12:31:pm
26/04/12
Trước
ngày 24-04, đọc những tin tức sẽ cưỡng chế đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan
huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên cho dự án Ecopark, tôi cứ nửa tin nửa ngờ.
Chẳng
lẽ chính quyền lại có thể nhẫn tâm, bất chấp những đòi hỏi chính đáng của bà con
nông dân về giá đất?
Chẳng
lẽ vụ “Pháo hiệu hoa cải Đoàn Văn Vươn” không làm những quan chức chính quyền
huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên suy nghĩ và chùn tay?
“Nó
lú còn chú nó khôn”, chẳng lẽ các cấp trên của Hưng Yên lại muốn phơi bầy bộ
mặt một chính quyền đàn áp nông dân ngay ở một nơi cách trung tâm thủ đô 13 km?
Ngay khi nghe tin quyết định cưỡng chế vào ngày 24-04, tôi vẫn còn một chút hy vọng, rằng có thể sẽ có một quyết định từ trên xuống, hủy bỏ cưỡng chế và đối thoại tiếp với nông dân, tôi vẫn còn một chút hy vọng, rằng trong đám quan chức cấp cao hơn, vẫn còn những người có đầu óc sáng suốt, biết cân nhắc thiệt hơn khi đối đầu hay tiếp tục đối thoại với người dân.
Nhưng
sự việc đã xẩy ra đã làm nhiều người sửng sốt.
Trước hết, 166 hộ nông
dân đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ chưa ký bất cứ một thỏa thuận
nào với nhà đầu tư, chưa nhận tiền đền bù mà bên đầu tư đề nghị. Đất vẫn thuộc
quyền sử dụng của họ. Dùng bạo lực buộc họ rời khỏi đất đai của họ và chiếm giữ
nó, đó là hành động chỉ có thể được gọi là cướp đất.
Các
nhà làm luật, các quan chức của chế độ „dân chủ gấp vạn lần” gọi sự kiện tại
Văn Giang là „cưỡng chế” để hợp pháp hóa việc làm bất chấp luật pháp của họ, để
hành động của họ bớt đi tính hung bạo. Trong một xã hội dân chủ, luật pháp được
tôn trọng, chỉ tòa án mới có thẩm quyền cưỡng chế một cá nhân, một tổ
chức…,buộc họ thực hiện một việc nào đó theo luật định. Thí dụ như cưỡng chế
thi hành bản án của tòa đối với ngừơi không thi hành bản án mà tòa đã tuyên án.
Nhờ
internet, chúng ta được theo dõi kịp thời những diễn biến của cuộc đấu tranh
giữ đất của hàng nghìn bà con nông dân và cách hành xử của lực lượng võ trang
của chính quyền.
Đoàn
quân hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, công an , dân phòng… Những
cảnh sát chống bạo động với lá chằn, dùi cui lựu đạn cay… sẵn sàng tiến vào áp
đảo những nông dân chỉ có gậy gộc quyết giữ ruộng vườn của mình. Chúng ta đau
lòng ,khi trên những thước phim ,nhìn cảnh những công an lùng sục trong làng
xóm, hàng chục cảnh sát đánh hội đồng một nông dân tay không. Những người dân
đã phải thốt nên:”Chưa bao giờ chính quyền làm ác thế”.
Trong
cuộc đối đầu không cân sức, những người nông dân đã thua.
Đất
đai như máu thịt của người nông dân, họ sống là nhờ vào đất. Đất đai do ông cha
họ để lại từ đời này sang đời khác , nó còn mang ý nghĩa thiêng liêng về dòng
tộc, cội nguồn. Bởi vậy, dù bất kể lý do gì họ bị mất đất, đó là sự mất mát,
thiệt thòi không gì bù đắp được. Hưng Yên nói chung và Văn Giang nói riêng, còn
là vùng đất chật người đông,” tấc đất tấc vàng”.
Lẽ
ra, những người nông dân ở Xuân Quan Văn Giang (bên bán) phải được đặt ngang
hàng với công ty tư nhân, chủ dự án đầu tư Việt Hưng (bên mua) trong quá trình
thương thuyết, công ty Việt Hưng phải đối thoại trực tiếp với họ về giá cả, về
thời hạn v..v. Chính quyền chỉ đứng để giám sát hai bên thực hiện theo đúng
luật pháp, thực thi những điều hai bên thỏa thuận.
Ông
Bùi Huy Thanh, tránh văn phong UBND tỉnh Hưng Yên nói :”Gía đền bù 43.000 đ cho
một mét vuông đất là giá đền bù cao nhất so với các nơi khác”. Chắc ông thừa
biết rằng, chủ đầu tư chỉ cần làm đường, san nền, phân lô rồi giao bán , mỗi
mét đất sẽ lên giá hàng chục triệu đồng, vì Xuân Quan cách Hà Nội có 13 km, đất
sẽ rất có giá.
Còn
người nông dân thì sao? Với giá đền bù trên đây, mỗi hộ sẽ có trong tay vài ba
chục triệu đồng. Với thời giá và thực tế xã hội hiện nay, họ sẽ làm gì với vài
chục triệu đồng? Đi xin việc làm mới? Không có nghề. Đi học nghề mới? Tuổi đã
lớn không học được. Xin vào làm tạp dịch trong Ecopark của công ty Việt Hưng?
Phải chờ nơi đây mọc lên những phố Trúc, phố Cọ, phố Tái Hiện Hà Nội Cổ ….mà dự
án dự định thực hiện trong 18 năm.
Sự
kiện Xuân Quan Văn Giang ngày 24-07-2012 là biểu hiện của một chính quyền coi
thường quyền lợi của người dân, lấy bạo lực thay cho đối thoại. Nó gây xúc động
cho mỗi người Viêt Nam quan tâm tới tình hình đất nước.
Chúng
ta đau lòng khi chứng kiến những những nông dân bị đánh đập, cây cối do họ
trồng trọt, chăm sóc trên ruộng đồng của họ bị tàn phá.
Những
quan chức Văn Giang, Hưng Yên, họ là ai? Của ai ? Vì ai?
Warszawa
26-04-2012
©
Đàn Chim Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment