Saturday 28 April 2012

BÙI THỊ MINH HẰNG ĐƯỢC THẢ - NHIỀU KẺ TẼN TÒ ! (Lê Nguyên Hồng)




Lê Nguyên Hồng
Sunday, April 29, 2012

Chiều qua đọc tin chị Bùi thị Minh Hằng được nhà cầm quyền trả tự do,định viết vài dòng chúc mừng, nhưng bận chút việc nên chưa viết được. Lúc này thức dậy sau giấc ngủ ngắn, tôi viết vội mấy câu chúc mừng: “Chúc mừng Hằng được tựdo”.


Những kẻ nói xấu chị, tấn công chị lâu nay có đủ thành phần, nhà báo, công an, và tất nhiên có cả lũ cò mồi bồi bút trên mạng Internet. Bọn chúng đang tẽn tò vì tin sốt dẻo: Bùi Hằng được thả. Tôi nói “thả”, không phải “tha”,vì Hằng không có tội gì mà cần phải tha tội.
Có lẽ tôi là người đầu tiên viết bài ủng hộ và bênh vực Bùi Thị Minh Hằng ngay từ lúc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đang hồi quyết liệt tại Hà Nội. Kể từ khi đoạn clip quay cảnh những người bị bắt lên xe, trongđó có Bùi Hằng, bức xúc vì chỉ bày tỏ lòng yêu nước mà cũng bị đàn áp, Hằng đã chửi. Tiếng chửi là vũ khí cuối cùng của phụ nữ dùng để tự bảo vệ mình và tấn công lại vũ lực của kẻ ác.

Bài viết “Văn hóa biểu tình” của tôi đã lập tức chặn đứng được những lời gièm pha khiếm nhã của một vài cây bút có tầm suy nghĩ hạn hẹp nhỏ nhen, cổ hủ, và có thể còn nặng về đố kỵ trên mạng. Hằng cũng vào diễn đàn viết comment cảm ơn tôi. Thực ra, một cách không chính thức, tiếng chửi vốn còn được coi là một khiá cạnh văn hóa của nền văn minh lúa nước. Tuy không có bản văn nhà nước nào công nhận nó, nhưng nó vẫn tồn tại hàng ngàn năm nay trong nền văn hóa Việt Nam…

Hằng đã chửi trong tình huống không thể làm gì khác. Đó là quyền trong Nhân quyền, và cũng là hành động ôn hòa. Chửi tục hay nói tục đều không phạm pháp, vì chỉ dùng lời mà thôi. Nhiều người tỏ ra đạo mạo sạch sẽ bềngoài, chê bai những người nói tục, chửi bậy, nhưng chưa hẳn tâm hồn đã trong sáng, và lương tâm chưa chắc đã trong sạch.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập – một người hoàn toàn nghiêm túc –đã từng nói nửa đùa nửa thật: “Một ngày không nói tục thì thấy nhạt miệng”.Nhiều người không hề biết, nói tục và chuyện tiếu lâm là món ăn tinh thần không thể thiếu của những người lao động chân tay tập thể trong những công việc nặng nhọc kéo dài…

Khi nhà văn Nguyễn Quang Lập viết bài “Hoa cho Bùi Hằng”, một vài kẻ lắm điều trên mạng lại buông lời gièm pha, rồi lôi luôn một số vị nhân sĩ trí thức trong nước khác ra như Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vv.., để nói xấu, để đánh hội đồng họ. Tôi nói với Nguyễn Quang Lập là để tôi lên tiếng, nhưng anh bảo“cứ kệ họ nói anh ạ”. Thật ngạc nhiên, những người bênh Hằng không xấu, Bùi Hằng không xấu, mà chính những kẻ hay gắp lửa bỏ tay người kia mới trở nên lốbịch…

Hôm nay Bùi Hằng được thả, những kẻ tung tin nói xấu chị,bươi móc đời tư chị lại được một dịp tẽn tò, khi chị được về với cộng đồng sau những ngày tù bất công. Chị là ai, tôi không mấy quan tâm, đời tư chị thế nào, tôi không cần tìm hiểu. Tôi chỉ biết chị luôn có mặt đi đầu trong đoàn người yêu nước biểu tình chống quân xâm lược Trung Quốc, thế là đủ.

Bùi Thị Minh Hằng đã về nhà, cũng có thể chị phải tá túc đâuđó vì hoàn cảnh éo le, và để tìm kiếm sự bảo vệ từ cộng đồng. Và biết đâu đấy, có thể Bùi Hằng sẽ mắc một sai lầm nào đó trong đường đời, đó cũng sẽ là chuyện bình thường. Nhưng trong mắt tôi, Hằng vẫn rất đẹp, vì Hằng dám cất tiếng hô vang: Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam!

Lê Nguyên Hồng

-------------------------------

22:18 - 28/04/2012

Dưới tựa đề “ Bùi Thị Minh Hằng được hưởng khoan hồng”, một bài báo trang điện tử báo An Ninh Thủ Đô ngày 28/4/12 http://www.anninhthudo.vn/Thoi-su/Bui-Thi-Minh-Hang-duoc-huong-khoan-hong/445412.antd cho biết, để thực hiện điềuđược gọi là sự “khoan hồng của đảng và nhà nước” (CSVN), chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ được bàn giao cho chính quyền địa phương (Vũng Tàu, Bà Rịa) để “phối hợp cùng gia đình tiếp tục giáo dục trở thành công dân tốt”.

Như vậy chị Bùi ThịMinh Hằng đã đưọc ra khỏi nhà tù nhỏ, “cơ sở giáo dục” Thanh Hà (Vĩnh Phúc), đểra ngoài nhà tù lớn Việt Nam và sẽ bị quản chế ở địa phương từ ngày 28/4/2012.

Chị Bùi Minh Hằng, 48 tuổi, đã tham gia một loạt những cuộc biểu tình chống sự xâm lược của Trung Quốc trong năm 2011, và bị bắt cóc đi mất tích hôm 27/11/2011 sau khi tham gia một cuộc biểu tình ở Sài Gòn hôm 27 tháng 11. Một ngày sau đó chị Hằng bị đưa tới trung tâm Thanh Hà, một nơi được gọi là Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm, ở tỉnh Vĩnh Phúc và sẽ bị giam trong vòng 2 năm mà không được đưa ra tòa xét xử.
Việc bắt giam chị Bùi Thị Minh Hằngđã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại VN cũng như cộng đồng quốc tế.Nhiều nhà trí thức, trong đó có các giáo sư, nhà văn và một cựu tướng lãnh 96 tuổi (tướng Nguyễn Trọng Vĩnh), đã viết một lá thư công khai cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để đòi trả tự do ngay cho chị. Những người ký tên trong thư này nói rằng, chị Hằng bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa và việc bắt giữ bà vi phạm các luật lệ quốc tế về nhân quyền.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tếcũng đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội phải phóng thích chị Hằng vôđiều kiện. Ông Phil Robertson, phó Giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, nói rằng, vụ bắt giam bà Hằng cho thấy “bộ mặt thật của cái gọi là nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.” Ông Robertson cũng nói thêm rằng ở Việt Nam hiện nay những người bị nghi có tội được xem là có tội và giới hữu trách được quyền giam giữ một cách tùy tiện những người mà họ xem là gây khó khăn cho họ.

Về phía nhà cầm quyền Hà Nội, trong cuộc họp báo ngày 6/01/12, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết, phản ứng về các ý kiến chỉ trích quyết định đưa bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sởgiáo dục, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định rõ: “Tại Việt Nam, không ai bị bắt vì lý do bày tỏ chính kiến". Chỉ những người có hành vi vi phạm pháp luật mới bị bắt giữ, xử lý. Việc xử lý trường hợp bà Hằng là phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

Để bắt giam chị Bùi Thị Minh Hằng, Hà Nội đã dùng Nghị định 125/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 và Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2003; ( là hậu thân của nghị định 31/CP do cố thủ tướng


.
.
.

1 comment:

View My Stats