Thursday 1 August 2024

TỔNG HỢP MỘT SỐ TIN TỨC NGÀY 31/07/2024

 



TỔNG HỢP MỘT SỐ TIN TỨC NGÀY 31/07/2024

 

*

Bangkok Post: Chính phủ Thái Lan ‘không thể can thiệp’ vào vụ của ông Y Quynh Bdap

 

 

*

Tập đoàn Adani của Ấn Độ muốn đầu tư vào sân bay Việt Nam

 

 

 

 

*

 

 

William Calley: Cựu sĩ quan Mỹ đứng sau vụ thảm sát Mỹ Lai qua đời

BBC News Tiếng Việt

31 tháng 7 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1e5jgpxz09o

 

Một cựu sĩ quan Mỹ, người duy nhất bị kết án liên quan đến vụ thảm sát Mỹ Lai trong Chiến tranh Việt Nam, đã qua đời.

 

William Calley qua đời vào ngày 28/4/2024 ở tuổi 80, tờ Washington Post và New York Times đưa tin, trích dẫn hồ sơ chứng tử chính thức.

 

Washington Post lần đầu tiên đưa tin về cái chết của ông Calley hôm 29/7, sau khi nhận được tin báo từ một sinh viên tốt nghiệp Trường Luật Harvard, người đã phát hiện ra thông tin này trong hồ sơ công cộng.

 

Nguyên nhân cái chết không được trích dẫn.

 

·        Tưởng niệm 50 năm thảm sát Mỹ Lai16 tháng 3 năm 2018

·        Colin Powell và quãng đời cựu binh Việt Nam, điều tra Mỹ Lai19 tháng 10 năm 2021

·        1968: Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương2 tháng 2 năm 2018

 

 

William Calley là ai?

 

William Calley nhập ngũ năm 1964, từng là sinh viên ở Nam Florida nhưng đã bỏ học.

Ông ta nhanh chóng được thăng cấp sĩ quan cấp thấp và sau đó là thiếu úy, vào thời điểm quân đội Mỹ đang rất cần binh lính.

 

Năm 1968, William Calley, khi đó 25 tuổi, chỉ huy một trung đội lính bộ binh Mỹ thực hiện vụ thảm sát hàng trăm thường dân, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, tại làng Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, miền Nam Việt Nam (vụ này thường được gọi là Thảm sát Mỹ Lai).

 

Sáng ngày 16/3/1968, đơn vị của Calley được không vận đến một làng - được lính Mỹ lúc đó gọi là Mỹ Lai 4 - để thực hiện nhiệm vụ truy lùng và tiễu trừ các thành viên và cảm tình viên Việt Cộng.

 

Theo bài viết của nhà báo Seymour Hersh đăng trên tờ The New Yorker vào năm 1972, khi binh lính Mỹ đến nơi, các sĩ quan không gặp phải sự phản kháng nào từ cư dân trong làng, những người đang nấu bữa sáng trên các bếp lửa ngoài trời.

 

Ông Hersh đưa tin rằng Calley và đơn vị của ông ta đã tiến hành tàn sát dân thường trong những giờ phút tiếp theo. Nhà báo này cho biết nhiều người đã bị tập trung lại thành từng nhóm nhỏ và bị bắn. Những người khác bị đẩy xuống mương thoát nước rồi bị bắn, hoặc bị giết trong nhà hoặc gần nhà của họ.

 

Nhà báo Hersh cũng mô tả việc phụ nữ và trẻ em gái bị sĩ quan Mỹ hãm hiếp rồi sát hại.

Vụ thảm sát ban đầu được che đậy và chỉ được công khai hơn một năm rưỡi sau đó, phần lớn nhờ vào thông tin từ nhà báo Hersh, giúp ông giành được giải Pulitzer.

 

Cựu trung úy William Calley bị kết án tù chung thân vào năm 1971 vì giết 22 thường dân, nhưng chỉ thụ án ba ngày sau song sắt sau khi được Tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon ký lệnh cho quản thúc tại gia.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 

*

 

 

Vì sao Trung Quốc không tạo căng thẳng với Việt Nam như Philippnes?

Song Chi   -  Blog RFA

Thứ Ba, 11/30/2021 - 20:40 — songchi

 https://www.rfavietnam.com/node/7043

 

Câu chuyện cô Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà đi dự thi Miss World tại Puerto Rico, một hòn đảo thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ, nhưng lại biểu diễn khả năng đánh đàn T'rưng với bài "Cô gái vót chông" (nhạc sĩ Hoàng Hiệp), vốn là một bài hát chống Mỹ, khiến dư luận ngỡ ngàng. Bài “Cô gái vót chông” với lời lẽ rất “sắc máu”, như nhiều bài hát thuộc dòng nhạc “đỏ”, chống Mỹ thời đó:

 

….Mỗi mũi chông nhọn hoắc căm thù.

 

Xiên thây quân cướp nào vô đây.

 

Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo.

 

Em chưa ngừng tay vót chông rào buôn rẫy.

 

….

 

Ê quân xâm lăng gian ác bay muốn vào mũi chông sẵn sàng đây

 

Chờ bọn bay diệt bọn bay!

 

 

Lướt qua một số bài báo trên các trang báo, đài tiếng Việt ở hải ngoại, những ý kiến bình luận trên facebook, đa phần đều cho rằng đây là một việc làm hoàn toàn “không hợp thời, hợp cảnh”. Cuộc chiến tranh VN đã kết thúc 46 năm rồi, hai nước Mỹ-Việt đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, và mối quan hệ đó đang ngày càng trở nên tốt đẹp, đem một bài hát chống Mỹ với lời lẽ sắt máu như vậy (dù chỉ biểu diễn phần nhạc, không có lời), và lại biểu diễn tại một cuộc thi sắc đẹp ngay trên mảnh đất thuộc lãnh thổ của Mỹ, không hợp thời hợp cảnh thì còn là gì.

 

Nhưng nói như thế là quá nhẹ. Ai cũng biết từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, Mỹ đã giúp VN rất nhiều từ kinh tế, giáo dục cho tới việc các hạm đội Mỹ thường xuyên có mặt trong khu vực biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải, việc chính phủ Mỹ lên tiếng cảnh báo khi Trung Cộng hung hăng bắt nạt các nước láng giềng nhỏ bé trong đó có VN… đã giúp cho VN “dễ thở” hơn trước âm mưu biến biển Đông thành “ao nhà” của Trung Cộng. Mới đây thôi, trong đại dịch COVID-19 Mỹ cũng là quốc gia hào phóng nhất, Mỹ đã viện trợ cho VN tổng cộng hơn 17 triệu liều vaccine, vật tư, trang thiết bị y tế, 77 tủ lạnh âm sâu để bảo quản vaccine, cùng hàng chục triệu đô la nhằm ứng phó với COVID-19, mà không đi kèm với bất cứ điều kiện nào. Vừa nhận sự giúp đỡ của người ta xong lại cất tiếng đàn chửi Mỹ, chống Mỹ thì là cái loại gì?

 

Tất nhiên, mọi người cũng thừa biết cô Hoa hậu sinh năm 2001, sinh ra rất nhiều năm sau khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kết thúc thì có biết gì mà căm thù Mỹ. Cô chỉ là máy robot thiếu suy nghĩ, ai biểu gì làm đó, việc chọn bài nào để trình diễn không phải là quyết định của cô Hoa hậu, người ta chỉ trích là chỉ trích những ông nào bà nào đã chọn bài, xét duyệt bài cho cô.

 

Cái cách xử sự đó cho thấy sự vô ơn, ngu dốt, bất lịch sự, kém văn hóa của một số quan chức VN nói riêng và của nhà cầm quyền VN nói chung.

 

Nhưng điều người viết bài này muốn nói đến ở đây là nếu như không có dư luận trăm tai nghìn mắt phản ứng về bài biểu diễn đó của cô Hoa hậu, thì chắc là những người đã chọn bài, duyệt bài và bản thân cô Hoa hậu sẽ không cảm thấy có điều gì sai trái trong việc mình làm cả. Thậm chí những người ủng hộ cô còn “hồn nhiên” ca ngợi tài biểu diễn của cô, cổ võ cho cô.

 

Như câu chuyện ông Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đến ăn tại nhà hàng Nusr-Et Steakhouse ở London, một trong những nhà hàng đắt đỏ nhất thế giới, và được anh đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gokce biệt danh là “thánh rắc muối” Salt Bae, tự tay đút miếng thịt bò dát vàng tức là golden steak, tận miệng. Nếu cái video quay cảnh tượng đó không được chính anh đầu bếp post lên và lan truyền đi khắp nơi, bị nhiều tờ báo quốc tế như BBC, The Telegraph, Daily Mail, RFA, South China Morning Post, Bangkok Post, kể cả The New York Times, một nhật báo hàng đầu nước Mỹ, loan tải với những nhận định tiêu cực, còn trên mạng xã hội facebook của người Việt thỉ khỏi nói, bao nhiêu ý kiến, bài viết bình luận, mổ xẻ, chỉ trích v.v…thì có lẽ bản thân ông Bộ trưởng Công An và những người đi cùng ông ta vẫn cho đó là bình thường.

 

Chúng ta biết chuyện quan chức cán bộ cộng sản VN có cuộc sống giàu có, cách một trời một vực với đại đa số dân chúng như thế nào. Trên mạng xã hội và ngay cả báo chí nhà nước VN thỉnh thoảng lại trưng ra những ngôi biệt thự, biệt phủ to đùng, nội thất xa hoa, cái thì kiểu Tàu cái thỉ kiểu Tây của các quan chức chỉ mới ở cấp huyện cấp tỉnh cho tới cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng trở lên. Còn trong đời thường họ ăn chơi tiêu tiền còn biết bao nhiêu chuyện hoang phí, lố bịch hơn nhiều, chẳng qua là “không bị lộ” mà thôi. Nên họ thấy thế là bình thường có gì mà phải ầm ỹ. Và đám dư luận viên bưng bô chế độ, cố tìm cách bào chữa cho chuyện này rằng ông Bộ trưởng Tô Lâm được mời ăn, người thì nói được một ông Bộ trưởng Nội vụ Pháp mời, người thì nói ông Bộ trưởng Anh mời, mà không biết cái lý lẽ đó sai từ gốc, rằng ở các nước tự do, dân chủ, phát triển, giàu có hơn VN gấp nhiều lần, các chính khách, quan chức sẽ không bao giờ dám mời khách đi ăn một món thịt bò dát vàng ở một nhà hàng đắt đỏ như vậy, và nếu đi như vậy mà báo chí khui ra là mất chức hoặc phải từ chức ngay! Trong khi đó thì một nước nghẻo, quanh năm phải đi vay đi xin viện trợ, sự giúp đỡ của các nước, lương bình quân đầu người chỉ khoảng hơn 200 USD/tháng mà quan chức đi ăn như vậy là chuyện hoàn toàn không bình thường.

 

Hay câu chuyện đàn chó 15 con của một cặp vợ chồng đem về quê tránh dịch nhưng bị chính quyền Cà Mau tiêu hủy vì sợ lây nhiễm, điều đáng nói hơn là đem tiêu hủy nhưng không cho hai vợ chồng (lúc đó đang cách ly tập trung vì dương tính với COVID-19) biết, những người ra lệnh đem thiêu hủy đàn chó cón nghĩ rằng họ đã làm đúng, có người còn bảo những người phẫn nộ, lên án việc này là đạo đức giả, tính mạng con người không lo, đi lo chuyện những con chó! Chó thì chỉ là chó. Người Việt còn ăn thịt chó đầy ra kia. Còn đối với người dân các nước văn minh coi chó như bạn, như người nhà của con người thì kinh hoàng! Quan chức tỉnh Cà Mau khi ấy còn chống chế, nói rằng chính chủ nhân tự nguyện cho đem thiêu hủy đàn chó. Cho đến khi dư luận phẫn nộ và chỉ ra những cái sai từ cả góc độ dịch tễ (Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nêu rõ: Chó mèo không lây truyền virus SARS-CoV-2 sang người), pháp lý lẫn tình người, thì có lẽ lúc đó quan chức tỉnh Cà Mau mới lờ mờ nhận ra việc mình làm có cái gì đó sai sai?

 

3 câu chuyện, tưởng chừng không có chút gì liên quan, nhưng thật ra lại giống nhau ở một điểm: đó là từ trong suy nghĩ, tư duy, hành động... của nhiều quan chức cho tới nhiều người trong xã hội chúng ta khác với một số quốc gia khác, dân tộc khác cả một khoảng xa mà chúng ta không biết. Cái khoảng cách xa đó là giữa văn minh và man rợ, giữa dân chủ và phản dân chủ, giữa nhân văn và phi nhân, giữa tử tế, biết điều và không tử tế, vô ơn v.v…

 

Cũng may mà còn có internet vạch ra cho nhiều người thấy cái sai, cái lệch lạc của họ. Nhưng không biết rồi họ có thấy ra, hay lại vài bữa cũng qua đi, lại tiếp tục lối suy nghĩ, tư duy, hành động theo cái quán tính cũ.

 

songchi's blog

 

 

 

*

 

 

Lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Iran

Thomas Mackintosh

BBC News

31 tháng 7 2024, 11:40 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c849zwe22qlo

 

Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã bị ám sát ở Iran, nhóm này cho biết.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d180/live/27363d50-f7c8-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg.webp

Ông Ismail Haniyeh đã có mặt tại Tehran để tham dự lễ nhậm chức của tổng thống mới của Iran, tổ chức Hamas cho biết

 

Trong một thông cáo được đưa ra vào thứ Tư (31/7), Hamas cho biết ông Haniyeh bị giết trong một cuộc đột kích của Israel vào nơi ở của ông ở Tehran.

 

Theo nhóm này, ông Haniyeh thiệt mạng sau khi tham gia lễ nhậm chức của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian, người tuyên thệ vào thứ Ba (30/7).

 

Chưa có ai nhận trách nhiệm vụ ám sát này.

 

Hãng thông tấn AFP đưa tin Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết nguyên nhân của "vụ việc" hiện vẫn chưa rõ ràng nhưng đang "được điều tra".

 

Hamas - nhóm Palestine kiểm soát Dải Gaza - cho biết ông Haniyeh đã "bị giết trong một cuộc đột kích phản bội của người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái".

 

Israel vẫn chưa phản hồi hoặc đưa ra tuyên bố về sự kiện này.

 

VIDEO :  "Giải pháp ‘hai nhà nước’ – có chấm dứt xung đột Israel-Palestine?", Thời lượng 11,52

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c849zwe22qlo 

 

Ông Haniyeh, 62 tuổi, là một thành viên nổi bật của phong trào Hamas từ cuối những năm 1980.

 

Israel đã giam giữ ông Haniyeh trong ba năm từ năm 1989 khi họ đàn áp cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine.

 

Sau đó, ông bị lưu đày vào năm 1992 đến một vùng đất không người giữa Israel và Lebanon, cùng với một số nhà lãnh đạo khác của Hamas.

 

Ông Haniyeh được Tổng thống Mahmoud Abbas bổ nhiệm làm thủ tướng Palestine vào năm 2006 sau khi Hamas giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử quốc gia, nhưng ông bị cách chức một năm sau đó sau khi nhóm này lật đổ đảng Fatah của ông Abbas khỏi Dải Gaza trong một tuần bạo lực chết người.

 

Ông Haniyeh gọi việc cách chức ông là "vi hiến", nhấn mạnh rằng chính phủ của ông "sẽ không từ bỏ trách nhiệm quốc gia đối với người dân Palestine" và tiếp tục lãnh đạo ở Gaza.

Ông được bầu làm người đứng đầu cơ quan chính trị của Hamas vào năm 2017.

 

Năm 2018, Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi ông Haniyeh là một kẻ khủng bố.

 

Ông sống ở Qatar trong nhiều năm qua.

 

-----------------

Tin liên quan

·         

Viện trợ nước ngoài, quyên góp, thuế và tiền ảo: Hamas kiếm tiền bằng cách nào?

4 tháng 3 năm 2024

·         

Ai là lãnh đạo chủ chốt của Hamas?

20 tháng 2 năm 2024

·         

Chuyện Israel-Hamas và bài học cho chính sách ‘ngoại giao đu dây’

8 tháng 11 năm 2023

 

 

 

 

 

*

 

 

 

Vì sao ngay cả Donald Tusk cũng không thể cứu vãn mối quan hệ tan vỡ với Đức

Philipp Fritz   |  Welt

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

31/07/2024

https://baotiengdan.com/2024/07/31/vi-sao-ngay-ca-donald-tusk-cung-khong-the-cuu-van-moi-quan-he-tan-vo-voi-duc/

 

Hy vọng về một khởi đầu mới trong quan hệ Đức-Ba Lan với Donald Tusk trên cương vị người đứng đầu chính phủ vẫn chưa thành hiện thực. Bởi vì sự khác biệt về các vấn đề như di cư và năng lượng là rất lớn – và nhóm PiS chống Đức đã tìm ra cách trói tay Tusk.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/07/1-70-879x420.jpg

Ảnh: Thủ tướng Đức Olaf Scholz và thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Nguồn AFP

 

Đức là mối nguy hiểm đối với Ba Lan, Berlin kiểm soát EU và muốn hạ thấp địa vị của Ba Lan ở châu Âu; Chính phủ liên bang Đức thậm chí còn can thiệp vào các chiến dịch bầu cử ở Ba Lan. Những người bảo thủ quốc gia Ba Lan đã liên tục tung ra những lời này và những lời lẽ hùng biện khác chống lại Đức trong 8 năm qua.

 

Đôi khi ngay cả các chính trị gia Đức riêng lẻ hoặc đại sứ Đức ở Warsaw cũng bị phỉ báng. Truyền hình nhà nước hoặc vẽ ra bức tranh nước Đức như một quốc gia đang suy tàn hoặc là kẻ thù của dân tộc Ba Lan, có thể so sánh với Nga. Người ta gần như quên rằng Ba Lan và Đức là đối tác trong cùng khối EU và NATO.

 

Với sự thay đổi chính phủ ở Warsaw vào tháng 12 năm 2023, chiến dịch chống Đức này đã kết thúc. Một liên minh tư sản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Donald Tusk đã nắm quyền điều hành chính phủ. Tusk là một người quen biết cũ; ông là người đứng đầu chính phủ trong bảy năm cho đến năm 2014 và sau đó là Chủ tịch Hội đồng EU.

 

Giống như các đảng của Liên minh Thiên chúa giáo Đức, Liên minh Công dân (KO) và Đảng Nông dân (PSL) đồng cầm quyền của ông là thành viên của Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) trong Nghị viện EU. Không thể có nhiều tương tự hơn trong quan điểm xu hướng chính thống của châu Âu. Do đó, các nhà quan sát không chỉ kỳ vọng rằng Ba Lan sẽ lại theo đuổi chính sách thân châu Âu – đảng Luật pháp và Công lý (PiS) theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu trước đây đã tập trung vào việc đối đầu ở châu Âu.

 

Họ cho rằng quan hệ Đức-Ba Lan sẽ trải qua một khởi đầu mới. Một phần cũng  vì theo truyền thống, Tusk được coi là thân thiện với Đức. Tuy nhiên, hơn nửa năm sau khi Tusk nhậm chức, rõ ràng bước đột phá lớn vẫn chưa thành hiện thực. Cử chỉ hòa giải hay hợp tác? Không có. Các dự án đầu tư chung, vũ khí hay các sáng kiến ​​chính trị mới ở châu Âu? Không có điều gì như thế cả.

 

Hình ảnh nước Đức ở Ba Lan xấu đi trầm trọng

 

Trong khi đó người Đức và người Ba Lan cần nhau hơn bao giờ hết. Vào thời điểm chưa rõ liệu Donald Trump có vào Nhà Trắng lần nữa vào năm tới hay không và những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đang giành được thêm nhiều sự ủng hộ ở Pháp, Ba Lan càng trở nên quan trọng hơn đối với Berlin với tư cách là một đối tác chính sách an ninh. Đất nước này là quốc gia tiền tuyến ở sườn phía đông của NATO và có quân đội lớn nhất ở EU.

 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Ba Lan, Ba Lan là đối tác thương mại lớn thứ năm của Đức, trước Ý. Nhưng có một sự bế tắc. Về cơ bản có hai lý do cho điều này: Về các vấn đề lớn như chính sách di cư hoặc năng lượng, quan điểm của Đức và Ba Lan quá xa nhau để cả hai nước có thể cùng nhau tiến lên ở châu Âu. Và sau đó, trên hết, danh tiếng thân thiện với Đức của Tusk đã cản trở mối quan hệ hợp tác với Berlin.

 

Trong vài năm, PiS và các phương tiện truyền thông của đảng này đã miêu tả Tusk là một “đặc vụ Đức”. Ngay từ năm 2005, trong chiến dịch tranh cử tổng thống, nhân viên của ứng cử viên PiS Lech Kaczynski đã tuyên bố rằng ông nội của Tusk đã từng phục vụ trong Wehrmacht (Quân độ Đức thời Hitler). Kể từ đó, các đối thủ của Tusk đã nhiều lần cố gắng công khai liên kết ông với Đức.

 

Những gì ban đầu không mấy thành công thì nay đã đơm hoa kết trái. Với việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream Đức-Nga và hoàn thành Nord Stream 1 vào năm 2012, hình ảnh của Đức ở Ba Lan đã xấu đi nghiêm trọng. Sau cuộc tấn công của Nga vào toàn bộ Ukraine vào năm 2022 và việc Đức bắt đầu viện trợ vũ khí cho Kiev một cách do dự – hình ảnh xấu đó đã lan tỏa xa ra khỏi giới ủng hộ PiS vốn đã chống Đức.

 

Các nghiên cứu tương ứng cũng chỉ ra hình ảnh ngày càng xấu đi của nước Đức đối với người Ba Lan. Tusk biết rằng sự gần gũi rõ ràng với nền chính trị Đức không được giới cử tri ưa thích – ông ta, „đặc vụ Đức“, sẽ bị đổ lỗi cho điều này. Đây là những gì những cuộc tham vấn của chính phủ Đức-Ba Lan vào ngày 2 tháng 7 năm nay thể hiện. Chúng diễn ra lần đầu tiên sau sáu năm. Chỉ riêng điều đó đã được coi là thành công sau những năm PiS.

 

Thủ tướng Olaf Scholz đã tới Warsaw với số lượng bộ trưởng lên đến hai con số. Theo báo cáo tại Warsaw, không khí giữa các bộ phận rất tốt. Người ta nói rằng các Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock và Radoslaw Sikorski nói riêng được cho là rất thông hiểu nhau. Cả hai bên đều đã nói rõ trước cuộc đàm phán rằng Berlin và Warsaw sẽ quyết định về một kế hoạch hành động, coi như là không chỉ có một thông cáo chung cuối cùng.

 

Sự tương phản rõ ràng trong chính sách di cư

 

Người ta có hy vọng lớn rằng cả hai chính phủ sẽ đồng ý về các khoản đầu tư, các sáng kiến ​​chính sách của châu Âu và các khoản bồi thường cho những tội ác mà người Đức đã gây ra đối với người Ba Lan trong Thế chiến thứ hai. Nhưng có rất ít những cụ thể trong kế hoạch hành động. PiS đã yêu cầu chính phủ liên bang Đức phải bồi thường 1,3 nghìn tỷ euro, nhiều không thể tưởng tượng được. Chính phủ Tusk không làm điều đó. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là chủ đề  đó đã được giải quyết cho họ.

 

Truyền thông Ba Lan, trích dẫn nghiên cứu của nền tảng tin tức Onet, đưa tin rằng Scholz được cho là đã đề nghị bồi thường cho Tusk. Chính phủ liên bang Đức muốn cung cấp 200 triệu euro cho những người sống sót trong các trại tập trung hoặc cho những người từng là lao động cưỡng bức. Điều này vẫn sẽ ảnh hưởng đến khoảng 40.000 người ở Ba Lan ngày nay. Tusk được cho là đã từ chối.

 

Ở Warsaw, người ta nói rằng nếu Tusk đồng ý với lời đề nghị ban đầu thì điều đó giống như đã nhượng bộ người Đức. 200 triệu cho các nạn nhân là chưa đủ, ông ta sẽ lại bị coi như “đặc vụ Đức”. Tusk cho biết trong chuyến thăm Warsaw của Scholz rằng những mất mát mà Ba Lan phải trải qua trong Chiến tranh thế giới thứ hai là không thể bù đắp được. Tusk có nguy cơ rơi vào bẫy Đức này ở nhiều chỗ.

 

Ví dụ, về việc xây dựng sân bay trung tâm Ba Lan CPK. Tusk bị cáo buộc nếu chấm dứt dự án hoặc đưa ra những thay đổi là vì lợi ích của ngành hàng không Đức. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc mua sắm thiết bị quân sự của Đức hoặc mở rộng năng lượng tái tạo. Cáo buộc thân cận với Đức đã làm hạn chế chính sách của Tusk đối với Đức. Việc nó không có cơ sở là không quan trọng. Việc tuyên truyền của PiS và sự mất niềm tin vào nền chính trị Đức đã mở đường cho việc này.

 

Ngoài ra còn có sự tương phản rõ ràng. Berlin đã rất ngạc nhiên khi Ba Lan phản đối cái gọi là thỏa hiệp tị nạn tại Nghị viện EU và Hội đồng châu Âu – chính sách tị nạn của châu Âu vẫn còn quá lỏng lẻo đối với Ba Lan. Cuộc bỏ phiếu bất đồng của Ba Lan không ngăn cản việc cải cách hệ thống tị nạn châu Âu, nhưng nó cho thấy quan điểm của nước này về vấn đề này: cách xa Đức.

 

Điều này cũng đúng với sự chuyển đổi năng lượng. Ba Lan vẫn chủ yếu dựa vào than và muốn chuyển sang năng lượng hạt nhân. Đức, quốc gia đã đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân cuối cùng vào năm 2023, chủ yếu dựa vào năng lượng tái tạo. Trong tương lai Berlin và Warsaw cũng khó có thể kết hợp với nhau.

 

 

 

 

*

 

 

 

Venezuela: biểu tình bùng nổ do phẫn nộ trước kết quả bầu cử

BBC News Tiếng Việt

31 tháng 7 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c728pl9e214o

 

Mới có thêm những cuộc biểu tình ở thủ đô Caracas (Venezuela) sau khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống gây ra nhiều tranh cãi.

 

Hàng ngàn người đã tập hợp lại tại trung tâm thành phố để bày tỏ sự phản đối trước tuyên bố chiến thắng của Tổng thống Nicolas Maduro.

 

Nhiều người nói họ sẽ không dừng lại tới khi có được một chính quyền mới.

 

Vài người khác cho rằng điều đó chỉ có thể trở thành hiện thực nếu lực lượng an ninh cũng gia nhập làn sóng biểu tình phản đối.

 

Tuy nhiên, hiện tại, quân đội và cảnh sát vẫn trung thành với ông Maduro.

 

Các lực lượng này đã bắn hơi cay và đạn cao su vào một số người biểu tình.

 

Các quan chức địa phương cho biết khoảng 750 người đã bị bắt giữ.

 

Theo hai tổ chức phi chính phủ hàng đầu Venezuela, đã có một số người chết và hàng chục người khác bị thương.

 

Vào thứ Ba (30/7), Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela đã gọi các cuộc biểu tình là "một cuộc đảo chính".

 

Đứng giữa vòng bảo vệ của lực lượng vũ trang, Đại tướng Vladimir Padrino đọc một tuyên bố cho biết Tổng thống Nicolás Maduro nhận được "lòng trung thành tuyệt đối và sự ủng hộ vô điều kiện" của quân đội.

 

Tổng chưởng lý Venezuela, một đồng minh thân cận của ông Maduro, nói rằng một binh sĩ đã bị giết trong các cuộc biểu tình chống chính phủ.

 

 

VIDEO : Làn sóng biểu tình sau khi ông Maduro tái đắc cử nhiệm kỳ 3

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c728pl9e214o

 

Lãnh đạo phe đối lập, bà Maria Corina Machado, đã lên tiếng kêu gọi biểu tình ôn hòa.

 

“Chúng ta phải tiến hành [biểu tình] một cách ôn hòa, không nên rơi vào bẫy khiêu khích của chính quyền.

 

“Họ muốn người dân Venezuela đối đầu lẫn nhau," bà nói.

 

"Ứng cử viên của chúng ta đã giành được 70% số phiếu bầu. Chúng ta đã đoàn kết được đất nước, những người Venezuela từng tin ông Maduro nay đã đứng về phía chúng ta.”

 

Một người biểu tình chống chính phủ, ẩn danh do sợ lực lượng an ninh Venezuela trả thù, nói với BBC rằng mình đã thấy bằng chứng của việc gian lận bầu cử.

 

“Chúng tôi chắc chắn rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận.

 

“Tôi từng làm việc tại một điểm bỏ phiếu. Chính quyền đã bác bỏ kết quả bỏ phiếu, họ đã cho dừng các cuộc kiểm phiếu vào giữa đêm. Họ không muốn thế giới biết rằng họ đã thua,” người này kể.

 

Theo người này, những người Venezuela từng ủng hộ lãnh đạo tiền nhiệm Hugo Chavez (nhóm người gọi là Chavistas) đang dần không còn ủng hộ ông Maduro.

 

“Đây là một cuộc biểu tình rất ôn hòa. Đây là một khu vực thượng lưu của Caracas. Những gì diễn ra hôm qua thì khá bạo lực.

 

“Tôi tin rằng những người từng là Chavistas không còn là Chavistas nữa,” người này nói.

 

“Tôi nghĩ rằng mọi người đang chuẩn bị cho một sự thay đổi - nhiều khả năng sẽ là bạo lực.”

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats