Lê Phục Văn - Trí Nhân Media
Thứ
sáu, ngày 27 tháng tư năm 2012
Dân tộc VN lại có thêm một ngày tháng Tư đầy uất hận sau khi
3000 công an và côn đồ tràn vào 3 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để
trấn áp và cướp đoạt 70 mẫu ruộng của nông dân. Không uất hận sao được khi 2000
nông dân tay không tấc sắt phải đương đầu với một lực lượng vượt trội hẳn về
quân số và khí giới, cộng với hàng chục chiếc xe ủi đất, vào rạng sáng ngày
24/4 vừa qua.
Đây rõ ràng là một cuộc "hiệp đồng tác chiến" từ trung
ương xuống đến địa phương, mà ngay trong bản tin của đảng cũng khẳng định rõ là
có lực lượng công an cơ động đến từ bộ. Điều rõ ràng hơn nữa là cuộc hành quân
này được lên kế hoạch một cách qui mô, với báo chí bị cấm loan tin một cách
triệt để và toàn bộ khu vực đều bị phá sóng điện thoại và bị bao vây cô lập. Nó
chứng tỏ là bạo quyền Hà Nội nhất quyết không để xảy ra một biến cố Đoàn Văn
Vươn nữa, và đã tính toán rất kỹ lực lượng kháng cự gồm bao nhiêu người, tập
trung ra sao và sẽ phản ứng như thế nào.
Và nó đã bộc lộ môt sự thật: Nhà cầm quyền Hà Nội đang dấn sâu
vào con đường phản dân, hại nước.
Thế nhưng dù nỗ lực đến đâu chăng nữa, bạo quyền Hà Nội vẫn
không thể bưng bít được mức độ tàn bạo và dã man của vụ này. Báo chí lề đảng
không đăng tải, truyền hình không trình chiếu, nhưng toàn thế giới đã tận mắt
chứng kiến cuộc chiến không cân sức giữa những nông dân mất đất với các lực
lượng "còn đảng còn mình". Tất cả đều nhờ hệ thống internet và các
dụng cụ truyền thông hiện đại nên nhiều đoạn phim đã được phổ biến nhanh chóng
trên toàn thế giới.
Điều đáng nói nhất là dù chiếm được đất, qua lời huyênh hoang
"thành công trong cuộc cưỡng chế", nhưng bạo quyền Hà Nội đã hoàn
toàn đánh mất lòng dân, nếu không muốn nói là công khai đẩy dân vào phòng tuyến
đối kháng với chế độ. Họ có thể dập tắt được sức kháng cự của giới dân oan trong
vụ Văn Giang, nhưng sẽ tiếp tục đối đầu với làn sóng kháng cự ở nhiều nơi khác.
Nếu Tiên Lãng là phát súng đầu tiên thì Văn Giang chỉ là trận chiến khởi đầu về
mức độ qui mô. Đảng và nhà nước cộng sản biết rút kinh nghiệm đàn áp, thì giới
dân oan cũng sẽ tìm ra biện pháp đấu tranh mới mà mức độ ôn hòa hay bạo động sẽ
tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Yếu tố đầu tiên vẫn là sức mạnh tinh thần. Nếu thật sự có quyết
tâm "giữ đất hay là chết", như gia đình Biện Lại - Mười Chức ở cánh
đồng Nọc Nạn, thì lực lượng đàn áp dù có thành công cũng phải thiệt hại nặng
như trong vụ Tiên Lãng. Để đạt được yếu tố này, dĩ nhiên là cần phải chiến
thắng được sự sợ hãi. Nhưng nếu người kháng cự biết lo sợ cho tính mạng của
mình thì lực lượng công an và côn đồ cũng lo sợ . Bọn chúng được trả công để
tấn công, nhưng chắc chắn vẫn xem mạng sống quý hơn vài trăm ngàn đồng.
Yếu tố thứ nhì là tinh thần đoàn kết. Tinh thần này rất cần
trong mỗi vụ phản kháng, nhưng càng cần hơn nữa trên bình diện rộng hơn. Nói
một cách cụ thể là phải phát động đồng loạt các vụ phản kháng, chiếm lại ruộng
đất ở khắp nơi, chứ không chỉ chờ đến ngày bạo quyền ra tay cưỡng chế ở Dương
Nội, Văn Giang hay Đồng Nai. Điều này sẽ làm phân tán lực lượng của bộ công an,
khó có thể tập trung thành từng toán quân đông đảo như trong cuộc hành quân ở
Văn Giang.
Yếu tố thứ ba là khả năng tổ chức và phối hợp giữa các vụ nổi
dậy trong lãnh vực thông tin và truyền thông đến toàn thế giới. Đây là yếu tố
thành công của cuộc nổi dậy ở làng Ô Khảm bên Trung Quốc. Các tin tức được loan
truyền rất nhanh, giúp cho người dân biết chính xác diễn tiến và những gì cần
phải làm, kể cả việc vây bắt toàn bộ các quan chức trong xã để làm con tin.
Và yếu tố cuối cùng là cần phải có sự tiếp tay và yểm trợ của
nhiều giới, trong cũng như ngoài nước, đặc biệt là giới trí thức ở thành thị và
những cựu chiến binh của chế độ. Một trong những yểm trợ thiết thực nhất là
chọc thủng bức tường bưng bít thông tin của chế độ, bằng cách loan tải nhanh
chóng các diễn biến các cuộc nổi dậy đến người dân khắp nơi, từ các quán cà phê
vỉa hè cho đến chợ búa và trường học. Hãy giải thích cho người dân biết rằng,
giới nông dân phải nổi dậy chỉ vì lẽ sống và phương tiện sống của họ bị bè lũ
tư bản và cường hào ác bá đỏ cướp đoạt, khiến họ lâm vào đường cùng.
Còn một điểm xin nhấn mạnh là phải làm sao thuyết phục được
những tay anh chị giang hồ hảo hán biết rằng lũ công an đang mượn tay họ để đàn
áp đồng bào minh. Hãy nói cho họ biết rằng, việc đánh đập lương dân không phải
là hành vi hào hiệp của giới giang hồ hảo hán, tức những người "đầu đội
trời chân đạp đất" từng đi vào văn thơ của dân gian như tướng cướp Bạch
Hải Đường thời Pháp thuộc, Bảy Viễn hay Đại Cathay trước năm 1975.
Chính vì thế, nếu như không có khả năng đánh cướp nhà giàu để
giúp dân nghèo, thì cũng đừng tiếp tay với bọn "cướp ngày" trong việc
cưỡng đoạt miếng cơm manh áo của những người chỉ biết "đổ mồ hôi, sôi nước
mắt" trên đồng ruộng của họ. Đừng tiếp tay cho các gia đình Nguyễn Tấn
Dũng, Nguyễn Minh Triết, Phùng Quang Thanh, Tô Huy Rứa v.v... làm giàu trên nỗi
đau của người dân. Điển hình là vụ cướp đất ở Văn Giang là để giao cho các công
ty mà Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, xây dựng các biệt thự và
chung cư sang trọng cho tầng lớp tư bản đỏ.
Nhưng điều đáng nói nhất là tại sao phải bán mạng cho bè lũ công
an "còn đảng còn mình" khi chính chúng lại là những kẻ đàn áp chính
mình và đồng bào mình? Không lẽ giới giang hồ hảo hán tại VN không nhận thức
được rằng, chính cái chế độ độc tài phi nhân của đảng cộng sản đã dẫn đến sự bất
công và thối nát của toàn xã hội, mà chính mình cũng là nạn nhân?
Đất nước Việt đang đắm chìm vào thời kỳ loạn lạc. Dù không có
chiến tranh nhưng súng nổ và đạn bay ở khắp nơi. Cơ hội để thay đổi xã hội đang
nằm trong tay mỗi người, từ lương dân cho đến các anh hùng hảo hán trong giới
giang hồ.
Đã đế
n lúc, mỗi người dân, không phân biệt một ai, hãy góp sức mình
để giải trừ chế độ phi nhân, xây dựng một xã hội thật sự an lạc, dân chủ và
thượng tôn luật pháp!
Lê Phục Văn
.
.
.
No comments:
Post a Comment