Nguyễn Ngọc Già
Thứ Sáu, 27/04/2012
Tất cả từ QĐ 742/QĐ - TTg ngày 30/6/2004
(sau đây xin gọi tắt là QĐ 742)(1).
Lần theo quyết định này trên google (2),
tôi đã không thể truy cập được, dù kể cả dạng "xem nhanh". Tại sao
trang này bị bóc bỏ một cách mờ ám như thế?
Như báo "Người Cao Tuổi" đưa tin
và may mắn có bản chụp QĐ
này (1), từ đây cho thấy nhiều vấn đề vỡ ra:
1. QĐ không có con dấu, lại có số và ngày tháng năm phát
hành? Tại sao vẫn ban hành?
1.1 Cần xem
lại công tác văn thư lưu trữ, giao nhận từ Văn phòng Chính phủ thời điểm đó là
ông Đoàn Mạnh Giao làm Chủ nhiệm VPCP (tương đương hàm Bộ trưởng).
1.2 Ông
Nguyễn Tấn Dũng ký vào QĐ với tư cách Phó Thủ tướng (ký thay ông Phan Văn
Khải). Cần phân biệt kỹ thuật "ký thay" và "ký thừa lệnh"
trong công tác hành chánh. Vậy trong trường hợp này, trách nhiệm của ông Khải
đến đâu, khi để ông Dũng ký thay? Nghĩa là ông Phan Văn Khải phải biết QĐ 742
này?
2. Nếu tạm thời chấp nhận QĐ 742 là mấu chốt cho việc
cưỡng chế 166 hộ nông dân vừa qua, càng chứng tỏ giới cầm quyền Văn Giang -
Hưng Yên hoàn toàn sai trái:
2.1 QĐ 742
quy định "về việc giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường từ cầu
Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện
Khoái Châu (xin gọi tắt là ĐƯỜNG SỐ 1) tỉnh Hưng Yên theo phương thức sử dụng
quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng". Hoàn toàn không có bất cứ dòng chữ nào quy định xây
dựng "Khu đô thị, thương mại - du lịch Văn Giang" (xin gọi tắt là
EcoPark). Nghĩa là, không có khu đô thị nào được đề cập cụ thể trong QĐ 742.
2.2 Khái
niệm "phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ
tầng" không được làm rõ. Giả sử phương thức này là có, phải do chính
phủ quy định cụ thể. Hưng Yên đã lạm dụng cụm từ này để mặc nhiên xem có quyền
lập khu đô thị. Điều này vượt quá thẩm quyền của một tỉnh. Có thể xem đây là
một biểu hiện lạm dụng quyền như Đà Nẵng vi phạm hàng loạt quy định pháp luật
vừa qua mà Thủ tướng buộc phải lên tiếng. Hơn nữa, Hưng Yên, đứng trên quy mô
quản lý, chưa phải là thành phố trực thuộc TW như: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải
Phòng, Cần Thơ. Sai phạm càng nghiêm trọng hơn nhiều lần.
3. Tại điều 1 của QĐ 742, nêu rất rõ diện tích thu hồi
là: 5.540.712m2, gồm có:
3.1 Các xã:
Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến, thị trấn Văn Giang, thuộc
huyện Văn Giang. Tổng diện tích: 5.393.607m2
3.2 Các xã:
Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa, thuộc huyện Yên Mỹ. Tổng diện tích: 95.027m2
3.3 Các xã
Đông Tảo, Tân Dân, Dân Tiến, thuộc huyện Khoái Châu. Tổng diện tích: 52.078m2
3.4 Trong
điều 1 của QĐ 742 cũng nêu rõ một lần nữa: "Giao toàn bộ diện tích đất thu
hồi trên cho Chủ đầu tư để thực hiện dự án xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1" theo
phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng" trong đó:
- Diện tích đất giao cho chủ đầu tư xây
dựng "ĐƯỜNG SỐ 1" và MƯƠNG THỦY LỢI là: 550.006m2. Sau khi XÂY DỰNG
XONG, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao cho UBND tỉnh Hưng Yên quản lý, khai
thác sử dụng.
- Diện tích đất giao cho chủ đầu tư đã bỏ
vốn xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1" là: 4.990.706m2 với điều kiện "chủ đầu
tư sử dụng diện tích đất được giao trên theo đúng quy hoạch và dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt"
Theo trên, hiện nay việc xây dựng
"ĐƯỜNG SỐ 1" đã diễn ra như thế nào, trong khi lại rốt ráo cưỡng chế
đất của dân? Diện tích 4.990.706m2 đã có quy hoạch và dự án được cấp thẩm quyền
phê duyệt chưa? Không thấy công bố cho người dân bị lấy đất?
4. Tại điều 2 QĐ 742 nêu rõ trách nhiệm của UBND tỉnh
Hưng Yên gồm:
4.1 Lựa
chọn quyết định chủ đầu tư xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1"
4.2 Hướng
dẫn việc bồi thường cho chủ sử dụng có đất bị thu hồi theo quy định hiện hành.
4.3 Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ tài chính định
giá đất tại khu đất giao cho chủ đầu tư tại các xã Xuân Quan, Cửu Cao,
Phụng Công và thị trấn Văn Giang theo quy định pháp luật của đất đai để làm căn cứ quyết định thanh toán cụ thể
cho chủ đầu tư diện tích có giá trị tương đương với giá trị chủ đầu tư đã bỏ
vốn xây dựng "ĐƯỜNG SỐ 1".
4.4 Cùng
một số yêu cầu khác: quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, kiến trúc, bảo vệ môi
trường, cắm mốc chính xác, giải tỏa mặt bằng, đảm bảo tiến độ công trình v.v...
Như vậy, "ĐƯỜNG SỐ 1" đã xây xong
chưa? Nghiệm thu chưa? Đưa vào sử dụng chưa? Quyết toán tổng giá trị đầu tư
chưa? Quyết toán này đã được phê duyệt chưa? Nếu chưa có số tiền cụ thể đầu tư
vào "ĐƯỜNG SỐ 1", thì làm sao có thể thanh toán (bằng đất) cho chủ
đầu tư? Nói nôm na, ví dụ "ĐƯỜNG SỐ 1" sau khi quyết toán được phê
duyệt (giả sử là 10.000 tỉ đồng) lúc đó mới có con số cụ thể để thực hiện quy đổi,
tính toán, thỏa thuận, thương lượng 10.000 tỉ trên diện tích thu hồi của dân
(là 4.990.706 m2). Hưng Yên - Văn Giang đã không tuân thủ QĐ 742.
Ngoài ra, Hưng Yên - Văn Giang đã không
trưng ra được văn bản nào cho thấy đã được Bộ Tài chính hướng dẫn về vấn đề
định giá đất theo yêu cầu từ QĐ 742.
Trong những ngày sau cưỡng chế, ông Bùi Huy
Thanh - Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên phát ngôn rằng: cuộc cưỡng chế thành công
và an toàn tuyệt đối.
Điều đáng lưu ý, trước và trong khi cưỡng
chế đất trái pháp luật, trái QĐ 742, ông Thanh và bà Thủy (Chủ tịch huyện Văn
Giang) cho rằng Hưng Yên - Văn Giang luôn tuân thủ theo QĐ của Thủ tướng. Đây
phải chăng là cách làm việc lập lờ và đổ trút trách nhiệm cho ông Nguyễn Tấn
Dũng?
(Còn tiếp)
Nguyễn Ngọc Già
QĐ 742/QĐ - TTg ngày 30/6/2004
congbao.hungyen.gov.vn/tdwebser.nsf/str/.../$file/39.pdf
(2)
-------------------------------
Nguyễn Ngọc Già
Chủ Nhật, 29/04/2012
Quay trở lại QĐ 742, chúng ta thấy (trích
trong phần căn cứ):
"Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hưng Yên (tờ trình số 704/TT - UB ngày 28/6/2004), của Bộ Tài Nguyên & Môi
Trường tờ trình số 99/TTr - BTNMT ngày 29/6/2004), ý kiến của Bộ Tài chính
(công văn số 4878/TC - QLCS ngày 10/5/2004)"
Căn cứ này cùng với căn cứ vào Luật Tổ chức
Chính phủ, Luật Đất đai, đã đi đến quyết định thu hồi 5.540.712m2 tại các địa
phương thuộc Tỉnh Hưng Yên.
Lần theo các quyết định của Bộ TN-MT, Bộ
Tài chính, tôi đã phát hiện ra vấn đề thu hồi hơn 5 triệu mét vuông đất không
phải là điều lạ lẫm gì, bởi BÁO LAO ĐỘNG đã đặt dấu hỏi CÁCH ĐÂY 8 NĂM qua bài
báo "XÂY ĐÔ THỊ HAY ĐẦU CƠ ĐẤT?" (1) phát hành ngày 09/8/2004(trích):
Theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ
(Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 7.8.1999), quy mô dự án gần 500ha, vốn đầu tư
3.989 tỉ đồng là dự án nhóm A. Vậy mà UBND tỉnh Hưng Yên không công khai
mời đầu tư; đấu thầu theo quy định. Đây là dự án đổi đất lấy công trình, lẽ
ra phải làm theo Quyết định 22/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Nhưng tỉnh
"âm thầm" trao cho Cty Việt Hưng - doanh nghiệp mới thành lập hơn 10
tháng - gồm các thành viên là những Cty TNHH hành nghề trong các lĩnh vực:
Tư vấn đầu tư phát triển đô thị, xây dựng, môi giới kinh doanh bất động sản,
sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất... Mặt khác, dự án
làm vội vàng và sơ hở về mặt trình tự thủ tục, không theo quy định pháp luật về
xây dựng... nhưng vẫn được UBND tỉnh và các cấp thẩm quyền thông qua.
Ngoài ra, hai tác giả của bài báo còn cung
cấp thêm:
Vạch rõ những điều này, công văn 3796 BKH/TĐ&GSĐT
(ngày 18.6.2004) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Phương án đền bù giải
phóng mặt bằng dự án chưa bảo đảm tính khả thi; hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư,
khả năng tài chính cho việc thực hiện dự án...chưa đủ. Những điều này vi
phạm Thông tư 04/2003/TT-BKH ngày 17.6.2003 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về
hướng dẫn thẩm tra thẩm định dự án đầu tư. Vậy mà ngày 28.6.2004, Chủ tịch UBND
tỉnh vẫn lập tờ trình số 704/TT-UB gửi Thủ tướng Chính phủ xin thu hồi đất để giao
cho Cty Việt Hưng. Hai ngày sau (30.6.2004), Chính phủ đã ký Quyết định
742/QĐ-TTg đồng tình việc này ngay trước ngày Luật Đất đai (mới) có hiệu lực
(1.7.2004) (?).
Đúng vậy, như một "đám cưới
chạy...bầu", sau khi UBND tỉnh Hưng Yên phát hành tờ trình ngày 28/6/2004
thì ngày 29/6/2004, Bộ TN - MT cũng nhanh nhảu không kém khi cho ra văn bản
đúng một ngày sau!!! Vâng, để tức khắc ngày 30/6/2004, QĐ 742 ra đời như một
đứa trẻ đẻ non èo uột.
Với nền hành chính rề rà, quan liêu, đặc
biệt thời điểm 8 năm về trước, không khỏi nghi ngại về "đường cao
tốc" đi từ Bộ TN - MT và UBND tỉnh Hưng Yên, để tới ngay Văn phòng Chính
phủ (!). Chỉ riêng thời gian để các tờ trình, quyết định đẻ non như thế này
cũng đã buộc phải nghĩ về "con đường tơ lụa" mà Bộ TN - MT, UBND tỉnh
Hưng Yên, kể cả VPCP tạo cho Việt Hưng. Nhanh chóng đến "ngẩn ngơ"!
Ngỡ ngàng đến độ, QĐ 742 ban hành chỉ ĐÚNG TRƯỚC CÓ 1 NGÀY Luật đất đai (mới)
có hiệu lực!
Không những thế, bài "XÂY ĐÔ THỊ HAY
ĐẦU CƠ ĐẤT?" đã chỉ thẳng ra "năng lực không...vô biên"
của công ty Việt Hưng mà Bộ Xây Dựng và ngay cán bộ tỉnh Hưng Yên lên tiếng như
sau:
Để thực hiện một dự án xây khu đô thị, bắt buộc chủ đầu
tư phải chứng minh được năng lực tài chính. Điều này nêu rất rõ tại Điều 23
Nghị định 52/CP cũng như Thông tư 04/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Trong công văn 3796/BKH/ĐT&GSĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ: "Hồ sơ
dự án không có báo cáo tài chính 2 năm gần nhất nên chưa rõ năng lực tài chính
của chủ đầu tư, chưa có phương án cụ thể về vốn huy động, quay vòng...".
Về tiêu chuẩn đối với chủ đầu tư dự án khu đô thị, lãnh
đạo của Bộ Xây dựng và các tổng Cty xây dựng từng đầu tư các khu đô thị lớn
(xin không nêu tên), đều cho biết: Muốn xây thành công một khu đô thị, chủ đầu
tư phải có năng lực quản lý và năng lực kinh nghiệm. Vấn đề này Nhà nước chưa
ban hành văn bản quy định. Nhưng đây là tiêu chí không thể thiếu khi chọn chủ
đầu tư cho dự án. Cty Việt Hưng đã trình với UBND tỉnh Hưng Yên tập hồ sơ liệt
kê 354 công trình lớn nhỏ họ "đã tham gia". Nhưng các cán bộ Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên thừa nhận: "Cũng chỉ kiểm tra một vài công
trình, bởi thiếu kinh phí công tác nên không xác định được hết" (?).
Tại sao các ý kiến không đồng tình, quan
ngại sâu sắc về tính bất khả thi của dự án từ Bộ Xây Dựng, Bộ KH & ĐT, cách
làm việc qua loa, sơ sài của cán bộ Sở KH & ĐT Hưng Yên, kể cả Quyết định
22/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành đều bị phớt lờ từ UBND tỉnh Hưng Yên,
luôn cả VPCP - nơi giúp việc trực tiếp cho Thủ tướng ban hành các quyết định -
lại không hề hay biết???
Người dân đều biết:
- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vào thời
điểm đó là ông Đoàn Mạnh Giao. Nhiều
người không quên, ông Giao từng có mặt tại bữa cơm ở khách sạn Melia giữa Tôn
Anh Dũng và Tổng cục phó Tổng cục cảnh sát Cao Ngọc Oánh cùng 2 quan chức Văn
phòng chính phủ khác trong một vụ việc bị nghi ngờ đến Bùi Tiến Dũng PMU18(2)
- Bộ trưởng Bộ TN - MT vào thời điểm đó là
ông Mai Ái Trực [em trai ông Mai
Liêm Trực (cựu Thứ trưởng Bưu chính viễn thông) và ông Mai Kỷ (cựu Bộ trưởng -
Chủ nhiệm UB dân số)] (3)
- Bộ trưởng Tài chính vào thời điểm đó là
ông Nguyễn Sinh Hùng (hiện là Chủ tịch Quốc hội) - với phát ngôn nổi tiếng: kỷ luật hết thì lấy ai làm
việc(!).
- Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu Tư vào thời
điểm đó là ông Trần Xuân Giá.
- Bộ trưởng Bộ Xây Dựng vào thời điểm đó là
ông Nguyễn Hồng Quân. Người
đã từng bị Nguyên Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Văn An chê thẳng là "trả
lời vòng vo xa quá" (4).
- Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải vào
thời điểm đó là ông Đào Đình Bình.
"Tăm tiếng" của ông Bình không ai không biết rõ qua vụ bị "cảnh
cáo" ngày 21 tháng 6 năm 2006, Phan Văn Khải Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định thi hành kỷ luật, để sau đó ông ta bị "miễn nhiệm" chức Bộ
trưởng, ngày 29 tháng 6 năm 2006, do Quốc hội thông qua(5).
- Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Văn
Thông, vào thời điểm đó là đại tá - GĐ công
an tỉnh (6) - hiện nay chuẩn bị đi xuất ngoại tới Hoa Kỳ trong thời gian 07
ngày vào cuối tháng 5 năm 2012 để làm việc với các đối tác Hoa Kỳ (7) về hiện
đại hóa công nghệ của nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, thúc đẩy mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo thư mời của Tập đoàn Quang Minh (QMC)
- một tập đoàn lớn có vốn cả ngàn tỉ đồng, chi nhánh nhiều nơi, trong đó có chi
nhánh tại Hưng Yên(8). Tình hình nước sôi lửa bỏng, dân oán thán, khổ đau vì
mất đất, ông Chủ tịch Thông không lo làm sao giải quyết cho dân lại đi Hoa Kỳ
"bàn chuyện hợp tác làm ăn" - vốn dĩ không phải nhiệm vụ của một ông
chủ tịch tỉnh(!!!).
Theo giới thiệu về "tiểu sử sơ
lược" với "thành tích" khá "vang dội" của các ông nêu
trên, cho thấy các ông này đều có liên quan trách nhiệm đến QĐ 742, bởi theo
điều 3, họ được nêu đích danh.
***
Ý kiến, quản lý ngành, giám sát, theo dõi,
phối hợp của các bộ nói trên phải chịu trách nhiệm đến đâu để ngày nay, UBND
tỉnh Hưng Yên bóp xiết việc cưỡng chế đất tại Xuân Quan vừa qua trở thành
"câu chuyện nhỏ xíu" để giao về cho Huyện Văn Giang và dường như đang
lôi cả ông Nguyễn Tấn Dũng "vào tròng" nhằm cho rất nhiều mũi dùi
đang hướng về ông Thủ tướng "xuất sắc nhất Châu Á" cùng cô con gái
cưng mà có công ty có lẽ vô tình bị trùng bởi chữ "Việt Hưng"???
Hình ảnh ông Đại tướng Phùng Quang Thanh -
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cũng đang bị lôi vào cuộc khi ngay trang nhà
"Ecopark" có bài viết thông tin ông Thanh đã về thăm và động viên
"khu đô thị" này! Dân chúng cũng biết ông Phùng Quang Thanh là Đại
biểu quốc hội khóa XIII thuộc tỉnh Hưng Yên! (9).
***
Vụ cưỡng chế bất hợp pháp, dã man từ Xuân
Quan - Văn Giang - Hưng Yên đã trở thành vụ cướp lớn nhất, táo tợn nhất của
"lịch sử cướp đất" trong vòng 20 năm qua do người CS gây ra! Chỉ còn
thiếu mỗi... CHÓ SĂN (như tại Vinh Quang - Tiên Lãng) thì "mỹ nữ cướp
đất" mang tên "người cộng sản Việt Nam" sẽ trở thành đương kim
"hoa hậu phi nhân", bỏ xa "nàng" Myanmar trước đây!
Mức độ đàn áp kinh khủng trăm lần hơn tại
Cống Rộc khi so về quy mô, mức độ tàn bạo, hung tợn bởi đội quân thổ phỉ mệnh
danh"công an nhân dân". Cả ngàn tên "còn đảng còn mình"
cùng hùng hục xông vào đấm, đá, ném lựu đạn cay, xúc, ủi, tống cổ người nông
dân làm rợn người cho bất kỳ người lương thiện nào trước thói côn đồ của bọn ác
ôn.
Thảm trạng này thật quá đau lòng! Hình ảnh
người nông dân oằn mình chịu đánh làm quặn thắt tâm can của bất kỳ ai!
***
Hưng Yên (10) nguyên thuộc thừa tuyên Sơn
Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2
(1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh
Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ
thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành
lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn
Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê,
Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập).
Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200
năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước
đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài.
Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố
Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người
Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu:
"Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Hưng Yên còn là vùng đất Địa Linh Nhân
Kiệt, luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở mỗi thời đại. Tỉnh có 4 trạng
nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước. Hiện tại Văn miếu Xích Đằng
còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ
phong kiến.
Người dân cũng không quên, Hưng Yên là quê
quán của ông Nguyễn Văn Linh - Cố TBT ĐCSVN!
Đất địa linh nhân kiệt, sao giờ đây người
dân cô đơn, trơ trọi quá đỗi? "Phố Hiến" đã nuôi nấng biết bao hiền
tài kiệt xuất, sao giờ đây lại có " những người con quê hương yêu
dấu" vô lương tâm, thẳng tay nệm dùi cui, nắm đấm lên đầu dân? Đau đến xé
mắt, cay lòng với những quả đạn nồng nặc mùi thuốc súng!
Có ai cứu người nông dân Việt Nam không?!
Có ai không?!
Nguyễn Ngọc Già
________________
________________
.
.
.
No comments:
Post a Comment