Sunday, 25 August 2024

VÌ SAO ÔNG TÔ LÂM KHÔNG MUỐN NHƯỢNG GHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC CHO NGƯỜI KHÁC? (Trương Nhân Tuấn / Facebook)

 



Vì sao ông Tô Lâm không muốn nhượng ghế Chủ Tịch Nước cho người khác?   

Nhân Tuấn Trương

25/08/2024  01;30   

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid025UgJvBuVWdPonMzmovebo877P1Rgap6rpZsVruN7y5LG2TCvi6r7TiMpw1rZ4HoTl

 

Tiếp theo bài viết hôm qua, chủ đề "cuộc họp bất thường của QH nhằm kiện toàn nhân sự" vào ngày mai 26-8. Nhiều người tiên đoán rằng sớm hay muộn ông TL sẽ phải rời ghế CTN. Nếu không vào ngày mai thì vào buổi họp thường lệ của QH vào tháng 10 năm 2024.

 

Theo tôi thì sẽ không có vụ ông TL bị QH "miễn nhiệm" chức CTN vào buổi họp "bất thường" vào ngày mai 26-8. Ông TL sẽ không để xảy ra một bất ngờ khác, như lúc bị QH lột chức bộ trưởng BCA ngày 22-5-2024. Ông TL cũng sẽ không bao giờ nhượng ghế CTN cho người khác, vào bất kỳ thời điểm nào, ngoại trừ có một áp lực lớn lao bắt buộc TL phải làm việc này.

 

Câu hỏi đặt ra 1/ Vì sao ông TL không muốn nhượng ghế CTN cho người khác ? 2 / Có hay không một áp lực (đe dọa hay thuyết phục) khiến ông TL nhượng ghế CTN ?

 

Ta nên biết rằng chuyến công du TQ của TL trên cương vị CTN kiêm TBT, chỉ sau vài ngày nhiệm chức, hiển nhiên có mục đích cho TQ thấy rằng có sự liên tục và kế thừa giữa người tiền nhiệm NPT và người kế nhiệm TL.

 

Vấn đề là do cách tổ chức chính trị biệt lệ của VN, quyền lực song trùng bên đảng bên nhà nước. Quyền lực bên nhà nước (chính phủ) là quyền lực "chính danh", đại diện cho quốc gia. Quyền lực bên đảng là quyền lực "nặc danh", đại diện cho đảng. Biệt lệ là chỗ quyền lực đảng đứng trên quyền lực nhà nước.

 

Vì vậy đối với TQ có hai quyền lực phải kế thừa: bên đảng và bên nhà nước.

 

Thông lệ quốc tế có sự "công nhận" giữa quốc gia với quốc gia. Đây là điều kiện thứ tư để một quốc gia (mới khai sanh) được cộng đồng quốc tế nhìn nhận với "tư cách pháp nhân quốc gia". Ngoài ra còn có sự nhìn nhận giữa "chính phủ với chính phủ". Trường hợp một chính phủ bị lật đổ (do đảo chánh hay do một biến cố chính trị), chính phủ mới có thể được nhìn nhận hay không nhìn nhận. Trường hợp bầu cử gian lận (như ở Venezuela) hay chính phủ quân phiệt (ở Miến điện) không được sự nhìn nhận rộng rãi ở cộng đồng quốc tế.

 

Chuyến đi TL của TL được bộ trưởng Bộ NG Bùi Thanh Sơn đánh giá là "thành công trên mọi phương diện". Vì sao "mọi phương diện" ?

 

Là vì TQ, thứ nhứt công nhận TBT TL là người kế thừa NPT trên mọi chính sách của đảng CSVN đối với đảng CSTQ. Thứ hai, công nhận TL là người đứng đầu quốc gia, kế thừa di sản ngoại giao giữa hai nước TQ và VN.

 

Như nhiều lần tôi đã viết, quá trình "chinh phục quyền lực" của TL tương tự một cuộc "đảo chánh mềm", qua các sự việc "hạ bệ" ông Thưởng, ông Huệ, bà Mai... những người thân cận, được ông Trọng chỉ định là người kế thừa chức TBT.

 

Vì vậy ông TL rất cần các sự nhìn nhận của các chính phủ nước ngoài, đầu tiên là Nga, sau đó TQ, với tư cách người đứng đầu quốc gia, có trách nhiệm pháp lý trước trường quốc tế. Sắp tới ông TL sẽ đi Mỹ và công du các quốc gia Châu Âu, cũng để được sự nhìn nhận của các chính phủ của các quốc gia này với người chủ tịch nước mới của VN.

 

Đó là lý do thứ nhứt, vì sao ông TL sẽ không nhượng ghế CTN cho người khác. Đây là vấn đề hết sức quan trọng củng cố quyền lực, trên phương diện quốc tế, qua sự nhìn nhận của các chính phủ đương quyền của các quốc gia khác.

 

Thứ hai, có áp lực nào đe dọa, hay có lý do nào thuyết phục, để ông TL nhường ghế TBT cho nhân vật khác ?

 

Nhiều nhà tranh đấu dân chủ VN mong muốn rằng VN giữ truyền thống "tứ trụ". Nhờ sự phân chia quyền lực đều đặn mà VN được sự ổn định. Điều này không thuyết phục, nếu đứng trên danh nghĩa một nhà đấu tranh cho dân chủ. Thời ông Trọng, 13 năm "ổn định" là 13 năm phe dân chủ "lên bờ xuống ruộng", bị bắt không còn một người nào. Vụ bà Hằng, bà Hàn Ni hay vụ cô Ngọc Trinh, tất cả đều bị bắt với các lý do lố bịch, vớ vẩn. Các vụ Thiền am, vụ Đồng Tâm... đã bị đàn áp trong máu lửa, trong sự vu khống, nhục mạ cá nhân và sự tù đày. Tất cả các ONG (tổ chức thiện nguyện phi chính phủ) về xã hội cũng bị bắt không còn ai. Làm tốt môi trường cũng bị bắt. Bảo vệ rừng cũng có chung số phận...

 

Nếu gọi đó là sự "ổn định" thì xin lỗi, tôi phản đối tới cùng.

 

Theo tôi, chỉ có những đảng viên muốn giữ nguyên trạng tứ trụ, theo đó quyền lực quốc gia bị đảng viên thao túng và chia sẻ manh mún. Để "đục nước béo cò". Chỉ có những thằng "thẻ đỏ tim đen", tức những tên đảng viên hủ bại tham nhũng mập thây, những tên tư bản đỏ... mới tìm mọi cách để củng cố nguyên tắc "tứ trụ" mà thôi.

 

Theo tôi, nếu ông TL thấy được nguyên nhân tham nhũng đến từ đâu và phải tiễu trừ tham nhũng bằng cách nào, thì ông TL sẽ không rời ghế CTN.

 

Ông X có nói (một cách chính xác) rằng tham nhũng có nguyên nhân từ cơ chế, thể chế và việc diệt trừ tham nhũng phải thực hiện bằng pháp luật.

 

TQ, mô hình mà VN rập khuôn, đã có kinh nghiệm đi trước. Họ đã nhận ra ràng tham nhũng đến từ sự phân quyền và do việc ganh đua giữa các phe phái như phe Thượng hải, phe đoàn và phe thái tử đảng. Vì nguyên nhân này mà Tập Cận Bình mới được sự đồng thuận tuyệt đối, chuẩn nhận cho ông này nắm mọi quyền lực để "đả hổ diệt ruồi", và dĩ nhiên để đưa TQ "hùng phong đại quốc" ngang hàng với Mỹ.

 

Tức là, nếu muốn tiêu diệt tham nhũng hữu hiệu, ông TL phải ngồi ghế TBT. Vì chỉ khi ngồi vào ghế này TL mới có thẩm quyền thay đổi cơ chế, thậm chí thay đổi đường lối chính trị trong đảng. Đồng thời ngồi ghế CTN để "ỷ pháp trị quốc - dựa vào pháp luật để trị nước".

Ngai vị TBT đảng, với quyền lực nặc danh, không có pháp nhân và không chịu trách nhiệm trước pháp luật. TBT không có thẩm quyền đối với ngành tư pháp (một nhánh quyền lực thuộc quyền lực quốc gia).

 

Áp lực, nếu có, khiến TL phải nhượng ghế CTN là phe quân đội.

 

Theo tôi, trên cương vị CTN và với quyền hạn (phải nói là vô biên) của TBT, ông TL đã bố trí người thân cận vào các vị trí trọng yếu trong hệ thống quân lực. Cho đến việc "bảo vệ các yếu nhân" mà TL còn dự trù được, thì không có "con cá" nào thoát khỏi lưới hết cả. Đó chỉ là phần "cứng". Chưa nói tới "phần mềm", hồ sơ tham nhũng của các ông tướng.

 

Gương mặt nào trong sạch, có quyền lực thực sự trong quân đội hiện nay ? Có thể tôi bên ngoài thiển cận, thiệt tình không thấy ai hết cả.

 

Tức là TL có thể đã thành công trong việc vô hiệu hóa mọi khả năng "đòi ghế" của phe quân đội.

 

Tóm lại là theo tôi, với các lý do dẫn trên, sẽ không có vụ TL nhường ghế CTN cho ai cả.

.

32 BÌNH LUẬN   

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats