VOA
Thứ Hai, 30 tháng 4 2012
Viện Kiểm sát Nhân dân của Việt Nam đã truy tố ba người về tội tuyên truyền
chống nhà nước vì đã dùng Internet để phản đối các chính sách của chính phủ và
cổ vũ thảo luận chính trị trên Internet.
Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm trước sự kiện ba người này bị truy tố, nhất là việc truy tố này góp phần vào hướng đáng lo ngại của cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trên Internet.
Nhà chức trách Việt Nam đã tố giác hai ông Nguyễn Văn Hải, Phan thanh Hải và bà Tạ Phong Tần đã đưa lên Internet 421 bài trên các trang blog của họ để “nói xấu và chống đối nhà nước.”
Ba người này đang chờ xử và nếu bị kết tội, họ phải đối mặt với mức án 20 năm tù, theo Điều 88 của bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Cả ba blogger này đã coi thường nhà chức trách khi gia nhập Câu lạc bộ Các nhà báo Tự do, một nhóm truyền thông độc lập.
Nói chung, các cơ quan truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ tại Việt Nam và các trang mạng xã hội như Facebook hô hào đối thoại độc lập thường xuyên gặp giới hạn.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhằm mở rộng tầm vóc và chiều sâu trong mối quan hệ, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn quan tâm vì tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiếp tục bị bỏ lại phía sau.
Các bộ luật với lời lẽ mơ hồ được ban hành với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia đã được sử dụng để hù dọa, và trong nhiều trường hợp đã được sử dụng để bỏ tù những nhà hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và nhiều giới chức hàng đầu của Hoa Kỳ đã nói rõ là Việt Nam cần có tiến bộ đáng kể bằng cách chấm dứt các lối hành xử như vậy để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tất cả người Việt Nam, trong đó có tự do bày tỏ chính kiến và chỉ trích các chính sách của chính quyền.
Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm trước sự kiện ba người này bị truy tố, nhất là việc truy tố này góp phần vào hướng đáng lo ngại của cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trên Internet.
Nhà chức trách Việt Nam đã tố giác hai ông Nguyễn Văn Hải, Phan thanh Hải và bà Tạ Phong Tần đã đưa lên Internet 421 bài trên các trang blog của họ để “nói xấu và chống đối nhà nước.”
Ba người này đang chờ xử và nếu bị kết tội, họ phải đối mặt với mức án 20 năm tù, theo Điều 88 của bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Cả ba blogger này đã coi thường nhà chức trách khi gia nhập Câu lạc bộ Các nhà báo Tự do, một nhóm truyền thông độc lập.
Nói chung, các cơ quan truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ tại Việt Nam và các trang mạng xã hội như Facebook hô hào đối thoại độc lập thường xuyên gặp giới hạn.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhằm mở rộng tầm vóc và chiều sâu trong mối quan hệ, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn quan tâm vì tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiếp tục bị bỏ lại phía sau.
Các bộ luật với lời lẽ mơ hồ được ban hành với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia đã được sử dụng để hù dọa, và trong nhiều trường hợp đã được sử dụng để bỏ tù những nhà hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và nhiều giới chức hàng đầu của Hoa Kỳ đã nói rõ là Việt Nam cần có tiến bộ đáng kể bằng cách chấm dứt các lối hành xử như vậy để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tất cả người Việt Nam, trong đó có tự do bày tỏ chính kiến và chỉ trích các chính sách của chính quyền.
* Bài xã luận
"Hoa Kỳ quan tâm về 3 blogger Việt Nam" phản ánh quan điểm chính thức
của chính phủ Hoa Kỳ
--------------------------------------------------
Luật sư Hà Huy Sơn
1/05/2012
Sau
hàng loạt các sự kiện chính quyền bỏ tù Lê Chí Quang, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Thanh
Nghiên, NguyễnVăn Hải (Blogger Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Blogger), Tạ Thị
Phong Tần (Blogger)… vì bày tỏ chính kiến về vấn đề bảo vệ chủ quyền Tổ quốc;
và việc chính quyền đàn áp các cuộc biểu tình tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đưa
bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục vì phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển
Đông mùa hè năm 2011 thì niềm tin về
trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của chính quyền đối với tôi đã mất.
Ngày
29/04/2012, chính quyền đã trả tự do cho bà Bùi Thị Minh Hằng. Tôi không bàn ở
đây vấn đề quyết định đưa bà Hằng vào cơ sở giáo dục Thanh Hà và cách trả tự do
cho bà Hằng của chính quyền là đúng hay sai theo quy định của pháp luật Việt
Nam; và việc trả tự do cho bà Hằng là do sự tự thay đổi của chính quyền hay do
áp lực của dư luận trong nước và quốc tế. Nhưng dù sao, việc chính quyền trả tự
do cho bà Bùi Thị Minh Hằng cũng lấy lại niềm tin đã mất của tôi về trách nhiệm
bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của chính quyền hiện nay.
Tôi
hy vọng phiên tòa hình sự sơ thẩm tới đây xét xử 3 blogger Nguyễn Văn Hải, Phan
Thanh Hải, Tạ Thị Phong Tần vì đã bày tỏ chính kiến đối với vấn đề bảo vệ chủ
quyền Tổ quốc nhưng bị truy tố về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” sẽ được Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh công minh xét xử
đúng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và các quy định của Công ước
về những quyền Dân sự và Chính trị (1966) mà Việt Nam tham gia năm 1982.
Nếu
Công lý và Pháp luật được tôn trọng thì Niềm tin của tôi sẽ ở lại…
Bắc
Giang, 30/04/2012
H.H.S.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
.
.
.
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu