Wednesday, 18 April 2012

HAI CÁI THÁNG TƯ (Lê Duy Nhân)



Lê Duy Nhân
Thứ ba, 17 Tháng 4 2012 08:56

Thắng lợi vẻ vang của bà Aung San Suu Kyi và Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng Tư vừa qua (chiếm 43 ghế trong 44 ghế) đã thổi một luồng gió mới của hy vọng vào tâm tư những người đang trông chờ Dân Chủ. Ngay cả báo Tiền Phong, cơ quan trung ương của đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cũng lên tiếng chào mừng ngày mới của Miến Điện: “Thay đổi thực sự đang diễn ra ở Myammar. Đã có những ghi nhận hồ hởi về làn gió đổi mới lan tỏa từ những mái nhà cổ kính...”

Sau nửa thế kỷ cai trị đất nước, từ năm 1962, chính quyền quân phiệt đã đưa Miến Điện xuống hàng quốc gia nghèo và lạc hậu nhất Đông Nam Á mặc dầu có nhiều nguồn tài nguyên phong phú. Vì bị thế giới (trừ Trung Quốc và Nga) cấm vận, Miến Điện hầu như nằm trong sự khống chế của Trung Quốc, từ chính trị tới kinh tế. Hai mươi năm bị cấm vận là hai mươi năm bị anh láng giềng to xác lợi dụng tình cảnh bị cô lập tha hồ bắt nạt, trấn lột tài nguyên, đổ người Hán vào chiếm hết các nguồn lợi kinh tế. Không chỉ dân chúng bất mãn mà chính quyền cũng nhận ra được nguy cơ mất nước vào tay người Tàu.

Cuối cùng chính quyền Miến Điện đã tỉnh ngộ và thực hiện những bước tiến dân chủ. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi được trả tự do và được ứng cử vào Quốc Hội. Các cơ quan truyền thông tư nhân được phép họat động, các tù nhân chính trị được trả tự do.

Cây đũa thần nào đã ban phép lạ cho Miến Điện?

- Nhờ tinh thần chiếu đấu kiên cường và uy tín quốc tế của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.

- Nhờ các cuộc xuống đường của tập thể tu sĩ Phật giáo.

- Nhờ sức ép quốc tế.

- Nhờ tập đòan lãnh đạo ý thức được sự tồn vong của đất nước.

Mặc dầu hãy còn quá sớm để đánh giá thành quả của tiến trình dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi còn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn; nhưng không có cuộc cách mạng dân chủ nào không phải trải qua những thăng trầm. Chính quyền Miến Điện hầu hết còn nằm trong tay giới tướng lãnh nhưng họ đã chịu nhả bớt quyền lực để tồn tại thì không lẽ nào lại xóa đi những gì họ muốn.

So với Miến Điện, tập đòan lãnh đạo Việt Nam có vẻ cấp tiến hơn hơn, tiếp xúc với thế giới bên ngòai nhiều hơn và nhất là không bị các tướng lãnh nắm đầu, thế mà lại không nhìn ra được nguy cơ mất nước vào tay anh láng giềng bá quyền như giới lãnh đạo Miến Điện.

So với Miến Điện, Việt Nam bị Tàu bắt nạt và trấn lột gấp hàng trăm lần; Miến Điện đâu có bị lấn chiếm đất biên giới, cưỡng chiếm biển đảo như Việt Nam. Vậy mà lãnh đạo Việt Nam vẫn trân trọng ca ngợi cái tình láng giềng “Bốn Tốt” và “16 chữ vàng” với tên bá quyền Trung Quốc. So với tập đoàn quân phiệt Míên Điện, lãnh đạo Việt Nam ươn hèn và tham quyền cố vị một càch bỉ ổi hơn nhiều.

Việt Nam không bị thế giới cấm vận nên không bị ép buộc phải cởi mở chính trị nhưng Việt Nam đang có nguy cơ sụp đổ kinh tế toàn diện hơn cả Miến Điện. Gần 80.000 xí nghiệp phải giải thể khiến hơn nửa triệu công nhân mất việc làm. Các xí nghiệp quốc doanh làm thất thoát hàng chục tỉ Mỹ kim mỗi năm do lãng phí, biển thủ và tham nhũng. Các công ty quốc doanh lớn như EVN, Hàng Không Việt Nam, PetroVietnam… đều than lỗ. Hàng hóa từ Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam bóp chết sản xuất trong nước biến các nhà sản xuất thành người bán hàng lẻ cho Tàu. Biển Việt Nam bị “tàu lạ” thường xuyên tuần tra, cướp phá thuyền đánh cá Việt Nam, bắt cóc ngư phủ Việt Nam để đòi tiền chuộc. Biển gần bờ thì tôm cá hết sạch, ra khơi thì bị “tàu lạ” cướp bóc hoặc bắt bớ. Ngư phủ Việt Nam coi như hết đường sống. Muốn bỏ nghề đi làm nông dân thì làm gì có ruộng đất mà đổ mồ hôi lấy hột gạo.

Vậy mà nhà cầm quyền vẫn vững như bàn thạch. Họ có bị thách thức đâu mà phải nhương bộ. Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không đời nào cởi trói cho nhân dân khi họ chưa bị dồn vào thế chẳng đặng đừng.

Chính quyền Miến Điện chẳng phải đã tự nguyện trả lại các quyền dân chủ cho nhân dân đâu. Họ bị đẩy vào tình thế “dân chủ hóa hay chết” mà phải thay đổi thôi. Chính quyền độc tài nào chả muốn thiên thu trường trị, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng vậy thôi.

Lê Duy Nhân
.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats