Wednesday 28 August 2024

TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC BÁO ĐỘNG VỀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO Ở THÁI BÌNH DƯƠNG (Thanh Phương / RFI)

 



Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc báo động về mực nước biển dâng cao ở Thái Bình Dương

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 27/08/2024 - 12:15

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240827-t%E1%BB%95ng-th%C6%B0-k%C3%BD-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-v%E1%BB%81-m%E1%BB%B1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-bi%E1%BB%83n-d%C3%A2ng-cao-%E1%BB%9F-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng

 

Tại Thượng đỉnh Diễn đàn thường niên các đảo quốc Thái Bình Dương (FIP) ở Tonga hôm nay, 27/08/2024, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã báo động toàn cầu về hiện tượng mực nước biển dâng cao.

 

HÌNH :

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu trong phiên khai mạc Thượng đỉnh Diễn đàn thường niên các đảo quốc Thái Bình Dương, tại Tonga, ngày 26/08/2024. AP - Charlotte Graham-McLay

 

Theo ông Guterres, đây là một “thảm họa đe dọa sự sống còn của thiên đường Thái Bình Dương này”. Vốn có dân số ít và không có nhiều ngành công nghiệp nặng, các đảo quốc Thái Bình Dương mỗi năm thải ra tổng cộng chưa tới 0,02% khí gây hiệu ứng lồng kính. Nhưng các đảo quốc này lại bị tác động rất nặng nề bởi biến đổi khí hậu khiến bầu khí quyển Trái đất nóng lên. Theo một báo cáo mới của Tổ chức Khí tượng Thế giới, được công bố tại Thượng đỉnh Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương, tính trung bình, mực nước biển trên thế giới đã tăng 9,4 cm trong vòng 30 năm. Mức tăng này lên đến 15 cm tại một vài khu vực ở Thái Bình Dương. Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới, bà Celeste Saulo báo động: “Ngày càng rõ ràng là chúng ta sẽ nhanh chóng không còn thời gian để ngăn chận xu hướng đó”. 

 

Theo các chuyên gia, cho dù mực nước biển tiếp tục tăng một cách hạn chế, quần đảo Tuvalu có thể sẽ bị chìm từ đây đến 30 năm tới. Theo Liên Hiệp Quốc, đa số cư dân của các quốc đảo Nam Thái Bình Dương sinh sống tại những nơi cách bờ biển chưa tới 5 km. Nước biển dâng cao không chỉ thu hẹp không gian sống, mà còn làm giảm nguồn nước và nguồn lương thực cho người dân. Nhiệt độ cao hơn của nước biển cũng sẽ khiến các thiên tai trở nên dữ dội hơn, trong khi hiện tượng axit hóa các đại dương sẽ ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái biển. 

 

Cho tới nay, tình cảnh của các đảo quốc Thái Bình Dương không được chú ý nhiều do những đảo này nằm cách biệt và không có sức nặng kinh tế đáng kể. Nhưng bây giờ các nhà nghiên cứu xem những gì đang diễn ra tại Thái Bình Dương báo hiệu cho tương lai của các

 

-------------------------

Các nội dung liên quan

 

KHÍ HẬU

Khí hậu : Nhiệt độ mặt nước biển cao kỷ lục

 

NHẬT BẢN - THÁI BÌNH DƯƠNG

Trung Quốc và khí hậu: Trọng tâm của thượng đỉnh Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương







No comments:

Post a Comment

View My Stats