Monday 30 April 2012

DƯỚI DẤU ẤN NGÀY 30 THÁNG TƯ 1975 (Chấn Minh)




Chan Minh
April 28, 2012

Chỉ vài ngày sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, hai người chú ruột miền Bắc mà tôi chưa hề biết mặt đến nhà tôi ở Sài Gòn.

Người chú ruột thứ nhất, người đến trước, là con trai út của bà nội tôi. Ông là một người làm ruộng trong một hợp tác xã. Cao trên trung bình, hơi khòm, gầy gò và xương xẩu với một nụ cười hơi nhăn nhó và có phần khó hiểu nhưng thường trực trên môi, chú tôi ngủ đêm đầu tiên ở miền Nam trong phòng tôi, trên sân thượng của một phố lầu. Đêm đó, ông đi ngủ sớm và nói với tôi là ông sẽ thức dậy khi trời chỉ hơi tờ mờ sáng. Nhưng tôi đã dậy sớm hơn ông. Khi ông mở mắt thức dậy và ngồi bật lên, tôi đã ngồi trên một ghế nhỏ ở đầu gường với một khay đồ ăn sáng: một ly cà phê phin sữa nóng, một khúc bánh mì nóng mới nướng, dao và nỉa, và hai quả trứng chiên ốp la với tiêu muối trong một đĩa nhỏ. Có lẽ mùi thơm của ly cà phê phin đang còn bốc hơi nóng đã đánh thức ông dậy sớm hơn ông dự tính. Tôi đã ngồi đó nhìn ông ăn sáng. Ông nhấp nha ly cà phê, ăn bánh mì quẹt trứng tiêu muối.
Tôi thấy đôi mắt ông hình như đẫm uớt, và ông đã nói nhỏ, như sợ ai khác nghe “Đây, chính là thiên đường…”.

Khi ăn sáng xong, ông kề môi vào tai tôi, và cũng nói thật nhỏ như sợ người khác nghe được: “Sao chúng mày còn ở đây…” rồi ông đứng dậy và đi xuống lầu. Ông ở với chúng tôi một tuần, kể chúng tôi nghe chuyện ông bị nhốt trong chuồng heo và bị xích chân gần hai năm trời vì tội làm địa chủ sau năm 1954, nhưng ông không nói gì nhiều hơn hay ca ngợi ai hay chê bai ai. Ông chỉ xin các cháu đưa ông đi thăm chổ này chổ nọ, rồi sau khoảng một tuần ông từ biệt để về lại miền Bắc. Ông không xin ai bất cứ gì, có gì ăn đó, ăn cái gì cũng khen ngon quá, và cả nhà đã rơi lệ thương ông khi tiển ông ra cổng nhà để lên đường về Bắc. Sau khi ông đi, Mẹ tôi nói nhỏ riêng với các con: “Chú sẽ đi bộ về Bắc theo đường mòn Hồ Chí Minh, để hỏi tìm xác hai con chú đã chết trên đường vô Nam…”

Người chú ruột thứ nhì, anh của người chú ruột thứ nhất, đến nhà tôi hai ngày sau. Tuy ông không hề nói ông làm gì, nhưng hình ông như có chức vụ cao tại miền Bắc, vì ông đến nhà tôi bằng xe hơi có tài xế lái, với ba hay bốn bộ đội bảo vệ. Những người này mang nón cối và quân phục xanh, người thì có súng AK-47 trên tay, người thì bên hông đeo súng ngắn. Đứng giữa phòng khách trong quần dài màu sậm và áo sơ mi ngắn tay trắng, ông chú tôi trông béo tốt, bệ vệ, và bề thế. Ông ôm choàng lấy bố tôi thật lâu và ông đã đột nhiên bật khóc thành tiếng, như để bù lại cho những thập niên dài anh em xa cách. Nhưng ông tự chế ngay, quay người lại và nghiêm nghị ra lệnh cho chúng tôi đang đứng chờ quanh ông: “Các cháu đây, ai là ai, tên gì, học gì, làm gì, ở đâu, nói cho chú nghe”. Thế thôi. Rồi ông ngồi vào ghế bành và trò chuyện riêng với bố tôi cho đến trưa.

Trước khi từ giả, ông kêu tôi ra, và chỉ thị: “Mày đi ráp khẩn trương cho chú một chiếc xe đạp tốt, hai ngày sau chú tới lấy.” Tôi và một cậu em ra một tiệm xe đạp đường Lê Thánh Tôn gần chợ Bến Thành, đặt ráp một chiếc xe đạp, và dặn chủ tiệm nhớ xài đồ bền nhất và tốt nhất, tiền không quan trọng, cứ làm rồi tính. Đúng hai ngày sau chú tôi đến. Ông nâng, ông nắm, ông ngắm chiếc xe đạp mới ráp, ông xem xét từng bộ phận, rồi ông ra lệnh thay nhiều bộ phận trong xe. Tôi còn nhớ trong đó có cái sườn xe, vì không phải là “dura” chính hiệu, cái dĩa, vì không phải là đồ Pháp, và hai cái vỏ xe và bốn cục cao su bàn thắng, vì chúng là đồ của bọn Đài Loan cực kỳ phản động chứ không phải là đồ của Pháp hay của Ý. Chỉ trong một ngày, tôi và cậu em đã đi “tân trang” xong chiếc xe đạp mới toanh nhưng bị chê te tua đó theo đúng các chỉ thị của chú tôi. Chiếc xe đạp “mới-mới” được để một góc trong phòng khách chờ chú tôi đến lấy. Một buổi chiều vài hôm sau, khi tôi về lại nhà sau một chuyến la cà đường phố, tôi thấy chiếc xe đạp đã biến mất. Tôi hỏi thì Mẹ nói chú mày đâu có đến lấy, chú chỉ cho bảo vệ lái xe đến chở đi…

***

Bây giờ là những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 2012, ba mươi bảy năm sau ngày 30 tháng Tư 1975. Hai ông chú của tôi đã ra người thiên cổ từ lâu. Nhưng những gì tôi đã nghe và học được từ hai người đó trong những ngày tháng năm đã qua hình như vẫn còn có khả năng ám ảnh, định hướng, và thay đổi cái nhìn của tôi về mọi việc.
Từ người chú quan lớn miền Bắc của tôi, tôi đã hiểu được từ trong ruột gan thế nào là quyền lực, thế nào là sự tham lam đến mức vô sỉ của những kẽ ăn trên ngồi trước mà không hề biết mình tham lam, và nhất là, khả năng tiêu diệt tính người tuyệt đối của quyền lực tuyệt đối. Bất chấp những gì đang thấy được ngay trước mắt, tôi đã nhận thức được và tin chắc là thế gian này chưa hề và sẽ không bao giờ thuộc về những kẽ đang có quyền lực tuyệt đối, và những gì họ đã chiếm đoạt qua quyền lực và bạo lực rốt ráo sẽ chỉ là ảo tưởng. Đó là vì họ thực sự chưa hề sống được – dù chỉ là một phút giây – trong con tim con người, cho dù những người đó là gia đình con cháu họ.

Trực diện với những người như ông chú quan lớn của tôi, con người ở mọi nơi trên địa cầu này chỉ có thể có một lực chọn: chống lại họ cho đến cùng, tìm mọi cách vạch trần những toan tính độc ác phi nhân của họ đang ẩn núp đằng sau những ngôn từ hoa mỹ và những bánh vẽ ngàn đời cũng không với tới được về độc lập, tự do, và hạnh phúc; và chiến đấu cho đến khi nào khả năng áp đặt những chế độ áp bức toàn trị của họ bị vô hiệu hoá, triệt tiêu, và mãi mãi xoá tên trên thế gian này. Để cho mọi người, ở mọi nơi, có thể sống tự do, có thể phát triển được mọi tài năng, và có thể thực hiện được các ước mơ của mình trong một xã hội công bằng và, như một vĩ nhân của nhân loại đã từng nói, một xả hội [chỉ] của người dân, [chỉ] vì người dân, và [chỉ] do người dân.[1]

Từ người chú làm ruộng miền Bắc của tôi, tôi đã hiểu thế nào là đạo lý làm người khi tất cả những gì quý giá nhất trên cõi đời này – dù là danh dự, dù là tự do, dù là gia đình, hay sinh mạng, hay tài sản – đều có thể bị tước đoạt bởi những thế lực tuyệt đối và bất khả kháng ở bên ngoài. Đạo làm người của chú tôi hình như rất đơn giản: hãy mở rộng mắt, thấy tất cả, nhớ tất cả, gắng sống để làm người chứng, chấp nhận và kín đáo tỏ lòng biết ơn và trả ơn tất cả những ai thương giúp mình, và nhất là, lắng nghe và làm theo con tim. Có những đêm đông thật dài, thật dày tuyết, và thật lạnh trên xứ lạ, tôi nhớ đến chú tôi, và tôi mường tượng đến hình ảnh một con người gầy còm chống gậy bươn bải đi ngược dòng tìm xác con trên đường mòn Hồ Chí Minh. Và tôi đã thấy trong hình ảnh đó thấp thoáng bóng dáng bi tráng của một người đã tìm được tự do và đã an tâm, vì đó là một người đã lên đường theo lời gọi của con tim — con tim một người cha mãi mãi thuơng nhớ con.

Tôi quý trọng dù bị ám ảnh bởi hình ảnh đó của người chú nông dân của tôi. Nhưng trong đầu tôi, tôi vẫn đã thấy từ lâu có một điều gì bất ổn, có một điều gì rất bức xức, có một điều gì rất xót xa trong hình ảnh đó.
Nhiều đêm, tôi đã tự hỏi, nếu trong một nước có truyền thống 80% người dân sống về nghề nông, nếu tất cả những người làm ruộng thấp cổ bé miệng như chú tôi đều chỉ muốn sống như chú tôi – dù rằng sống được như chú tôi tự nó không phải là một điều dể dàng gì – thì đất nước Việt sẽ ra sao nếu không phải là một nước cam phận hiện hữu như một cái xác không hồn trong đêm dài chế độ toàn trị ỡ trong và nô lệ ngoại bang ỡ ngoài?

Lịch sử đã cho tôi câu trả lời.
Nước Việt của tôi, và hàng chục hàng trăm nước khác, đã từng vượt thoát khỏi những đêm dài đó, đã từng có những thời đại tươi sáng, độc lập, tự do, tự chủ, vì đã có người nông dân áo vải, những người con mất cha, những người mẹ mất chồng mất con qua những oan khiên ngút trời, những kẻ cùng khổ nhất, đã dám nghe và đã dám đi theo cho đến tận cùng một lời mời gọi khác của con tim họ: hãy không biết sợ, hãy vùng lên dành lấy lại quyền sống cho người, cho mình; dành lấy lại quyền đuợc làm người tự do; và dành lấy lại quê hương. Như những giòng sông lớn tức nước vỡ bờ, những người đó đã quét sạch ngoại bang ra ngoài biên giới quê hương, trừng trị bọn chuyên chế toàn trị mại quốc cầu vinh, và kỳ diệu nhất, biến tuyệt vọng thành hy vọng.
Vào những ngày cuối của tháng tư năm 2012, hình như đất nước Việt đang chuyển mình sôi sục vì đã và đang có những người nông dân, nhũng nguời cùng khổ mất nhà mất đất mất mẹ mất cha đang cùng lên đường đi theo một lời mời gọi mới từ trái tim của họ. Và tôi tin rằng, lần này, họ sẽ có khả năng đi đến hết con đường mà con tim họ đã chọn. Chỉ cần một con tim…
Chỉ cần một con tim chân chính, là thế gian có thể đổi thay. Ý niệm chỉ đạo đó, và những lời mời gọi, những ký ức, những ám ảnh, những ước mơ, và những nhận thức quanh đó, chính là dấu ấn ngày 30 Tháng Tư 1975 của tôi, mỗi lúc mỗi rõ rệt.

Chấn Minh
28 Tháng Tư 2012

[1] “We here highly resolve that these dead shall not have died in vain, that this nation, under God, shall have a new birth of freedom; and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.” President Abraham Lincoln (1809-1865). The closing words of his Gettysburg Address, delivered on November 19, 1863].

Under the Mark of April 30, 1975

A few days after April 30, 1975, two uncles of mine from the North and both of whom I have never met came to our house in Saigon.

The uncle who came first was the youngest son my paternal grandmother. He worked as field laborer in a farm cooperative. Taller than average, a little bent, skinny and rather bony, with a slightly pained smile that oddly appeared to be permanently fixed on his face, my uncle spent his first night in the South in my room on the rooftop of the family townhouse. He went to bed early that night after telling me he will be up at the crack of dawn. I woke up before him. When he opened his eyes and sat up in his bed, I was already sitting on a little stool at the head of his bed with a breakfast tray. The tray held a cup of hot coffee still dripping down a cup-size filter, half a loaf of still warm bread, and a dinner plate containing two sunny side up fried eggs pre-sprinkled with salt and pepper. Perhaps the smell of fresh drip coffee did wake him up earlier than he planned to.

In any case, I sat there and watched him eat breakfast. As his sipped the coffee, and ate the French bread dipped in egg yolk, he leaned over to me and spoke softly, as if fearing that someone would overheard what he said: “This, this is heaven…” And when he was done eating, his placed his mouth real close to my ear and whispered softy, again, as if fearing that someone would hear what he said: “And why on Earth are you guys still here…?” And then he was up, and downstairs he went.

Uncle stayed with us about a week. He told us about the two years he spent chained inside a pen full of live pigs for the crime of being a landowner in 1954, but he didn’t have a lot to say, and he didn’t praise or condemn anyone. All he asked was for one of us to take him to this place and that place. And then, after about a week, he bid us good bye to go back to the North. He asked nothing from nobody, he ate whatever was placed on the dinner table, he marveled at oh how so good each and every dish was, and the entire family broke in tears silently when we saw him to the door for his trip back North. After he left, Mother told us the children privately that “Uncle will walk back North on the Ho Chi Minh Trail, hoping to find the bodies of his two sons who died there while making their way to the South…”

My second uncle, the older brother of the first uncle who came, arrived at our door two days later. He never told us what he did, but he seemed to be a very high ranking official. He came to our house in a chauffeured command car with three or four bodyguards. These bodyguards wore the green military uniform and the pith helmets. Some have AK-47 while others have holstered side pistols. Standing in the middle of the living room, in dark pants and a white short sleeve shirt, my uncle looked very well fed, imposing, and awe inspiring. He grasped my father in his arms and gave him a very long bear hug, as if to make up for the decades when the brothers did not get to see each other and suddenly he let out a short, audible, and tearful sob. But he controlled himself very quickly, and turning toward us, the children who were already assembled around him, he intoned in a most authoritative and serious manner: “ Tell me who is who, your names, your field of study, your job, and where do you work”. Just like that. And then he sat down on a big chair, and chatted alone with Father until noon.

Just before he left, he called me out and gave an order: “Get me a good bicycle, and do it quickly. I will come back in two days to pick it up.” And so I went with another brother to a bicycle shop on Le Thanh Ton street, near the Ben Thanh Market, and ordered a custom bicycle. I told the bicycle shop owner to select the most robust and the longest lasting components and that money is no object – just do it and we will pay.

My second uncle did come back precisely two days later. He lifted the newly assembled bicycle, squeezed the tires, inspected expertly every component, and then issued his solemn orders for part replacements. The frame must be exchanged, because it wasn’t true “dura”, whatever it was. The disk was not of the highest quality because it wasn’t made in France, so it too had to be replaced. And the tires and the rubber brake pads of course they all have to go, for they were made in the extremely reactionary country of Taiwan rather than in France, or even Italy for that matter. My brother and I got the parts replaced as specified in a day. We leaned the “new” new bicycle against the wall in a corner of the living room where it waited for my uncle to come and pick it up. One afternoon after I returned from a trip into the city, I saw that the bicycle had disappeared. I asked Mother and she said: “No,
***

We are now in the last days of April 2012, thirty seven years after April 30, 1975. My two uncles passed away a long time ago. But what I heard and learned from them through the days and months and years past still haunt me, still provide me a sense of direction in life, and still change the way I think about nothing and everything.
From my uncle the big official from the North, I gained a visceral understand of what absolute power is about, what is greed that is so unbounded that the greedy – a person accustomed to be always the one sitting at the head of the table and the first to be served – doesn’t even realized that his greed has long ago crossed any limits decreed by common decency, and above all, the absolute ability of absolute power to erase all traces of humanity from the men who hold it. And, from my interactions with him and regardless of what I might see right in front of me, I realized and firmly believed that this world never belonged, and will never belong to those who hold absolute power, and that whatever they thought they have taken through power and violence ultimately will turn out to be mere illusions. This is because they have never lived, even for a second, in the heart of the people around them, be these people their children or relatives.

Face to face with people such as my uncle the big official, I believe that we the people of this Earth have only one choice: to resist them to the bitter end; to do everything we can to expose their cruel and inhumane calculations; to let everyone see the shameless lies hiding behind flowery words that promised independence, freedom, and happiness; and to fight on until their ability to establish their totalitarian regimes has been utterly neutralized, destroyed, and erased forever from the face of this Earth. So that each and every people from anywhere may live free, free to develop their abilities, free to pursue their dreams of happiness within a just society, a society that is of the people, by the people, and for the people, as a great man had said long ago.

From my uncle the field laborer, I have learned the way to live when everything that is sacred and dear to you – be it your honor, your freedom, your family, your life, or your belongings – one day may all be taken away from you by some irresistible and absolute external powers. That way, my uncle’s way, is very simple: keep your eyes open, see everything, forget nothing, stay alive to bear witness, quietly accept and just as quietly thank and try to repay all those who are kind to you, and above all, listen to your heart and just follow it to wherever it wants to go.
During some of those very hard winter nights in a strange country, when the snow on the ground was thick and the cold, unbearable, I often remembered and thought and sometimes dreamed about my uncle. In my mind’s eye, I saw an image of him as a bent old man leaning on a walking stick and making his way hurriedly against the flow, going up the Ho Chi Minh Trail searching for the bodies of his sons. At times, I also saw superimposed on this image of him, just like a dancing shadow, a second image: my uncle as a tragically heroic free man, a man at peace with himself, precisely because he was a man who simply followed his heart, the heart of a father who forever loved and longed for his lost sons.

I cherished these two images even when at times they obsessed and tortured me. Yet, in mind, I felt for a very long time that there was something unsettling, something restless, and something painful in the images I had of my uncle.

Many nights I stayed awake and asked myself this question. If every lowly and voiceless peasant – like my uncle – in a country where peasants make up 80% of the population decides to live just like him – notwithstanding that to do so isn’t that easy – then what would happen to that country, which is my country, Vietnam? Would Vietnam become a soul-less corpse doomed to merely exist and float though the long and dark nights of history as a country under a totalitarian regime internally, and as a mere nation-slave to a foreign country externally?

In history I found the answer.
Vietnam, my country, and countless other countries, have successfully escaped from these long and dark nights of history, and have thrived through shiny periods of great independence, freedom, and self-determination. All these countries could do so because they all have peasants in simple cotton cloth, children who lost their parents, mothers who lost their husbands and children through unbearable injustice, and people from the lowest rungs of society who were subjected daily to the most demeaning indignities at the hands of the security forces, all of them humble people who in one magical day decided to listen to a different call from their heart.
And this is the call they heard: do not be afraid, rise up and reclaim your right to life, liberty and the pursuit of happiness for your loved ones and yourselves, rise up and reclaim the country as your own. Like immense and surging rivers breaking out of their banks, these people swept away the foreigners who lorded on them back to where they came from, punished the totalitarians that sold their country for personal gains, and most magically, turned despair into hope.

In the last days of April 2012, it seems that something is stirring in Vietnam, my country. Somewhere up North, many peasants who lost their lands and their houses in massive and illegal land grabs, many people who lost their fathers and their mothers and their children through random acts of incredible and senseless violence by the security forces, have taken to the fields or the streets. It is as if they are on the move and acting in response to a new and different call from their heart. And I believe that, this time around, they might just be able to go all the way to the end of the long road their hearts have chosen for them. All you need is a heart…
All you need is a heart, and the world shall be remade. It is this guiding principle, and the calls to arms, and the memories, and the obsessions, and the dreams, and the insights that came with it, that are parts and parcels of the mark that April 30, 1975 has left on me.

Chấn Minh
April 28, 2012
.
.
.

1 comment:

View My Stats