đó là cái bẫy làm sụp đổ phong trào dân chủ”.
Nhà văn Phạm Thị
Hoài, qua bài “Chọn Đường”, cho biết dành rất nhiều thiện cảm cho sự ra đời của
Phong trào Con đường VN, và đánh giá cao tính công khai của nó, đồng thời nhà
văn cũng bày tỏ kính trọng về sự dấn thân của nhóm khởi xướng, “những người đã
đánh đổi vị trí xã hội thành đạt của mình lấy tổng cộng gần 25 năm tù, chưa kể
thời gian quản chế”.
Nhưng
nhà văn Phạm Thị Hoài “xin phép chưa quyết định việc tham gia Phong trào Con
đường VN” do những “băn khoăn” như sau:
"Cương
lĩnh hành động của Phong trào dựa trên tác phẩm Con đường Việt Nam do ông Trần
Huỳnh Duy Thức và Nhóm Nghiên cứu Chấn chủ trương. Nhưng tác phẩm này mới hoàn
thành phần I… Như thế, có thể coi là phong trào dựa trên một cương lĩnh hành
động còn bỏ dở không?
Tuy
xác định Phong trào “không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm
nhiệm kì cầm quyền tại Việt Nam“, nhưng lí lịch chính trị của chính các thành
viên nhóm khởi xướng rất nên được minh bạch, nhất là khi thông tin về sự tham
gia đảng phái cũng như dự định cầm quyền của họ cho đến nay khá nhiễu loạn,
không giúp những người muốn tham gia có thể định hướng và khó gây được niềm
tin.
Ngay
cả trong trường hợp có chung một mục đích lâu dài thì các tọa độ chính trị ở
quá xa nhau cũng không thể đạt tới một đồng thuận trong những chương trình hành
động cụ thể. Thiếu cơ sở để đồng thuận, đoàn kết sẽ không chỉ là một thứ cao
dán bách bệnh vô nghĩa mà còn là chỗ bám víu lừa mị và tự lừa mị khi lập luận
lâm vào ngõ cụt.
Lời
nhận tội và xin khoan hồng của ba người trong nhóm khởi xướng vẫn bám theo
Phong trào Con đường Việt Nam như một bóng đen xấu xí… những người đã ấp ủ và
quyết tâm khởi xướng một phong trào chính trị để thay đổi chính xã hội ấy,
những người muốn hay không sẽ đóng vai những biểu tượng, có nên đóng thuế tư
cách, như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, và phần nào ông Trần Huỳnh Duy
Thức đã làm hay không?"
Vận động chính trị?
Qua bài “Ngây thơ và
cạm bẫy”, blogger Hà Sĩ Phu mở đầu rằng “Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn,
kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là
một việc động trời”. Và TS Hà Sĩ Phu liệt kê 4 yếu tố hình thành SỰ TIN CẬY ở
một phong trào, gồm:
1/Nội
dung phong trào phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giàu tính khả thi.
2/
Uy tín của người đứng đầu, sáng lập.
3/Lực
lượng trung kiên khởi lập đã có.
4/Tính
logic, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu.
Nhưng,
theo nhận xét của TS Hà Sĩ Phu:
"Trong
trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được,
còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và
khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong
môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia. Nhiều ý kiến cho rằng cuộc
vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây
thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy.
Hai
khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại
càng dễ thành cạm bẫy thôi. Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra
tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng
loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp…
thắng lớn! Chuyện như đùa!"
Giữa
lúc “Con đường VN” của Lê Thăng Long làm dư luận xôn xao và gây nhiều bàn cãi,
thì blogger Hiệu Minh có cái nhìn
“chiến lược” rằng “ ‘Con đường VN’ mua
vũ khí…Mỹ”. Theo Tổng Cua này, thì “Đám bloggers rỗi việc, bàn tán, đoán
già đoán non. Nhưng chưa ai nghĩ ‘con đường VN’ có thể mua được võ khí Mỹ”.
Sau
khi lưu ý rằng Lê Thăng Long vừa ra tù đã lên BBC mà không bị ngăn cản, không
bị bắt trở lại hay bị nhắc nhở, blogger Hiệu Minh nhận xét rằng “Thông điệp thả
anh Lê Thăng Long và ‘Con đường VN’ có thể là VN đang cải thiện về vấn đề tế
nhị mà Mỹ thường xuyên yêu cầu và phía ta thì chẳng bao giờ thừa nhận…”.
Vẫn
theo blogger Hiệu Minh, “TNS John McCain khuyên VN chỉ cần cải thiện nhân quyền
sẽ được mua vũ khí Mỹ. VN có bước tiến bộ rồi. Đề nghị Mỹ giữ lời hứa, bán vũ
khí ngay đi, không chậm trễ”.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu