BBC
Cập nhật: 00:55 GMT - thứ bảy, 16 tháng 6, 2012
Nhiều nhà bất
đồng chính kiến và cây bút độc lập bày tỏ hồ nghi về mục đích đằng sau lời kêu
gọi về "Con đường Việt Nam" của ông Lê Thăng Long, người vừa ra tù ở
Việt Nam.
Nhưng cũng có
một số người nói chưa thể kết luận rõ ràng.
Ông Lê Thăng
Long, người bị xử trong vụ án năm 2010 cùng luật sư Lê Công Định, thạc
sĩ Nguyễn Tiến Trung và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, được trả tự do
sáu tháng trước hạn hôm 4/6.
Trong cuộc phỏng
vấn gây nhiều chú ý của BBC, ông Long nói ông "thay mặt ba anh trên phát
động phong trào mang tên Con đường Việt Nam".
"Chúng tôi
rất mong để làm sao có một sự phát triển tốt cho đất nước không có sự hận thù,
cực đoan, đạp đổ, phân biệt quá khứ, phân biệt chính kiến, làm sao trong yêu
thương và làm sao cho đất nước chúng ta phát triển tốt nhất và đoàn kết với
nhau."
"Mục tiêu
sắp tới của tôi là làm sao hình thành được phong trào cùng với các anh em và
làm sao để phong trào này lớn mạnh để đem lại con đường đi tới dân chủ và thịnh
vượng cho đất nước Việt Nam," ông Long cho biết.
Lời phát động, đăng lên mạng hôm 10/6, nói
phong trào "xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con
người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta".
"Hãy tham
gia làm người sáng lập, quản trị, điều hành, thành viên của phong trào sẽ được
mở ra cho bất kỳ ai mà không có sự phân biệt. Hãy làm cố vấn, ủng hộ viên và
tình nguyện viên cho phong trào," tuyên bố kêu gọi.
Ông Lê Thăng
Long cũng gửi thư mời nhiều người tham gia, từ cựu Chủ tịch Quốc hội, doanh
nhân, cho đến nhà bất đồng chính kiến, và cả người làm trong ngành giải trí...
'Cạm bẫy'
Tuy vậy, có vẻ
lúc này hầu hết người được mời tỏ ra dè dặt, thậm chí phê phán.
Nhà đối kháng Hà Sĩ Phu
viết: "Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là
một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một
cạm bẫy."
"Hai khả
năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng
dễ thành cạm bẫy thôi."
Ông nói đây là
"chuyện như đùa", và cảnh báo: "Chủ nhân thật sự của cạm bẫy
không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy
cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó
thành công và sắp… thắng lớn!"
Chủ trang điểm
tin, Ba Sàm, lại cho rằng toàn bộ sự việc
là xuất phát từ kế hoạch cho ra đời đảng "đối lập" - một kế hoạch của
chính Đảng Cộng sản cầm quyền.
"Đây là một
tổ chức mà đảng Cộng sản Việt Nam sẽ coi là mầm mống của một chính đảng đối
lập. Hãy nhìn gương các tổ chức khác, như Khối 8406, thì thấy rõ họ sẽ đối xử ra
sao, nếu như không phải do họ 'đẻ' ra," vị chủ trang viết.
Cũng trên trang
Ba Sàm, doanh nhân Nguyễn Trần Bạt có thư: "Bất cứ một phong trào ầm ĩ nào
không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã
hội, đều có thể trở thành một phong trào nguy hiểm."
"Vì thế tôi
từ chối tham gia và từ chối bất kỳ liên hệ nào đối với phong trào này,"
ông Bạt bày tỏ thái độ.
Ở hải ngoại, một
người được mời, Châu Xuân Nguyễn, lên án nặng nề và
cáo buộc "phong trào này thực chất là phục vụ cho Đảng Cộng Sản".
'Ẩn giấu'
Tuy vậy, cũng có
ý kiến trên mạng cho rằng còn gì đó "ẩn giấu".
Viết trên một
trang đối lập với Đảng Cộng sản, Phan Nguyễn Việt Đăng, cho rằng: "Để
kết luận rõ ràng ông Long là một người như thế nào, thật không dễ."
"Cách làm,
lý do ra tù, cũng như phát ngôn của ông đang có các chi tiết buộc người ta phải
dành nhiều thời gian để kiểm chứng hơn."
Một người viết
khác, Hà Hiển, "phản đối mọi nhận xét vội
vàng một cách võ đoán chưa có căn cứ về một con người, về một sự kiện".
"Chưa xét
về quan điểm chính trị mà chỉ ở góc độ cá nhân thì tôi cảm thấy vui mừng vì ông
Long đã được ra tù trước thời hạn kể cả vì lý do ông 'nhận tội'," người
này viết.
Còn người lấy
bút danh Nguyễn Ngọc Già lại bênh vực ông Long
khi cho rằng "những ai đả kích, chê bai, phỉ báng Lê Thăng Long như là một
dạng chiêu hồi cũng nên nghiêm túc xem lại".
"Hãy bình
tâm và suy ngẫm trước khi phán xét như đã phán xét," theo ông.
Trên trang blog
của mình, đến lúc này, ông Lê Thăng Long không có phản hồi trước sự hồ nghi
đang dành cho công việc của ông.
-----------------------------------
NGÂY
THƠ & CẠM BẪY (Hà Sĩ Phu)
15-6-2012
Posted by basamnews
on 15/06/2012
Posted by basamnews on 13/06/2012
--------------------------
14/06/2012
Việc ông Lê Thăng Long gửi thư mời rất nhiều nhân vật
tham gia vào một phong trào có tên gọi là “Con đường Việt Nam” đang thu hút sự chú ý của
cộng đồng mạng.
Điều thú vị là những người được mời là những nhân vật nổi tiếng thuộc đủ mọi thành phần
với những xu hướng chính trị rất khác nhau mà cộng đồng mạng thường gán cho
những cái mác như “lề phải” “lề trái” hay “đối lập trung thành”…
Cho đến thời điểm này, chưa có nhân vật nào được ông Lê
Thăng Long mời tham gia phong trào này công khai lên tiếng về lời mời này trừ
phản ứng của chủ trang Ba Sàm. (*)
Từ ý kiến của Ba Sàm, nhiều người tham gia bình luận trên
trang này tỏ thái độ nghi ngờ ông Lê Thăng Long, cho rằng ông này đã hợp tác
với công an để đưa các “khách mời” vào bẫy. Có còm sĩ thắc mắc rằng Ông Lê
Thăng Long mới ra tù được chục ngày đã phát động dự án “con đường Việt Nam”
quả là một sự kiện lạ, lần đầu tiên thấy ở các nước có chế độ độc đảng…,
rằng một người đã cúi đầu nhận tội (như trường hợp của ông Long) để “xin được
khoan hồng” … thì ai “có thể nghe và tin theo một người như thế?…”
Nếu chỉ vì đó là “quả là một sự kiện lạ” hay “lần
đầu tiên thấy” mà để kết luận rằng nó thế này thế nọ hay thế kia thì quả là
võ đoán. Đấy không phải là lập luận đáng thuyết phục.
Còn nếu cho rằng một người bị bắt rồi “xin được khoan
hồng” thì không đáng tin thì – cũng trên tiêu chí của một niềm tin như thế
– liệu nhiều người “khôn ngoan” hơn nên chưa đi tù bao giờ có đáng tin hơn ông
Long? Câu hỏi này của tôi có thể cũng mang tính võ đoán nhưng cũng chỉ để phản
biện lại một cách đặt vấn đề võ đoán không kém!
Nhân chuyện “nhận tội” hay “xin khoan hồng”, xin hãy đọc
lại một sự kiện ở tầm cỡ quốc tế. Đó là trường hợp các binh sĩ hải quân Anh bị
Iran bắt và kết tội họ là ‘vi phạm lãnh hải Iran” cách đây mấy năm. Một mặt
chính phủ Anh kiên quyết phản bác hành động này của Ỉran, mặt khác họ đã đón
những thủy thủ Anh được Iran phóng thích vì “nhận tội” (nghĩa là trái với quan
điểm của chính phủ Anh) như những người anh hùng chứ không phải là những kẻ
phản bội tổ quốc (vì “nhận tội”). Thái độ này của chính phủ Anh (cũng như các
chính phủ văn minh khác trên thế giới trong những tình huống tương tự) xuất
phát từ quan niệm rất đúng đắn rằng bất cứ sự “nhận tội” nào khi con người ta
mất tự do và bị khống chế đều là vô giá trị. Vì thế nếu cái sự “vô giá trị” ấy
mà lại giúp cho công dân mình được tự do và trở về nhà thì cần được khuyến
khích mà không nên truy cứu trách nhiệm. Đó là tính nhân văn của một nhà nước
đặt tính mạng của công dân mình lên trên hết mà lại vẫn khẳng định được lập
trường chính thức không nhượng bộ của mình đối với quốc tế.
Nói những điều trên không có nghĩa là tôi ủng hộ hay
không ủng hộ hành động này của ông LTL mà chỉ phản đối mọi nhận xét vội vàng
một cách võ đoán chưa có căn cứ về một con người, về một sự kiện.
Chưa xét về quan điểm chính trị mà chỉ ở góc độ cá nhân
thì tôi cảm thấy vui mừng vì ông Long đã được ra tù trước thời hạn kể cả vì lý
do ông “nhận tội”.
Xã hôi sẽ thêm nhân văn, thêm tiến bộ khi càng có thêm
những người đang bị tù như ông Long được thả trước thời hạn.
—————————————————————————————————————————————–
(*) Một người khá nổi tiếng đối với cộng đồng mạng là ông
Nguyễn Ngọc Già thì đã trích lại một số từ và cụm từ mà chủ trang Ba Sàm sử
dụng khi trả lời ông Lê Thăng Long (mà ông Già đặt trong ngoặc kép và được chủ
blog này tô đậm dưới đây) để thể hiện quan điểm của ông như sau:
…những ai được mời, thì có quyền tham gia hoặc từ chối
hoặc im lặng để suy nghĩ và nghiên cứu thêm trước khi có câu trả lời cuối cùng.
Thậm chí, dù ông (bà) có từ chối tham gia, hay khinh khỉnh xem là một “trò
cười“, là “rác” và “xóa liền” (**) thì cũng không nên có
những ngôn từ miệt thị, rẻ rúng hay phỉ báng. Đó cũng thể hiện tính chất có văn
hóa của người được mời… (Bấm vào ĐÂY để
xem đầy đủ ý kiến này của ông Nguyễn Ngọc Già)
(**) Nguyên văn nội dung trả lời ông Lê Thăng Long của
chủ trang Ba Sàm được đăng công khai ở mục điểm tin ngày 13/6/2012 của trang này như sau
(một số từ và cụm từ được chủ blog này in đậm để bạn đọc dễ đối chiếu với những
từ và cụm từ được ông Nguyễn Ngọc Già bỏ vào ngoặc kép ở trên) :
“Mấy bữa nay Ba Sàm liên tục nhận được email mời tham gia
món này, “được” có tên sẵn trong danh sách cùng rất nhiều vị nhân sĩ, trí thức,
cựu quan chức chóp bu ĐCSVN. Thấy tếu quá, xóa liền! Một bác có tên
trong danh sách cũng gọi điện hỏi, rồi cả hai cùng cười cho trò
con nít. Hình như thấy mồi chưa đủ hấp dẫn, lại có thêm email cho BS chức tước
khá to trong nhóm (Ha ha!). Không nghĩ ông LTL dính vô trò nầy, giờ nghe phỏng
vấn thì gần như chắc chắn ổng là (đồng?) tác giả món “rác” đó. Vậy cái
gì đây?
1- Nếu ông LTL do được hưởng đời sống vô cùng nhân đạo
trong thứ “trường học đặc biệt” vừa qua, để rồi “sướng quá hóa … rồ”, tự phát
tán tài liệu, thì thông cảm, tha thứ cho ông vì một trò “quăng bom” nguy hiểm
như con nít ị bậy.
2- Nếu có những kẻ dàn dựng (có thể có ông LTL tham gia)
thì không thể cười rồi để đó được. Trò mèo này trước đây đã từng “nhát ma” được
nhiều vị, gây “báo động giả” để vừa kiếm chác tiền bạc, chức tước, quyền bính,
vừa được “bật đèn xanh” cho những chiến dịch đàn áp. Giờ lỗi thời rồi!
Giữa lúc đảng CSVN đang phát động chỉnh đốn nội bộ, khó
khăn ghê gớm, nhiều vị trí thức, cựu quan chức chóp bu hưởng ứng chân thành,
vậy mà lại có tên các vị đó trong danh sách “của” LTL là có ý đồ gì? Kẻ tạo
dựng trò này phải bị điều tra, truy tố vì đã tìm cách chia rẽ nội bộ đảng, chia
rẽ dân tộc.”
-----------------------------------------
XEM THÊM :
Chấn
Lạc Hồng Jul 26, '10 11:53 PM
Chấn
Lạc Hồng Aug 3, '10 1:14 PM
2-2-2012
Tôi là Trần Văn
Huỳnh. Hôm nay tôi xin được gửi đến Danlambao một trích đoạn từ quyển sách còn
dang dỡ: Con đường Việt Nam do con tôi - Trần Huỳnh Duy Thức - viết,
cùng với Lê Công Định và Lê Thăng Long. Chính quyển sách này đã
bị qui kết là “một kế hoạch tổng thể hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân” dẫn đến việc kết án 24,5 năm tù và 11 năm quản chế cho những người tham
gia vào quyển sách này.
Tựa đoạn này do tôi
đặt, được trích từ chương 3 (Cải cách pháp luật) của phần IV (Các sách lược tập
trung). Nội dung của nó đề cập đến những vấn đề rất thiết thực đối với người
dân và cũng rất sống còn đối với đất nước hiện nay.
Do vậy tôi rất mong
Danlambao giúp phổ biến nội dung này.
Xin cảm ơn và kính
chào.
Trần
Văn Huỳnh
-----------------------
Nguyễn Sĩ Bình
e-book
Mục lục
No comments:
Post a Comment