Monday, 30 April 2012

KHOAN HỒNG KIỂU KHỐN NẠN (BBC, Dân Làm Báo)




BBC
Cập nhật: 12:58 GMT - thứ hai, 30 tháng 4, 2012

Bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị chính quyền Hà Nội đưa vào Trại giáo dục Thanh Hà vì tội gây rối trật tự công cộng, cáo buộc bà bị công an ‘cưỡng bức rời khỏi trại’.
Con trai bà, anh Bùi Nhân, đã dẫn lời mẹ đưa ra cáo buộc trên.
Bà đã được chính quyền Hà Nội thả tự do và về đến nhà chiều Chủ nhật ngày 29/4.
Lý do bà được thả, theo báo An ninh thủ đô một ngày trước khi bà được thả, là thực hiện ‘chính sách khoan hồng của Nhà nước’ nhân kỷ niệm ngày 30/4.
Sau khi bà Hằng về đến nhà hôm 29/4, BBC đã tìm cách liên lạc với bà nhưng bà nói lý do vì rất mệt và không trả lời điện thoại.

‘Yếu hơn rất nhiều’
Bùi Nhân, con trai bà, cho biết mẹ anh đã bị các cán bộ trung tâm Thanh Hà cưỡng chế rời khỏi trại.
Nhân cho biết mẹ anh không chấp nhận quyết định phóng thích của chính quyền Hà Nội là vì quyết định này dựa trên việc bắt giữ sai pháp luật.
“Mẹ không chấp nhận rời khỏi trại nhưng họ (công an) đã cưỡng chế và còng mẹ em lại,” anh Nhân kể.
Anh cho biết biên bản khám sức khỏe sau khi bà Hằng về đến thành phố Vũng Tàu không ghi lại những vết bầm trên người bà mà anh cho là do bị công an dùng sức mạnh cưỡng chế.
Sau khi làm thủ tục ở Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, bà Hằng đã bị khoảng 20 công an trên ba ôtô áp giải từ Trại Thanh Hà ở Vĩnh Phúc về Vũng Tàu trong hơn một ngày, anh cho biết.
Khi về đến Vũng Tàu, những người áp giải bà Hằng đã đọc quyết định ngừng đưa bà vào cơ sở giáo dục và làm thủ tục bàn giao bà cho chính quyền địa phương.
“So với sáu tháng trước khi bị bắt, mẹ em đã yếu hơn rất nhiều,” anh nói và cho biết bà Hằng đã sụt đến 14 kg.
Anh Nhân mô tả là trước lúc bà Hằng về nhà khoảng ba tiếng thì trước nhà anh có những người ở bên cơ quan an ninh đến và đứng nhìn vào nhà rất dò xét.

Đơn bảo lãnh
Trước đó hai tuần, công an địa phương có đặt yêu cầu với anh Nhân viết đơn bảo lãnh cho mẹ được về, anh cho biết.
“Họ nói về vấn đề tình cảm là chính. Họ nói có nhớ mẹ không và nói cứ viết một lá đơn xin bảo lãnh cho mẹ còn việc ở ngoài đó người ta có đồng ý hay không thì tùy họ,” anh kể.
 “Em phải hỏi ý kiến của mẹ em nên chưa làm,” anh nói, “Hai tuần sau thì mẹ về đây.”
Tuy nhiên, báo An ninh thủ đô hôm 28/4 cho biết một trong những nguyên nhân thả bà Hằng là ‘xét đơn đề nghị của gia đình.”

Về lá đơn kiện Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về quyết định bắt giữ bà Bùi Hằng, anh Nhân cho biết chính quyền ‘đang câu giờ’.
“Sau một thời gian dài khoảng 2-3 tháng, họ trả lời ngắn gọn việc gửi đơn phải có chữ ký của mẹ em,” anh nói, “Nhưng mẹ em đã có giấy ủy quyền hoàn toàn cho luật sư.”
“Họ cũng ngăn cản việc em và mẹ em tiếp xúc với nhau tại cơ sở Thanh Hà để em lấy chữ ký của mẹ.”
“Thái độ của họ là hoàn toàn gây cản trở,” anh nói thêm.

Bà Bùi Thị Minh Hằng là một trong những người nổi bật nhất trong các cuộc biểu tình chống tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông vào mùa hè năm ngoái.
Việc bắt giữ bà đưa vào trại giáo dục cải tạo vào cuối tháng 11 năm ngoái mà không qua quá trình xét xử nào đã gây ra quan ngại từ phía Hoa Kỳ cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền.

-------------------------------------


“Nữ tướng” Bùi Thị Minh Hằng được trả tự do là tin vui cho tất cả mọi người. Nhưng đối với Bùi Hằng thì chuyến trở về không mấy vui vẻ, mang nhiều phần cay đắng. Quá trình áp tải từ trại Thanh Hà (Vĩnh Phúc) về đến Vũng Tàu, Bùi Hằng gần như bị xích trên xe. Giống như trói một con gà, đám công an áp tải bẻ quặp hai tay chị ra sau trói chặt lại, hai chân bị còng cứng, rồi ném lên sàn xe. Cứ như thế, chuyến xe tù qua khỏi miền Bắc, chị vẫn nằm bẹp dí trên sàn, thân xác bị trói chặt lăn qua lăn lại trên những quãng đường nhấp nhô.

Dưới một mỹ từ rất đẹp là “khoan hồng”, đòn trả thù này là một “ân huệ” thường thấy của Đảng dành cho những người biểu tình yêu nước. Thế nên mới nói, trong vụ việc của Bùi Hằng, từ cách bắt người cho đến cách thả người đều thể hiện rõ sự khốn nạn.

Chiếc xe ô tô biển số xanh 80A (của Bộ CA) dùng để xích Bùi Hằng lúc áp tải chị từ trại giam Thanh Hà (Vĩnh Phúc) về đến Vũng Tàu

Trước đó độ nửa tháng, một màn đấu tố sặc mùi phản động như thời cải cách ruộng đất diễn ra, cán bộ trại Thanh Hà mững rỡ phát tin ầm ĩ khắp trại. Rồi mấy ngày sau, an ninh, cán bộ, đủ các thành phần ô hợp khác kéo đến thuyết phục Bùi Hằng viết đơn nhận tội, khoan hồng… Thuyết phục, năn nỉ chán thì chuyển qua đe dọa, đe dọa không được lại bày mưu lừa Bùi Hằng viết “đơn xin chữa bệnh”. Dĩ nhiên thì tất cả đều thất bại, và đó cũng là nguyên nhân khiến chị bị trả thù bằng cách bị trói như con vật suốt chuyến đi.

Tổ chức Quan sát Nhân Quyền đã nhiều lần lên án về các trại lao động cưỡng bức tại Việt Nam, còn ông Lương Thanh Nghi vẫn to mồm tuyên bố các trại cải tạo là nhân đạo. Thì đây, hình ảnh một Bùi Hằng sau 6 tháng trong trại cải tạo là minh chứng rõ rệt nhất cho sự “nhân đạo” của Đảng

Không thể nhận ra đây là Bùi Hằng

Về đến gia đình tại Vũng Tàu trong một thân xác tiều tụy, ít ai có thể tin được đây chính là Bùi Hằng của ngày nào. Khuôn mặt gầy gò, tóc lơ phơ những sợi bạc, răng gãy, cân nặng giảm gần 15 ký so với lúc chưa bị bắt, trên người thì đầy những vết thương… Sự nhân đạo của Đảng nên hiểu là để người dân phải sống không bằng chết.

Vết rách còn rỉ máu trên tay Bùi Hằng là hậu quả của những cuộc đàn áp có hệ thống ở Thanh Hà. Đỉnh điểm là ngày 4/4, con trai chị Hằng là Bùi Nhân lên thăm nuôi và đưa đơn khiếu kiện cho mẹ ký. Cán bộ trại giam lập tức ngăn cản không cho chị ký đơn, ngang nhiên tước đoạt những quyền căn bản của con người. Quá uất ức, chị đã dùng một chiếc dao lam tự rạch một vết thương thật sâu trên tay để phản đối.

Hình ảnh này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp bà Thụy An trong vụ án Nhân văn Giai Phẩm – người đã tự chọc mù một mắt để phản đối chế độ cộng sản.

Hơn nửa tháng trời, vết thương trên tay, trên người chị đến hôm nay vẫn còn chảy máu. Ơn Đảng, ơn Chính phủ đã khoan hồng cho Bùi Hằng, để chúng ta thấy được rằng trong nhà tù CS, sự chăm sóc y tế cho phạm nhân đã vượt qua trình độ thượng thừa vào thuở thiến heo huy hoàng của ngài Đỗ Mười. Có thể nói, thành quả y tế vượt bậc như hôm nay cũng nhờ nhờ sự lãnh đạo, dìu dắt của ngài cựu y tá, kiêm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Những vết thương trên người Bùi Hằng, những cay đắng mà chị đã trải qua cũng chính là nỗi đau chung mà dân tộc này đang gánh phải. 

Ống cống ở Việt Nam rất nhỏ và ít, đến xả nước thải còn không đủ thì lấy đâu ra chỗ trốn cho những tên độc tài ?

T-Rang

.
.
.


No comments:

Post a Comment

View My Stats