Sunday, 11 August 2024

VIỆT NAM & PHILIPPINES HOÀN THÀNH DIỄN TẬP CHUNG ĐẦU TIÊN TRÊN BIỂN ĐÔNG (BBC News Tiếng Việt)

 



Việt Nam và Philippines hoàn thành diễn tập chung đầu tiên trên Biển Đông

BBC News Tiếng Việt

10 tháng 8 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr40lv31ed0o

 

Việt Nam và Philippines đã hoàn thành đợt huấn luyện chung trên biển về tìm kiếm và cứu hộ cũng như phòng chống cháy nổ hôm 9/8/2024.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/28dc/live/44b05d90-56d0-11ef-8c6e-1fc29663585e.png.webp

Tàu CSB 8002 của Việt Nam tham gia luyện tập cứu hộ cứu nạn cùng tàu BRP Gabriela Silang của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sáng 9/8/2024

 

Reuters đưa tin con tàu CSB 8002 dài 90 mét của Việt Nam hôm 5/8 đã cập cảng Manila, cùng với tàu tuần tra ngoài khơi BRP Gabriela Silang của Philippines tham gia diễn tập mô phỏng về chữa cháy, cứu nạn và ứng phó y tế.

Trong quá trình thao dượt, thủy thủ trên tàu CSB 8002 và Gabriela Silang đã cùng phun vòi rồng vào một con tàu Philippines thứ hai để mô phỏng việc giải cứu một chiếc thuyền đang cháy trên Biển Đông.

Sau đó, một máy bay trực thăng của Philippines thả những hình nộm màu cam xuống biển và hai con tàu cùng thả những chiếc thuyền cao su nhỏ nhấp nhô trên những con sóng cao cả mét để vớt các nạn nhân giả định vào.

 

 

·        Việt Nam và Philippines lần đầu huấn luyện chung trên biển, Trung Quốc phản ứng thế nào?7 tháng 8 năm 2024

·        Máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc 'bay gần bờ biển Việt Nam'5 tháng 8 năm 2024

·        Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?1 tháng 8 năm 2024

 

 

‘Hy vọng Việt Nam noi gương’

 

Cuộc tập huấn này là lần hợp tác mới nhất giữa hai quốc gia đang có tranh chấp kéo dài về lãnh thổ trên Biển Đông với Bắc Kinh. Philippines và Việt Nam cũng có chung lo ngại về tự do hàng hải do hoạt động của tàu Trung Quốc trên tuyến đường thương mại quan trọng.

“Cuộc diễn tập của chúng tôi thiên về khía cạnh nhân đạo hơn,” Lawrence Roque, sĩ quan chỉ huy tàu BRP Gabriela Silang, nói với các phóng viên trên tàu.

“Thật tốt khi chúng tôi đang đi theo một hướng, đó là cách tiếp cận của Philippines dựa trên luật lệ,” ông nói thêm.

“Chúng tôi cũng hy vọng rằng Cảnh sát biển Việt Nam, đặc biệt là Chính phủ Việt Nam, cũng sẽ… tiếp bước Philippines trong việc tăng cường hoặc tuân theo cách tiếp cận dựa trên luật lệ,” AFP dẫn lời ông Lawrence Roque.

Bộ Quốc phòng Việt Nam cho hay Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam, do Thượng tá Hoàng Quốc Đạt, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, làm trưởng đoàn đã rời cảng Manila hôm 9/8.

Phát biểu trước khi rời đi, Thượng tá Hoàng Quốc Đạt khẳng định chuyến thăm không chỉ tăng cường mối quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines mà còn là dịp để cán bộ, chiến sĩ hai bên giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển…

 

 https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/559d/live/f278d980-56cf-11ef-aebc-6de4d31bf5cd.png.webp

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines chào khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam đi qua

 

 

‘Bước phát triển quan trọng’

 

Đây là lần đầu tiên Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức tàu sang thăm, trao đổi kinh nghiệm thực thi pháp luật trên biển với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.

"Cuộc tập huấn chung giữa cảnh sát biển Philippines và Việt Nam cho thấy một bước phát triển quan trọng trong hợp tác giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Kể từ khi Hà Nội bày tỏ mong muốn đàm phán với Manila về các tuyên bố chồng chéo, động lực đằng sau quan hệ song phương tiếp tục phát triển," nhà phân tích địa chính trị Don McLain Gill từ trường Đại học De La Salle ở Manila nhận định với BBC Tiếng Việt vào hôm 6/8.

"Cả hai nước đã chứng minh rằng mặc dù có các tuyên bố mâu thuẫn nhau, họ vẫn có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho hợp tác an ninh hàng hải nhằm đóng góp vào hòa bình và ổn định của vùng biển khu vực trước mối quan ngại chung về sự bành trướng của Trung Quốc," ông Gill nói thêm.

Việt Nam và Philippines gần đây đều nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý trên biển lên Liên Hợp Quốc.

Cuộc tập huấn với Việt Nam diễn ra sau khi Philippines vừa hoàn thành hai ngày tập trận hàng hải với quân đội Úc, Canada và Mỹ vào ngày 8/8.

Đây là là cuộc tập trận đầu tiên có sự tham gia của 4 quốc gia mà Manila cho biết là nhằm thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e377/live/2d0f79f0-56d0-11ef-8f0f-0577398c3339.png.webp  (Reuters)

Lực lượng Việt Nam mô phỏng công tác cứu nạn

 

 

Phản ứng của Trung Quốc

 

Sau khi thông tin về cuộc tập huấn chung được công bố, Trung Quốc đã có một số phản ứng liên quan về vấn đề Biển Đông.

Trong chưa đầy một tuần, máy bay không người lái (UAV) được xác định là loại Wing Loong-10 (WZ-10) của Trung Quốc đã bay gần bờ biển Việt Nam, lần lượt vào ngày 2/8 và 7/8, theo thông tin từ Global Defense NewsNewsweek và Reuters.

Ngày 2/8, một máy bay WZ-10 xuất phát từ đảo Hải Nam, bay cách bờ biển Việt Nam khoảng 100 km và quay trở lại sau khi đến ngang thành phố Nha Trang.

Đến ngày 7/8, một máy bay WZ-10 cất cánh từ đảo Hải Nam của Trung Quốc và đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bay dọc bờ biển khoảng 800 km và sau đó quay đầu ở địa điểm gần thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.

Chuyến bay diễn ra chỉ vài ngày sau khi có thông tin về cuộc diễn tập chung trên biển lần đầu tiên giữa Việt Nam và Philippines cũng như trong thời điểm Việt Nam trải qua các diễn biến chính trị chấn động.

 

BẢN ĐỒ : Máy bay không người lái Trung Quốc bay dọc bờ biển Việt Nam

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/5e13/live/91bb6b20-56d0-11ef-8f0f-0577398c3339.png.webp

 

Báo South China Morning Post ở Hong Kong hôm 26/7 có bài có bài phân tích những tác động tiềm tàng từ việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời đối với tình hình Biển Đông.

Trong đó, ông Trương Minh Lượng, Phó Giáo sư chuyên về Đông Nam Á và Biển Đông tại Đại học Kỵ Nam (Quảng Châu), nhận định sự kiện Việt Nam nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông lên Liên Hợp Quốc có thể được thực hiện dưới sự giám sát của ông Tô Lâm.

"Thời điểm này thật thú vị - có lẽ nhằm mục đích... thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc cho công chúng trong nước xem, đồng thời cố gắng gia tăng lợi thế thương lượng của ông Lâm đối với Trung Quốc.

"Điều đó cho thấy ông Tô Lâm một mặt sẽ làm theo cách tiếp cận của ông Trọng trong việc đối phó với các cường quốc... nhưng mặt khác sẽ có những khác biệt, biến thể và các nước đi sáng tạo," ông Trương nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều mà họ khẳng định thông qua việc triển khai rộng khắp lực lượng bảo vệ bờ biển ở các khu vực bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.

Hải cảnh Trung Quốc đã bị cáo buộc gây hấn và làm gián đoạn các hoạt động đánh bắt thủy sản và khai thác năng lượng của các nước như Malaysia, Philippines và Việt Nam, gây lo ngại về sự leo thang mâu thuẫn và thách thức mối quan hệ giữa các nước trong khu vực.

Trung Quốc thường nói rằng hải cảnh của họ đang hành động chuyên nghiệp và hợp pháp để bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi những kẻ xâm phạm.

 

VIDEO : "Trung Quốc va chạm Philippines ở Bãi Cỏ Mây: Hà Nội - Bắc Kinh - Washington nói gì?", Thời lượng 9,55

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr40lv31ed0o

 

 

Tàu chiến Việt Nam thăm Trung Quốc

 

Trong một diễn biến khác, tàu hộ vệ tên lửa 015-Trần Hưng Đạo của hải quân Việt Nam đã cập cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc hôm 7/8 để “nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau”.

Tờ South China Morning Post hôm 8/8 dẫn nguồn từ Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của Trung Quốc cho biết tàu 015-Trần Hưng Đạo đã đến Quảng Đông trong một chuyến thăm kéo dài 5 ngày.

Thời báo Hoàn cầu đưa tin hải quân Việt Nam và Trung Quốc sẽ “tổ chức các chuyến tham quan tàu, chiêu đãi trên boong, trao đổi văn hóa, tập huấn chung và các hoạt động khác”.

Căn cứ hải quân Trạm Giang là nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Hải quân Chiến khu miền Nam của Trung Quốc để giám sát Biển Đông.

 

-----------------

Tin liên quan

·         

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?

1 tháng 8 năm 2024

·         

Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (bài 1)

3 tháng 7 năm 2024

·         

Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng, sòng phẳng' như Philippines?

27 tháng 6 năm 2024

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats