Friday 15 June 2012

NGÂY THƠ & CẠM BẪY (Hà Sĩ Phu)




Hà Sĩ Phu
Tháng 6 15, 2012

pro&contra - Ngay sau khi được ra tù trước thời hạn ngày 04.6.2012, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam ra lời phát động và mời gần 250 nhà hoạt động chính trị xã hội và văn hóa trong và ngoài nước tham gia với danh nghĩa đồng sáng lập phong trào. Theo thông tin từ website chính thức của phong trào thì nhóm khởi xướng gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long. Trong vụ án chấn động dư luận năm 2009, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ông Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966) bị kết án 16 năm tù, ông Lê Công Định (sinh năm1968) 5 năm và ông Lê Thăng Long (sinh năm 1967) 3 năm 6 tháng.
Sau đây là ý kiến của ông Hà Sĩ Phu, một trong số các nhân vật được mời tham gia nói trên, về sự kiện đang được dư luận chú ý này.
_______________________________

Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời.

Người ta chỉ tham gia khi có SỰ TIN CẬY được hợp thành bởi 4 yếu tố:

Nội dung phong trào (thể hiện ở một bản thông cáo hay tuyên ngôn) phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giầu tính khả thi.

Uy tín của của người đứng đầu, sáng lập

Lực lượng trung kiên khởi lập đã có (trước khi vận động công khai)

Tính lô-gích, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu

Trong trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia.

Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi.

Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn! Chuyện như đùa!

© 2012 pro&contra


---------------------------------------


Posted by basamnews on 15/06/2012

Một bài viết công phu, với một thái độ nhân văn rất … ngây thơ, nhưng dù sao cũng đáng quý.

Có điều, có lẽ cũng chính một phần từ cái “nhân văn” ngây thơ đó mà bao nhiêu con người trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã phải ngồi tù, bị mang án chính trị hư ảo, không phải chỉ hết đời, mà sang cả đời con cháu. Chỉ nhân văn, tử tế không thôi, mà không rèn, học cái tinh ranh, thậm chí thủ đoạn đế đối phó với giới chính trị tàn độc, xảo quyệt thì chỉ mãi là những kẻ nô lệ.

Tác giả Nguyễn Ngọc Già không cảm được cái đó bởi “ông”/”bà” NNG, nếu không nhầm thì, suốt mấy năm nay chỉ là con người … “ảo”, chính xác là ẩn danh, đâu có cái bức bối, lo sợ của những người bị kẻ khác tự tiện nêu tên mình vào một danh sách “chết người” rồi loan truyền khắp thế giới, rất dễ mang họa; chưa nói tới đó là hành động thiếu sự tôn trọng tối thiểu.

Chính vậy nên NNG mới đơn giản cho là cách nhìn nhận Lê Thăng Long phải theo “nguyên tắc suy đoán vô tội” như trong luật tố tụng hình sự. Đúng là tạm coi “vô tội“, nhưng có LỖI, xin thưa với bác NNG. Cái lỗi là mời mọc người ta vào một cuộc tranh đấu sinh tử mà không hỏi ý kiến riêng, lại đã la làng lên kiểu đó. Bầy sói hoang đang chực chờ kiếm chuyện! NNG ẩn danh, nếu có được mời thì đâu có sợ gì, thậm chí còn tự hào là đằng khác.

Nếu bác NNG chưa hình dung ra, thì xin lấy một ví dụ đơn giản. Trong một ngôi làng, người dân luôn bị tụi xã hội đen quấy nhiễu mà không ai dám hó hé. Bỗng một ngày, một đấng “trượng phu” đi rao khắp làng, kể tên hết người này người khác đang được anh ta mời vào nhóm “chống xã hội đen”, để lấy đó mời mọc từng người hãy yên tâm tham gia. Những người được loan tên sợ chết khiếp, chờ một ngày xã hội đen mò tới ra đòn cảnh cáo trước, và có quyền nghi ngờ đấng “trượng phu” phổi bò đó, hay là họ phải hiểu cái “nguyên tắc suy đoán vô tội”, để mà im lặng hoặc hồ hởi tham gia?

Cái lầm lẫn chết người là ở điểm đó. Cái ngây thơ ở một xã hội mà con người ta không được, không có quyền được trui rèn về nhãn quan chính trị, về kinh nghiệm tranh đấu, để mãi mãi là những lũ cừu, tốt, ngoan, mà ngờ nghệch, … chính là vậy. Tại sao những người cầm quyền lại phải run sợ đến cả mấy chữ “XÃ HỘI DÂN SỰ” được đưa lên mặt báo thôi cũng chính là ở chỗ đó.

Lầm lẫn thứ hai chính là ở khái niệm “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Nguyên tắc đó không cho phép dễ dàng kết tội, nhưng không cấm sự nghi ngờ. Chính vậy nên ngay từ khi bị câu lưu, người ta đã phải chịu cái tiếng “nghi can”. Không kết tội, nhưng có quyền nghi ngờ, chuyện rất bình thường.

Nguyễn Ngọc Già lâu nay có nhiều bài viết sắc sảo, chắc chắn phải được nắm bắt tin tức thời sự liên quan rất nhiều về những tình cảnh khốn khổ vì bị hành hạ, đe dọa đủ kiểu của những người tranh đấu với tiêu cực, thế nhưng hôm nay, BS xin gọi bác là Nguyễn Ngọc … Non. Hề hề! (Mời xem thêm các bình luận của BS về hiện tượng rất khác thường này, trong điểm tin 14/6, 13/6).





Posted by basamnews on 13/06/2012







No comments:

Post a Comment

View My Stats