Lâm Thế Nguyên
Thứ Hai, 30/04/2012
Ngay sau năm 1975, khi những người yêu nước
ở quốc nội bí mật thành lập các tổ chức phục quốc để chống lại chế độ Cộng sản
mới vừa cưỡng đặt lên miền Nam, thì những người Việt vừa ra hải ngoại tỵ nạn
cũng đã bắt đầu nỗ lực hồi hương chiến đấu. Người Việt Nam biết đến chí sĩ Võ
Đại Tôn, sinh viên Trần Văn Bá, Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh như là những tấm gương
tiêu biểu cho tinh thần liều chết trở lại quê hương tìm sự sống cho dân tộc.
Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới đổi thay, lòng người nhũng nhiễu... song ý
nghĩa và tinh thần hy sinh không tính toán đó vẫn luôn nguyên vẹn.
Gần bốn thập niên trôi qua, nhiều người
Việt Nam lưu vong đã âm thầm tìm kiếm một con đường trở lại quê nhà để giải trừ
nạn Cộng sản độc tài. Công luận biết đến một số vụ án phục quốc có tầm vóc song
trong thực tế, có vô số nỗ lực âm thầm đã được thực hiện bởi các tổ chức đấu
tranh và những người không chấp nhận sự cai trị của chế độ CS. Những sự dấn
thân không tên tuổi này đã, đang và sẽ tác động không ít vào tiến trình giải
trừ nạn độc tài, tham ô và bất công.
Trong thời gian gần đây, nhiều người đấu
tranh từ hải ngoại đã cố gắng xâm nhập Việt Nam để tổ chức hoạt động. Một số
nhỏ bị sa cơ và vướng vòng lao lý. Chuỗi sự kiện này khởi dậy một khuynh hướng
tưởng đã qua đi là: hồi hương tranh đấu.
Công cuộc đấu tranh ngày nay không còn là
nỗ lực phục quốc của những người VNCH thất trận lưu vong, hay chỉ là phản kháng
riêng của người trong nước. Ranh giới
"Quốc-Cộng" không còn đơn giản là sự đối kháng giữa những người có lý
lịch Quốc gia và Cộng sản; mà
là giữa những người muốn dân chủ hoá Việt Nam với những kẻ muốn bảo vệ chế độ
Cộng sản -- giữa Thiện và Ác, giữa Dân chủ với Độc tài.
Sau 37 năm, hàng ngũ đấu tranh để thay đổi
chế độ CS không còn đơn thuần chỉ là những người nạn nhân của chế độ ở miền Nam
trước đây, mà đã được phát triển rộng lớn bởi những người yêu nước, trí thức
vốn có một khoảng đời đóng góp cho quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ đương
quyền. Cuộc đấu tranh cũng không còn là phản ứng của các thế hệ tham dự cuộc
chiến trước 1975, mà mỗi ngày đang có sự hiện diện nhiều hơn của những người
trẻ chào đời sau ngày đất nước chấm dứt chiến tranh bom đạn. Công cuộc dân chủ hoá Việt Nam ngày nay là
một cuộc chiến mới bởi, do và vì toàn thể dân tộc.
Đối với tập thể những người ly hương đã ổn
định cuộc sống ở quê hương thứ hai, thì ý tưởng hồi hương tranh đấu là một sự
lựa chọn quan trọng và ý nghĩa. Nó khẳng định lý do ra đi bởi biến cố 30/04 là
Tỵ Nạn Chính Trị -- không phải một cuộc trốn chạy vĩnh viễn và thiếu trách
nhiệm.
Số lượng người trở lại Việt Nam để hoạt
động đấu tranh có thể khó quy tụ được số đông để đủ sức mạnh thay đổi cục diện
chính trị Việt Nam, song sự quay trở lại chắn chắn khơi dậy mạnh hơn tinh thần
đấu tranh cứu dân, cứu nước. Đó là một chất xúc tác cần thiết để thúc đẩy phong
trào quần chúng cùng nhau đứng lên đấu tranh để giành lại sự sống và quyền sống
cho chính mình. Những người con Việt trở về an toàn hoạt động sẽ là nhân tố
tích cực cho toàn cục. Trường hợp những người trở về không may bị bắt đi tù
cũng biểu hiện được rằng: người Việt hải ngoại vẫn gắn bó với vận mệnh Quốc Gia
và sự an nguy của đồng bào trong nước.
Dư luận từ những người ngoại cuộc có thể
phê phán, chỉ trích này kia... song những ý kiến vô tình đó không cản trở được
làn sóng những người ly hương có quyết tâm trở lại quê Cha đất Tổ để góp phần
tranh đấu trực diện với chế độ độc tài Cộng sản. Ngày nay, với những điều kiện
phát triển thuận lợi hơn so với thời gian đầu sau 1975, hầu hết các tổ chức đấu
tranh đều có mặt ở cả hai địa bàn quốc nội và hải ngoại. Xuất xứ và hoàn cảnh
của mỗi tổ chức mặc nhiên tạo môi trường hoạt động mạnh mẽ ở địa bàn này hay
lãnh vực khác, nhưng ngăn cách địa lý không còn trở ngại như trước đây. Vì vậy,
sự phối hợp trong - ngoài giữa các tổ chức, và trong mỗi tổ chức, đang mỗi ngày
một phát triển sâu rộng hơn.
Trong chiều hướng đó, việc người hải ngoại
về nước đấu tranh cũng cần được ủng hộ và trân trọng tương tự như người đang
dấn thân đấu tranh ở trong nước. Với tinh thần dấn thân đấu tranh không ngại
mất mát, hiểm nguy... những chiến sĩ tự do từ hải ngoại về nước đấu tranh cũng
đáng để được tuyên dương như những nhà dân chủ ở quốc nội.
Hồi hương đấu
tranh để có Dân Chủ Tự Do cho đất nước không là vấn đề NÊN hay ĐỪNG, KHÔN hoặc
DẠI, mà là một nhu cầu hoạt động bình thường của những người còn nặng lòng với
quê nhà. Số lượng người hải ngoại về hoạt động
trong nước càng đông thì càng tốt; nếu số người bị bắt có tăng lên thì càng
chứng tỏ là nhà cầm quyền Việt Nam không muốn đất nước có dân chủ, dù là với
các phương thức ôn hoà bất bạo động, mà chỉ muốn độc tài cai trị. Khi người đã
ra đi lại ồ ạt trở về để tạo điều kiện hoạt động sinh động hơn, thì khí thế đấu
tranh sẽ mang hướng tích cực hơn. Khi ranh giới địa lý giữa quốc nội và hải
ngoại không còn cách ngăn được người ỏ trong và ngoài nước, thì vòng cô lập của
chế độ sẽ mất hiệu nghiệm, và phong trào dân chủ sẽ bùng dậy, phát triển nhanh
hơn.
Mong sao rằng làn sóng hồi hương tranh đấu
sẽ trở thành một phong trào đấu tranh mới, góp phần đẩy mạnh công cuộc giải trừ
nạn độc tài, tham ô và bất công trên đất nước chúng ta.
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
.
.
.
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu