Sunday, 4 August 2024

VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 3/8/2024 (Phúc Lai GB / Facebook)

 



 

VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 3/8/2024  

Phúc Lai GB

3-8-2024  05:07   

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02rUMJoKW4UsDqUk8LzDEpm8AHdADMHvgCge6Q6sFANM1R1tQCASANFbuShHPCNmvJl

 

1. Vẫn là chuyện hết xe tăng

 

Từ tháng 8/2022, Ng@ đã phải tăng cường và bí mật tuyển dụng lính hợp đồng để chiến đấu trong lực lượng xe tăng của nước này. Theo báo cáo của Tổng cục Tình báo Chính – Ukraine, phần lớn những người từ thành phố Mục-tư-khoa và khu vực tỉnh Mục-tư-khoa nói chung đều ký kết hợp đồng tham gia chiến đấu với đơn vị quân đội 73621 (Tập đoàn quân xe tăng số 1) của Lực lượng vũ trang Nga có trụ sở ở Odintsovo, tiểu khu Bakovka, tỉnh Mục-tư-khoa. Sau khi ký hợp đồng, việc huấn luyện binh sĩ hợp đồng mất từ 10 ngày đến một tháng. Nội dung chính tập trung vào việc huấn luyện tổ lái xe tăng T-72B3.

 

Sau đó, những “lính hợp đồng” mới được tuyển dụng này sẽ được gửi đi đào tạo chuyên sâu tại Trung tâm huấn luyện chuyên sâu số 56 dành cho các sĩ quan trẻ cấp độ phục vụ cho Tập Đoàn Quân bộ binh cơ giới. Đây là Trung tâm huyến luyện xe tăng với mã số đơn vị quân đội 71717, đặt tại Sertolovo, tỉnh Leningrad.

 

Để giải thích cho câu chuyện này, cần phải trả lời một vài câu hỏi. Thứ nhất, tại sao việc tăng cường tuyển dụng được diễn ra ở các nước cộng hòa (thực chất là các vùng dân tộc thiểu số) mà vẫn có một kế hoạch được tiến hành ở vùng trung tâm đất nước, với người dân tộc Ng@? Và câu hỏi thứ hai, tại sao có một hoạt động có vẻ đặc biệt đến như vậy?

 

Với câu hỏi thứ nhất, xin nói rằng nó kế hoạch này được diễn ra từ cách đây 2 năm, tức là tình hình nhân lực chưa khó khăn, việc “huy động một phần” của Putox chỉ mới sắp diễn ra. Vậy mà đã bắt đầu có những khó khăn nhất định trong tuyển dụng. Báo cáo của Tổng cục tình báo Chính Ukraine viết: “Sự cạn kiệt khả năng huy động của các “nhà tài trợ chính” cho cuộc chiến chống Ukraine – Buryatia, Tuva, các nước cộng hòa Kavkaz và các khu vực vùng sâu vùng xa khác đang buộc Điện Kẩm-linh phải hoạt động tích cực hơn ở khu vực trung tâm đất nước.”

 

Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi: “tại sao có các nhà tài trợ???” – Hồi đó cơ chế tuyển quân của Ng@ có rất nhiều dạng, chẳng hạn cũng trong thời gian này chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ tuyển quân và hình thành các đội dân quân, từ đó làm nguồn cho lính hợp đồng. Các nhà tài trợ khác có thể là các doanh nghiệp, công ty, các tập đoàn lớn. Rosneft cũng là một nhà tài trợ nổi tiếng khi đó. Từ lâu đã không còn thấy ai nhắc đến những “nhà tài trợ” như vậy nữa rồi.

 

Với câu hỏi thứ hai, nó làm tôi nhớ đến câu chuyện liên quan đến các cháu Dư Luận Viên cách đây mấy hôm. Chẳng là có Fanpage nào của chúng nó (dạo này các trang dạng như vậy mọc ra như nấm, ca ngợi những thứ vũ khí thổ tả của Liên Xô cũ ta vẫn còn giữ) post lên ảnh cái BTR-60BP đang chạy trên đường phố Hải Phòng. Tôi có comment “Xe này được mệnh danh là cái bẫy ch.ết người đây mà!” có thế thôi mà bọn “shit Putox thơm” chúng nó chửi tôi ch.ết thôi. Kiểm tra lại hóa ra tôi nhầm, cái bẫy là BTR-70 với cửa ra vào cho lính bộ binh được chở ở bên cạnh, còn cái đời 60 kia thì… còn tệ hơn. Đến cái đời mới nhất vốn được bọn “Bão lửa” tung hô – BTR-82A cũng vẫn cái cửa bên cạnh như thế, chỉ khác là nó to hơn thôi. So với nó, cái BTR-4 của Ukraine thiết kế thông minh hơn hẳn với cửa lên xuống cho lính ở phía sau, các nhân sự trong xe được che chắn bởi khối động cơ đặt phía trước.

 

Sở dĩ tại sao tôi dông dài chuyện này, vì tôi có viết thêm 1 câu: tất cả lính xe tăng Liên Xô trước đây ông nào muốn sống, đều phải tìm cách té càng nhanh càng tốt khỏi lực lượng mà sang bộ binh. Xe tăng Liên Xô và Ng@ (và cả xe bọc thép) vốn được thiết kế tối ưu tính năng, nên khả năng bảo vệ lính kém, trúng đạn thì mất mạng như chơi. Ngồi trong xe tăng Liên Xô – Ng@ chẳng khác gì ngồi trong cái quan tài sắt.

 

Vào cuộc chiến của Putox ở Ukraine cũng thế, thời bình đã qua, bây giờ là thời đánh nhau. Càng ngày càng khó tuyển quân, và lính xe tăng thì càng khó tuyển. Không những thế, thời gian qua lính xe tăng được tuyển từ các nước “thiểu số” của Ng@: Buryatia, Tuva, các nước cộng hòa Kavkaz… là để chiến đấu trên các xe tăng cổ lỗ như T-55, T-62.

 

Còn riêng cái trung tâm huấn luyện ở Sertolovo thì vẫn dùng để cho ra lò những lính xe tăng loại xịn của Ng@, chúng được huấn luyện trên những chiếc T-90M mới nhất – ĐỘT PHÁ (“Proryv” – đọc là Pờ-rô-rứp). Điều đó có nghĩa là đơn vị huấn luyện có danh hiệu Cận vệ, sẽ huấn luyện ra những lính Cận vệ cho các đơn vị cũng… Cận vệ nốt.

 

Và cuối cùng, cách đây 3 ngày mạng xã hội xuất hiện video những chiếc T-90M “đột phá” của cái trung tâm huấn luyện ở Sertolovo đang được chở ra chiến trường, đến Ukraine.

 

Hết xe tăng là có thật.

 

2. “Máy bay chiến đấu F-16 không phải là mũi tên bạc”

 

Rất nhiều trang mạng – tôi đoán có nguồn gốc pro-Ng@ viết như thế. Cũng có bác nhắn hỏi tôi là điều đó có đúng không. Tôi trả lời: theo tôi hiểu thì là đúng. Cũng sáng nay có người bạn hỏi tôi là “F-16 có hơn gì mấy cái máy bay Sukhoi của Ng@ không? Thấy bảo cũng không hơn gì phải không?” Tôi trả lời: vừa đúng vừa không đúng, hay nói chính xác, nó cũng không có gì nổi trội so với máy bay của Ng@.

 

Nhưng rõ ràng có một điều là, nó rất được mong chờ và ở chiều ngược lại, bọn Ng@ từ chóp bu đến những thằng KOL có ảnh hưởng cộng đồng, đều đăng đàn inh oác hết cả lên, chứng tỏ chúng vừa tức tối, vừa sợ. Nếu không phải là “mũi tên bạc” thì cần gì phải thế?

 

Khi chat với anh bạn vào sáng hôm nay, tôi có viết thế này: theo tôi thì về cơ bản, F-16 không hơn gì máy bay Ng@ và xét về thời gian ra đời, nó khá cũ. Tôi không phải chuyên gia vũ khí, máy bay thì lại càng không, nhưng tôi hiểu một số điểm như sau: thật ra so sánh khó vì hai cái máy bay là đại diện của hai tư duy khác nhau. Các thiết kế của phương Tây thường là module hóa vì thế nếu cần đối tượng được nâng cấp tất cũng là khả thi. Với máy bay, nhất là chiến đấu thì quan trọng nhất là thiết kế khí động học, tức là kiểu dáng và sau đó là kỹ thuật ĐÓNG TÀU: tổ chức dây chuyền, nguyên vật liệu… F-16 và Sukhoi dòng 27, 30, 35 đều đạt tới tối ưu của chúng về khí động học, không cần thay đổi gì, thay đổi chỉ có kém đi. Vậy vấn đề của máy bay Nga là:

 

- Độ bền khung kém, nên nâng cấp những cái khác nó cũng vẫn dễ rơi, nhất là cho động cơ mới vào càng rơi.

 

- Khả năng nâng cấp sâu đến toàn bộ hệ thống thấp, cứ nâng dần từng bộ phận, chẳng hạn thay được cái radar thì lại không đồng bộ với cái khác.

 

Với các thiết kế mô-đun hóa, thậm chí việc thay thế nâng cấp toàn bộ (giải pháp tổng thể) còn dễ hơn là nâng cấp từng phần, và do tính tiêu chuẩn hóa cao thì ngay cả khi nâng cấp từng phần sẽ đảm bảo tính tương thích với những thành phần còn lại hơn. Với F-16 tôi nghĩ nếu được thiết kế với đúng tư duy này, thì việc thay thế hết sạch kể cả động cơ, sẽ cho ra cái máy bay mới. Theo các chuyên gia, ví dụ chị Phạm Thị Minh, khung của F-16 rất bền. Giống như trường hợp cái xe Gieo (GMC) chở gỗ trong miền Nam, nó chạy trong rừng từ 1975 đến nay là gần 50 năm, vẫn chạy, tất nhiên cũng phải sửa nhiều lần, nhưng chắc chắn vẫn chạy được. Nhiều chiếc còn lăn xuống vực, cẩu lên khung vẫn vuông tăm tắp, gần như không bao giờ cong. Đó là tiêu chuẩn quân sự.

 

Câu chuyện giống như cái xe Cub của HONDA, nếu thích thích, rút hơi đầu 50 cắm lên đến tận 85cc không phải móc vách, xổ trái (lên piston lớn) đường kính 52mm mới phải móc. Hệ thống điện, chúng ta tháo mâm điện má vít thay lên bán dẫn, ở ngoài rút thay bộ dây điện, cắm CDI vào, thay mobil sườn là chạy như xe mới. Trong khi đó cái xe VOSKHOD với MINSK không thể làm như vậy được.

 

Nếu bảo F-16 không hơn Sukhoi, còn một lý do nữa là hiện nay với không chiến hiện đại, ít diễn ra những trận “đánh quần” (dogfighting) như trong phim Topgun của Tom Cruise, mà là ai nhìn thấy ai trước, ai khóa được mục tiêu và bắn được người kia bằng thứ vũ khí có tầm xa hơn, chính xác hơn và “khóa chặt” được hơn… phần nhiều là do tính vượt trội của công nghệ vũ khí, đồng thời là cả một hệ thống giám sát, chỉ huy, hỗ trợ… Đến đây chúng ta nhận thấy có sự vào cuộc của cả bộ máy chính quyền ban ngành đoàn thể… ấy nhầm, của toàn bộ hệ thống nào là vệ tinh, radar mặt đất, máy bay giám sát chỉ huy tác chiến… nói chung là đủ thứ.

 

Tôi không nghĩ là hệ thống sẵn có của Ukraine có thể đảm bảo cho máy bay F-16 và cả những thứ sau này họ sẽ nhận được như Mirage-2000 hay Saab JAS 39E/F Gripen…

 

Còn nếu tự nhiên có chuyện dogfighting, tôi đã từng múa rìu qua mắt thợ phân tích các tính năng của F-16 và những chiếc dòng Sukhoi, cho rằng nếu có MiG-29 mới thì có thể còn có cửa đánh quần với F-16 vì nó là thứ rất nhanh nhẹn; còn Sukhoi thì không có cửa. Đây là một giả định gần như không bao giờ xảy ra, nhưng nếu những chuyện như trong phim xuất hiện, như bị tên lửa không-đối-không đuổi sát đít thì máy bay nào cơ động tốt hơn, nó sẽ đem lại cơ hội nhiều hơn cho phi công.

 

Điều mà tôi rất ấn tượng với F-16 là tải trọng – lớn hơn cái thứ to đùng của Ng@ nhiều. Chiếc máy bay nặng chưa đến 9 tấn (khối lượng rỗng 8.573 kg) mà có khả năng mang vác không kém gì cái Sukhoi 35 có khối lượng 19 tấn.

 

F-16 không phải là mũi tên bạc trên chiến trường Ukraine, và khả năng cao nó cũng sẽ rơi như Leopard, Abram bị bắn cháy… đó cũng là chuyện bình thường. Điều mà bọn phát-xít Ng@ sợ, từ chóp bu đến bọn KOL là một số yếu tố như sau:

 

- Thứ nhất. Hãy nhìn vào danh sách những thứ vũ khí mà F-16 có thể mang theo, rất nhiều thứ, rất “đa dạng sinh học” và của nhiều quốc gia sản xuất, tất cả đều đồng bộ và có khả năng tích hợp luôn lên máy bay, không có cần phải chế chọt gì như Storm Shadow chế lên MiG-29 của Ukraine.

 

- Thứ hai. Hiện nay nếu không có vụ bom lượn – thì xét về tương quan lực lượng đôi bên là cân bằng. Ng@ có máy bay mới hơn, thì Ukraine có vũ khí phòng không tốt hơn. Nhưng Ukraine thì không có khả năng bổ sung máy bay, hoặc có nhưng ít, nhỏ giọt, ví dụ như vừa rồi lại nhận khoảng hơn chục chiếc MiG-29 đâu như từ Ba Lan. Vì vậy sau hai năm rưỡi chiến tranh, lực lượng không quân chiến đấu của Ukraine tôi tin là còn số lượng máy bay rất “mỏng”. F-16 sẽ là bổ sung quý báu và kịp thời, trước hết là về quân số cho không quân Ukraine.

 

- Thứ ba. Như trên tôi đã viết, F-16 nghĩa là hệ thống giám sát, chỉ huy… đồng bộ và nếu như không phải của NATO, mà dùng máy móc NATO trang bị cho, nó cũng là vượt trội so với hệ thống của Ng@ đang dùng, vốn đang phụ thuộc… A-50 “Beriev.”

 

Như vậy, với những chiếc F-16 này, ưu thế trên không chắc chắn sẽ nghiêng về phía Ukraine. Không có máy bay thì có thể không thua, nhưng không có máy bay thì khó có thể thắng được. Tôi vẫn không cho rằng Ukraine sẽ dùng F-16 như một vũ khí thay đổi cuộc chơi, nhưng NÓ LÀ THỨ VŨ KHÍ CẦN THIẾT KHI CUỘC CHƠI THAY ĐỔI. Khi có những diễn biến lớn trên chiến trường, và cần có hành động quyết định, thì F-16 sẽ là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho hành động đó.

 

3. Không chỉ hết xe tăng, Putox tiếp tục hết cả quân. Đây là tin trên mạng xã hội vừa lên hôm qua:

 

“Trong 2 ngày qua, nhà nước Ng@ đã đưa ra 3 quyết định riêng biệt, dường như ám chỉ rằng Ng@ đang đi đến giới hạn bù đắp tổn thất mà không cần phải huy động thêm một đợt huy động lớn nữa. Hôm qua, Putox đã ký một sắc lệnh tăng gấp đôi tiền thưởng cho những người tham gia chiến đấu (400.000 rúp). Khoản tiền này nằm ngoài khoản tiền thưởng ngày càng lớn do các chính quyền khu vực đưa ra (có thể lên tới 1,9 triệu rúp). Duma Quốc gia của Liên bang Nga đã bác bỏ một dự luật (mà chính cơ quan này đã gần như hoàn toàn nhất trí cách đây một thời gian) đề xuất miễn nghĩa vụ quân sự cho những người cha có từ ba đứa con trở lên và những người cha có con khuyết tật. Khoảng hai năm sau khi chiến tranh nổ ra, Bộ Quốc phòng Nga đột nhiên quyết định “chăm sóc hậu chiến” và trả cho “những cựu chiến binh Donbass khuyết tật” một khoản tiền thưởng một lần, lên tới 6 triệu rúp (khoảng 70.000 đô la).”

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai khi đọc tin này, tôi nói với một số anh em: vậy là cái tư tưởng “thôi chết rồi, Gấu sáp nhập 4 tỉnh rồi, bây giờ đụng vào 4 tỉnh là đụng vào đất Gấu rồi, dân Gấu vùng lên rồi!” của các cháu Dư Luận Viên phá sản. Các cháu nhận gáo nước lạnh, chưng hửng. Chẳng có dân Ng@ nào vùng lên cả. Hồi đó tôi đã viết: nếu như lãnh đạo của chúng ta cũng điên lên đi sáp nhập vài huyện của Campuchia, thì cái chuyện đó chẳng liên quan gì đến hầu hết từng người chúng ta. Nhưng nếu sáp nhập làm nổ ra chiến tranh, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả chúng ta, nếu không có con đi lính thì cũng có con cố… chạy để trốn lính.

 

Vì thế tôi rất muốn khuyên các cháu: đừng đánh nhau với đế quốc bằng mồm, Putox đang đánh nhau với đế quốc bằng xương máu của thanh niên Ng@ đó. Họ là những người đẹp đẽ và thậm chí, có học hơn các cháu nhiều, mà vẫn ch.ết vô nghĩa, lãng xẹt. Putox bây giờ phải tăng tiền lên, cũng có nghĩa là TIỀN KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ, thì tiền có nhiều thế chứ nhiều nữa, người ta cũng không đi ch.ết kiểu vớ vẩn vậy đâu.

 

4. Lại có chuyện KOL tung tin “Ng@ sẽ tấn công ở Belarus”

 

Tôi vẫn gọi bố trẻ này là “ông nhõi” – rất thích phân tích chiến sự kiểu “tham mưu con” với giọng “sư nọ, lữ kia” nhưng là tham mưu ngồi xó bếp. Và lần này anh ta viết: “Ng@ có thể sẽ ở mặt trận từ hướng Belarus sau khi họ tái chiếm các mục tiêu và áp sát các đô thị lớn Ukraine ở miền đông. Họ buộc Ukraine phải rải đều quân và trang bị dọc theo 1 phòng tuyến dài mà không còn quân dự bị cơ động. Đó cũng là lúc họ đổ bộ đường không trở lại. Sau khi họ làm thất bại các việc trên thì Ukraine mới có thể đánh trả hiệu quả theo kiểu lấy ít địch nhiều. Đánh là đánh vào gánh nặng hậu cần cho lực lượng phân bón đông đúc và sắt vụn đầy ắp của họ chứ cũng không đánh vỗ mặt được. Bỡi thế rùa em mới nói đánh Nga hiệu quả nhất là làm sao phải đánh được nó trong mùa đông là vậy đấy.”

 

Ngoài việc tôi tự đọc được ý kiến này trên một nhóm nào đó, cũng có đôi người bạn nhắn hỏi một cách khá lo lắng. Tôi cũng không hiểu ông nhõi này lấy đâu ra cái tư tưởng hú họa đến vậy – chuyện chiến tranh không được phép nói liều, làm người khác lo lắng thì hay ho cái gì. Đúng là chọi con, chỉ thích khuếch khoác.

 

Để trả lời cho câu hỏi của mấy bác đó, tôi phải lật lại một số chuyện đã viết từ lâu:

 

- Thứ nhất. Hướng Belarus có gì? Có đầm lầy! Đây là đầm lầy Polesie, có thể coi đây là vùng lầy liên quan đến cả 3 nước: Ukraine, Belarus và Ba Lan. Ở Ukraine, nó bao quanh lưu vực con sông Pripyat và cả sông Dnipro. Năm 1944, khi tiến hành chiến dịch Bagration, Hồng quân Liên Xô đã chọn khu vực này để tấn công vào lực lượng quân Đức, vốn cho rằng đầm lầy là không thể vượt qua được.

 

Nhưng quân Ng@ của năm 2022 đã không phải là Hồng quân, thì của năm 2024 càng không phải. Để đi được từ Belarus xuống, quân tấn công buộc phải theo hai con đường P02 và P69 và đều đi đến Kyiv. Nhờ có địa hình đặc biệt này quân đội Ukraine có khả năng tổ chức phòng ngự theo chiều sâu nhiều tầng lớp với nguồn lực rất nhỏ, và quân Ng@ không có đường nào khác để đi cả. Điều đó có nghĩa, nếu quân Ng@ vượt biên giới, có thể sẽ được để cho tiến một đoạn khi một đội hình đủ lớn lọt vào lãnh thổ Ukraine, thì họ mới tấn công gây thiệt hại nặng. Những đoàn quân dài ngoằng của Ng@ bị kéo dãn, mất sức lực và sau đó bị tiêu diệt hồi đầu chiến tranh, chính là do yếu tố này.

 

Cần lưu ý quý bạn đọc thêm một chi tiết nữa: hồi năm 1944, Hồng quân tấn công là từ ĐÔNG SANG TÂY, còn bây giờ nếu Ng@ muốn tấn công là từ BẮC XUỐNG NAM. Chúng có thể không cần vượt đầm lầy, vì thực chất nó nằm ngoài khả năng của quân đội Ng@ hiện nay, nhưng sẽ phải đi theo đường cái để tiến quân, và đó là yếu tố chắc chắn làm cho chúng sẽ bị tiêu diệt.

 

- Thứ hai. Ngoài đầm lầy, hướng này có gì? Ý thức được tầm quan trọng và độ nguy hiểm của hướng chiến lược phía bắc, từ điểm lõm nhất của đường biên giới quốc gia Ukraine – Belarus có tọa độ Google Map ( https://maps.app.goo.gl/BMAiDxP1BxWnhnkZ6 ) theo đường quạ bay đến ven thủ đô Kyiv, chỉ có 75 ki-lô-mét. Chính từ khu vực này hồi đầu chiến tranh Ng@ đã dựng rất nhiều giàn tên lửa bắn vào thủ đô của Ukraine. Vì vậy, đây là hướng trọng yếu bị đe dọa cả về khả năng tấn công trên bộ và tập kích đường không. Cú đột kích của lính dù Ng@ vào sân bay Antonov (Hostomel) chính là một ví dụ điển hình cho những kế hoạch kiểu này. Vì vậy trên hướng này ngay sau khi Ng@ phải rút quân, trong năm 2022 Ukraine đã xây dựng mới và củng cố nhiều tuyến phòng ngự cũ, rất chắc chắn. Ngoài ra, tôi không nghi ngờ hệ thống phòng không bảo vệ thủ đô trên hướng này là tồi tệ. Kết quả chống tên lửa và drone trong thời gian qua ắt hẳn phải có công lao của nhóm phòng không hướng này chứ.

 

- Thứ ba. Về thời điểm. Nếu đã gây sức ép, thì phải đánh đồng loạt – đó là yêu cầu của học thuyết quân sự Xô-viết và cả Ng@. Từ đầu chiến tranh, chúng đã lao vào Ukraine theo 5 hướng chính, tính cả hướng phụ đến 7, 8, 9 mũi tấn công gì đó, đồng loạt khởi động vào 1 giờ, chứ không chỉ 1 ngày. Nếu như vậy, ngày 10/5/2024 sẽ phải ghi nhận các cuộc tấn công của Ng@ vào (tính từ đông sang tây): Vovchansk, Lyptsi (tỉnh Kharkiv); Velyka Pysarivka, Myropillya, Bachivsk, (tỉnh Sumy); Novi Yarylovychi, Chernihiv… (hướng bắc Kyiv). Nếu hồi đó chúng đã không làm như vậy, thì bây giờ chúng cũng sẽ không làm. Ng@ cũng không bao giờ ngu đến như vậy.

 

- Thứ tư. Về nguồn lực. Liên quan đến điểm “Thứ Ba” trên đây, tốt nhất cho Ng@ là tấn công được đồng loạt như vậy, nhưng muốn thế, mỗi mũi tôi tạm vạch ra trên đây cần ít nhất 2 sư đoàn 1 bộ binh cơ giới 1 xe tăng, hoặc ít hơn thì 1 sư đoàn bộ binh cơ giới, 1 lữ đoàn hoặc trung đoàn xe tăng. Để hỗ trợ cho từng đó mũi tấn công, ít nhất phải tập trung được 3 sư đoàn pháo binh các loại. Đó là chưa tính đến nhu cầu về máy bay. Như vậy với khoảng 5 mũi tấn công chính phân ra gần chục mũi phụ như vậy, Ng@ cần tối thiểu 5 sư đoàn bộ binh cơ giới, 3 sư đoàn xe tăng (hoặc 3, 4 lữ đoàn) và khoảng 1000 cỗ pháo cùng giàn phản lực phóng loạt. Tốt nhất là có được cỡ… 200 máy bay chiến đấu hỗ trợ bầu trời – nghĩa là cần tối thiểu lực lượng của một Tập đoàn quân mới tinh, đầy đủ sức chiến đấu, xe tăng cũng phải loại tốt và 3 sư đoàn nghĩa là cỡ 1000 chiếc. Với Putox trong giai đoạn này, kế hoạch như kiểu lên sao Hỏa.

 

- Thứ Năm. Sẽ có ý kiến “ơ nhưng mà!”: ở đây là việc cho rằng Ng@ chỉ tấn công để kéo giãn quân Ukraine sang bảo vệ các hướng này. Vậy cần đặt lại các câu hỏi: tại sao hồi 10/5/2024 chúng lại chọn bắc Kharkiv để tấn công với mục tiêu kéo dãn? – vì một số yếu tố. (1) Hướng này chỗ gần nhất đến Kharkiv, quân Ng@ chỉ phải tiến có 15 đến 17 ki-lô-mét theo đường cái từ làng biên giới Strilecha đến Lyptsi. (2) Trên suốt dọc tuyến biên giới quốc gia của Ukraine với Ng@ và Belarus, thì khu vực này là khu vực có tiến độ xây dựng hệ thống phòng ngự chậm nhất và kém hoàn thiện nhất. Quân Ng@ có hoạt động trinh sát của chúng, và chắc chắn chúng không mù để nhận ra điều đó. Vì vậy chúng chọn khu vực này để ra đòn tấn công. Vậy tại sao chúng lại tuyên bố mục đích là gia tăng bề rộng vùng xám chứ không phải là chiếm thành phố Kharkiv? Cũng xuất phát từ việc chúng nắm rõ hệ thống phòng ngự của Ukraine, về nguyên tắc sẽ được tiến hành từ thành phố ra đến gần biên giới, vì vậy nếu tiến đến gần thành phố hơn nữa, chúng sẽ thiệt hại nặng và phải dừng chân ở đó mà không thể chiếm được thành phố. Kinh nghiệm của hơn 2 năm chiến tranh đã đủ để chúng có được những tỉnh táo nhất định để đề ra những mục đích hạn chế như vậy. Cũng liên quan đến vấn đề nguồn lực của điểm Thứ Tư trên đây: muốn mở rộng vùng xám thành một hành lang liền lạc, phải có một lực lượng lớn tiến theo chiều rộng, nhưng Ng@ không đủ nên tiến thành mũi nhọn và quay ngang để mở rộng hành lang, làm cho các mũi tấn công này bị hở sườn và tạo điều kiện cho quân Ukraine tập kích hoặc pháo kích gây thiệt hại nặng. Thông thường theo lý thuyết quân sự của Ng@ là chúng phải tấn công với các mũi tương đối gần nhau, như theo điều lệ chiến đấu bản 1983 là giữa các mũi tấn công cấp trung đoàn khoảng cách chỉ khoảng 2 đến 3 ki-lô-mét, sau khi tấn công có kết quả thì các đơn vị thê đội 2 sẽ bước vào tấn công nhằm chính các khoảng ở giữa đó, rồi phát triển kết quả khi các đơn vị đối phương đã bắt đầu vỡ trận. Đặc điểm này của chiến dịch Kharkiv 2024 của Ng@ là một minh chứng cực kỳ rõ ràng cho việc, chúng không đủ và chắc chắn sẽ không bao giờ đủ trong thời gian năm nay để tổ chức thêm một chiến dịch tấn công đàng hoàng nữa. Trong đoạn trích trên đây ông nhõi tự xưng là Rùa hay tiên sinh gì đó, không rõ ràng được ý đồ nhận định: Ng@ sẽ đánh giải tỏa (kéo dãn) hay đánh thật kiếm kết quả thật có tính thọc sâu, vì còn đưa ra yếu tố “đổ bộ đường không” (không rõ lấy lính dù và máy bay ở đâu ra, hỏng mẹ nó hết cả vòng bi rồi á). Tư duy thiếu mạch lạc mà thích bi bô nó khổ thế đấy.

 

- Thứ Sáu, cuối cùng. Yếu tố chính trị. Tháng Hai năm 2022, Ng@ dùng lãnh thổ Belarus để tấn công thẳng vào Kyiv – điều mà chắc chắn chính quyền Zelenskyy cũng thấy bất ngờ. Sở dĩ có chuyện này vì “cặp đôi hoàn hảo” Putox và Aleksandr Lukashenko, cả hai cùng tin rằng quân Ng@ có thể ăn tươi nuốt sống được quân đội và chính quyền Kyiv. Tôi cho rằng sau khi ôm đầu máu chạy khỏi bắc Kyiv, Lukashenko vì cả nể mà cho Putox sử dụng lãnh thổ của mình để bắn tên lửa vào Kyiv thôi, vì thấy Ng@ còn rất mạnh. Đến nay qua 2 năm, hắn có không muốn thì cũng phải tỉnh ngộ ra: rất nhiều thứ đã thay đổi, không những thế, còn thay đổi rất nhiều. Đến nhà máy, cơ sở ở Mục-tư-khoa còn cháy, thì Minsk là cái gì.

Chúng ta không được phép bỏ qua yếu tố: Lukashenko luôn luôn trong nguy cơ bị quân đội Belarus lật đổ bằng một đảo chính quân sự, do vậy Putox cũng luôn luôn phải duy trì ở Belarus một lực lượng khoảng 1 Quân khu không đầy đủ, hoặc ít nhất là 2 Tập đoàn quân. Những thất bại của Ng@ trên chiến trường Ukraine, chắc chắn sẽ dẫn đến việc chúng phải rút gần hết các đơn vị đồn trú này về, khi đó thì khả năng dập tắt được đảo chính là rất thấp. Nếu Belarus cho Ng@ sử dụng lãnh thổ của mình làm bàn đạp, thì không phải là vũ khí của phương Tây cung cấp mà bây giờ là vũ khí của Ukraine sản xuất, sẽ bắn vào tận Minsk và các thành phố gần biên giới khác. Lukashenko mà bị lật, thì Putox cũng có khả năng bị lật theo.

 

Vì vậy, nếu có khả năng tấn công từ Belarus (tôi theo chủ nghĩa tư duy mở, có nghĩa là “không có gì là không thể xảy ra”) thì tôi đánh giá xác suất tương đối thấp đến rất thấp, thậm chí ở mức gần như không thể xảy ra.

 

5. Nhưng chuyện này lại giúp chúng ta phát hiện ra những điều khác nữa, và đây là mục cuối cùng.

 

5.1. Thông thường, nguyên thủ một cường quốc khi vừa mới trèo lên ghế, chẳng ai đi ra nước ngoài cả. Còn nếu đã đi ra nước ngoài, thì chỉ có trong trường hợp là vua nước chư hầu đi triều kiến ông vua to hơn.

 

Putox nhậm chức đầu tháng Năm (trước lễ Chiến thắng 9/5 một tí) rồi ngày 16/5 hắn đi Bắc Bình gặp họ Tập. Ở nhà, lính của hắn tấn công Kharkiv để thị uy, ra oai, lấy le với thiên triều. Chẳng phải là triều kiến, thì là cái gì. Tại sao hắn lại đi vội vàng đến vậy?

 

Vì lúc đó có những chỉ dấu cho thấy Trung Quốc giảm bán hàng cho Ng@, chủ yếu thể hiện qua việc dần từ chối thanh toán liên ngân hàng song phương, kể cả bằng Nhân dân tệ. Nếu điều này thực sự xảy ra, thì không chỉ là những mặt hàng lưỡng dụng dân sự-quân sự mà cả những thứ ít tính quân sự hơn nhưng cực kỳ thiết yếu, từ vải vóc, một danh sách các mặt hàng công nghiệp từ phụ tùng ô tô, chi tiết máy, công cụ, và cuối cùng là vòng bi… đều bị hạn chế.

 

Nhưng có vẻ chuyến đi này của Putox không giải quyết được vấn đề gì, hoặc ít nhất không thu được kết quả về mặt chính thức. Các báo cáo trong 2 tháng trở lại đây cho thấy: kim ngạch buôn bán 2 nước giảm 80% so với cuối năm 2023. Con số 20% còn kẹt lại dành cho hàng… “qua đồi” – tức là hàng lậu, xách tay, tiểu ngạch qua biên giới. Cái đó Trung Quốc đã có kinh nghiệm làm với xứ phía đông nước Lào, không sợ. Nhẽ ra có bộ linh kiện cho 1000 xe tải KamAZ, nay chỉ còn 200 bộ mà còn là không đầy đủ. Chẳng ai đi mua tiền mặt để thanh toán như vậy cả. Dịch vụ chuyển tiền qua những ngân hàng ngầm, qua điện thoại… lên ngôi. Ở đây đưa tao 10 vạn tệ, và “a-lô” (bây giờ là Za-lô!, he he) bên đó người của mày nhận lại 9 vạn 8 nghìn tệ. Đại khái thế.

 

Nhưng chuyện này làm cho Putox tuyệt vọng lần thứ nhất. Và lần đầu tiên sau tháng Hai năm 2022, 6 tháng đầu năm 2024 (chu kỳ thứ Năm tính từ thời điểm đó) nền công nghiệp quốc phòng của Ng@ suy giảm sản lượng, mà là suy giảm nghiêm trọng. Điều này được phân tích do 3 lý do: (1) Sau 2 năm đẩy công suất kiểu thô thiển, máy móc bắt đầu hỏng và không có khả năng sửa chữa, thay thế cho phần lớn số chúng. (2) Thiếu hụt nhân lực chất lượng khá và cao, với con số ước tính khoảng 120.000 người là tối thiểu. Số người bị thiếu này là do bị lôi ra đánh nhau, hoặc bỏ trốn ra nước ngoài, về các vùng sâu vùng xa không tìm thấy được. (3) Cái này mới là nghiêm trọng: chuỗi cung ứng bắt đầu đứt.

 

Và câu chuyện này cũng là lý do cách đây vài tuần thống đốc ngân hàng trung ương Ng@ thông báo về suy thoái kinh tế của nước này, và cũng là một phần của nguyên nhân tăng lãi suất. Với tốc độ này, chu kỳ thứ năm bắt đầu suy giảm thì chu kỳ thứ sáu, thứ bảy… kinh tế Ng@ đang tăng trưởng dựa trên quốc phòng (“càng cấm vận Ng@ càng mạnh!” – sic!) chắc đi bằng đầu gối.

 

5.2. Trong một loạt ba bài, đến hôm nay đã đủ mặt, từ Bắc Triều Tiên:

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid022XKFgPBBYqpZY46BaN994TbEnEUAx8uyeNSCieB8ZnW4r1mjEbyQqkDeuasc8r7ul

 

và ở đây:

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02iVqxKKHDKNrHtrgGXdRSeFAv9MQwArVCyBtxNvuhB2nFP9y7fMeBBjrEXKf8hWGQl

và hôm nay, Belarus cùng Trung Quốc. Ng@ Putox chính thức không có đồng minh, và chắc chắn sẽ phải đơn thương độc mã đi tiếp. Vậy sẽ nổi lên một vấn đề rằng: liệu chúng có thể cố được đến đâu? – hay có thể có một chiến dịch tấn công nữa hay không? Có thể, nhưng là tuyển được người, chứ không vẽ ra xe tăng và pháo binh được. Do vậy, nhìn chung là hết vẹo.

 

5.3. Những diễn biến trên chiến trường vẫn đầy lo ngại, đúng không?

Đúng và chưa đúng. Bài trước tôi viết: hướng nguy ngập nhất là Pokrovsk, quân Ng@ tấn công không tiếc mạng lính và do nguồn lực suy giảm, chúng tấn công bằng sức của các bia thịt sống. Có một câu hỏi: chắc hẳn quân Ukraine ở đây khó khăn lắm, hoặc yếu lắm, vừa bị chiếm hai làng kia mà?

 

Tất cả đều không sai.

 

Theo cách tiếp cận của Ng@, chúng buộc phải duy trì động lực của chiến tranh, không trên toàn mặt trận thì ít nhất là ở một số khu vực chính. Theo các báo cáo chiến sự của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, mỗi ngày Ng@ tấn công cả lớn và nhỏ ở khoảng 15 khu vực và mỗi chỗ mỗi ngày nướng gần trăm bác ra gần trăm “kiện hàng 200,” đó là việc của các… bà mẹ Ng@. Chúng hi vọng tiếp tục chứng minh rằng: chúng đang thắng, cứ khoảng vài tuần đến 1 tháng thì chiếm được 1 cái làng và cũng lại hi vọng kéo được như vậy đến tận… tháng 11. Kinh khủng nếu nghĩ đến con số: từ đầu tháng Tám (lúc này) đến đầu tháng 11, là 3 tháng, tức 90 ngày, bét nhất chúng nướng thêm 90.000 “kiện hàng 200” nữa. Chỉ để cung cấp dữ liệu cho Konashenkov tuyên bố thắng chỗ nọ, diệt chỗ kia… và Peskov thì lảm nhảm về… đàm phán hòa bình, còn Mặt Ngựa và Putox thì gào rống tuyệt vọng. Từ cách tiếp cận này, chúng vẫn đang thắng. Cứ đọc báo chí xứ phía đông nước Lào qua mồm #BMZ thì biết.

 

Theo cách tiếp cận của Ukraine. Như trên hướng Pokrovsk theo mô tả của một thành viên mạng xã hội người Ng@, tay này khá tỉnh táo thì hắn cho rằng: các người Ukraine ở Donbas hiện nay, từ chỉ huy đến lính đang xử lý rất… Stalingrad, tức là tiết kiệm nguồn lực nhất có thể, nếu Ng@ tấn công điên cuồng quá thì rút cũng không sao. Người này còn hình dung thêm: từ cấp chỉ huy rất cao đến cấp thấp hơn, đặt câu hỏi “với lực lượng hiện nay, có giữ được không?” “Khó khăn, nhưng giữ được!”

 

Điều đáng sợ của chiến lược này, là sự tiêu hao nguồn lực của Ng@ càng ngày càng đáng báo động, đến mức kinh khủng, trong khi đó nguồn lực của Ukraine gần như còn nguyên từ năm ngoái và từ đầu năm nay thì chỉ có tăng. Đó mới chỉ là những thứ tạm thấy được, được chuyển từ các nước phương Tây sang, còn chưa biết được Ukraine hiện tự sản xuất được những gì. Về nhân lực cũng như vậy, Ng@ cứ tiêu tốn bia thịt, trong khi chẳng tiêu hao được nhân lực của Ukraine bao nhiêu.

 

Trong những cuộc chiến tiêu hao kiểu này, bên nào giữ được lực lượng dự trữ đến phút quyết định, thì bên đó thắng. Đó là người đứng lại trên chiến trường cuối cùng. Chiến lược của hai bên như thế là đã rõ. Ng@ Putox chỉ thắng được bằng mồm của Konashenkov và #BMZ thôi.\

 

5.4. Tại sao tôi vẫn tiếp tục giữ thái độ lạc quan?

… trong khi liên tiếp báo chí của #BMZ tung các bài về sự đi xuống, sự chán nản, sự muốn đàm phán để có hòa bình của phía Ukraine. Có logic gì muốn đàm phán hòa bình, thậm chí hôm nay còn có bài mất zậy hạng siêu: sẵn sàng mất lãnh thổ (ảnh) – trong hoàn cảnh mới nhận được F-16 và rất nhiều vũ khí tên lửa, bom mìn để nó mang theo không? Có bác nào chấp nhận được cái phi lý đó xin giơ tay!

 

Vì đó là sự thèm muốn hòa bình của Ng@, nhưng vẫn kiên trì một cách trắng trợn là phải… nhường đất. Ô hô, lại có cái sự chiến thắng theo kiểu hay như vậy. Nhưng hôm nay, chúng ta không nói về cái sự trắng trợn đến mức tởm lợm của chúng nữa, mà hãy xem xét dưới một góc độ khác.

 

Đầu năm nay, khi gói viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine bị tắc ở quốc hội nước này, Putox thì chuẩn bị tranh cử, giọng điệu của chúng từ Putox đến Mặt Ngựa, rồi Khỉ đỏ đít Peskov hay Zakharova, tất cả đều chỉ huênh hoang nói đến CHIẾN THẮNG. Đúng là với chúng lúc đó, chiến thắng đã trong tầm tay. Khoảng tháng Ba, nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá gói viện trợ quân sự này là vô vọng… Nhưng ngày 20/4 đã là ác mộng của bọn chúng: gói viện trợ đã được thông qua. Cả thế giới tiến bộ vui mừng.

 

Từ đó đến nay, chúng vẫn phải tiếp tục tấn công – đúng như chúng ta đã phân tích với nhau: cuộc chiến khốn khổ khốn nạn của bè lũ Putox, thậm chí đến lúc kiệt quệ vẫn cứ phải tấn công. Chiến lược của chúng như thế nào tôi đã viết trên đây rồi, nhưng giọng điệu thì đã đổi khác. Vẫn từng đó cái loa, nhưng bây giờ thằng nào con nào cũng nói về… hòa bình, từ Putox đến “mặt sát tận xương” Zakharova. Tình hình trở nên lố bịch đến mức ngày 27/7/2024 vừa qua, cái gọi là hãng thông tấn nhưng là trùm của #BMZ, phải có bài: “Mặt Ngựa giải thích lý do xuất hiện nhiều đề xuất hòa bình ở Ukraina” – hắn đổ cho các nhân vật nào đó ở phương Tây đăng đàn nói quá nhiều về giải pháp hòa bình. Ô hô hô, không phải chúng mày nói cùng với mấy con rối của chúng mày ở phương Tây, thì ai? Còn phương Tây đích thực thì… chuyển F-16 và vũ khí cho nó, ha ha. (Ảnh kèm theo: các bài báo hồi tháng Ba, và bài mới nhất).

 

Vẫn cái logic đó: tại sao phương Tây nói về hòa bình, Ukraine nói về nhượng đất (coi như đầu hàng) mà vẫn cứ giao và nhận ATACMS, F-16??? Sự phi lý này chỉ có một cách giải thích duy nhất: chóp bu Ng@ từ Putox đến Mặt Ngựa, Khỉ đỏ đít, Mặt đầu lâu “sát tận xương”… đều cực kỳ tuyệt vọng. Nếu kéo được đến tháng 11, thì là 90.000 “kiện hàng 200.” Còn nếu trong thời gian đó, có bất cứ sự kiện gì bị gây ra do người Ukraine, thì đoạn đầu đài vào sang năm cho Putox là khả năng cực kỳ cao.

 

Lại xin nhắc lại câu bất hủ tôi viết hồi đầu chiến tranh: RỒI SẼ ĐẾN LÚC QUÂN NG@ PHẢI BỎ CHẠY. Câu thứ hai: RỒI SẼ ĐẾN LÚC XIN NGƯỜI TA (NGƯỜI UKRAINE) CHO RÚT MỚI ĐƯỢC RÚT ĐÓ.

 

Hôm nay là ngày 3/8. Và 581.760 là số “kiện hàng 200” của ngày hôm nay. Nếu chúng kéo được đến 3/11/2024, chúng ta sẽ xem hiệu số của hai ngày là bao nhiêu.

 

P/S Dành cho bác nào bỏ qua bài của tôi về QUYÊN GÓP VÀ ĐẤU GIÁ CHO BỆNH VIỆN NHI OKHMATDYT Ở KYIV:

 

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02JTtUWAmB8SeeH1nCZXA52xJ11fLhemNwgCU1Xf4W96qo5uGgHzdi9L5fZFvt2Eybl

 

 

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai

#Slava_Ukraine

 

HÌNH :

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136056224149100&set=pcb.1136056290815760

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136056227482433&set=pcb.1136056290815760

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136056220815767&set=pcb.1136056290815760

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136056234149099&set=pcb.1136056290815760

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1136056237482432&set=pcb.1136056290815760

 

 https://www.facebook.com/photo?fbid=1136056230815766&set=pcb.1136056290815760

 

.

48 BÌNH LUẬN  

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats