Sùng
bái lãnh tụ và nền chính trị trình diễn
August
01 20247:00 AM
https://www.luatkhoa.com/2024/08/sung-bai-lanh-tu-va-nen-chinh-tri-trinh-dien/
Di
sản "người cha của nhân dân"
Theo
János Kornai, một trong những học giả hàng đầu về các nước xã hội chủ nghĩa, bản
chất của hệ thống này là tính gia trưởng. Đảng cộng sản tự xưng là đại diện của
giai cấp công nhân và là lực lượng tiên phong lãnh đạo xã hội. Đảng lãnh đạo dựa
trên những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học và tự cho lý thuyết này ưu
việt hơn bất kỳ lý thuyết nào khác. Những nguyên lý này giúp trang bị cho đảng
công cụ để thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của nhân dân và từ đó đưa ra các chính
sách phục vụ lợi ích của họ.
Với
sự ưu việt tự phong, những lãnh tụ cộng sản tự cho mình quyền đại diện nhân
dân, không cần phải cạnh tranh bầu cử, giành quyền lãnh đạo với bất cứ đảng nào
khác. Trong bối cảnh này, đảng và bộ máy quan liêu đóng vai trò như cha mẹ, hướng
dẫn và quản lý xã hội; còn người dân và các nhóm khác nhau trong xã hội bị xem
như trẻ con, thụ động nghe theo sự sắp đặt và định hướng của giới lãnh đạo đảng
- nhà nước. [1]
Bản
chất gia trưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa dẫn đến hệ quả là nhiều lãnh tụ cộng
sản được thần thánh hóa và suy tôn thành “người cha của nhân dân”. Điều này dễ
thấy qua sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Fidel Castro ở
Cuba, Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Lênin và sau đó là Stalin ở Liên Xô, cũng như Kim
Nhật Thành và Kim Chính Nhật ở Triều Tiên.
Poster
tên “Cảm ơn Stalin kính yêu vì đã cho chúng em một tuổi thơ hạnh phúc!”. Nguồn:
Victor Ivanovich Govorkov: History, Analysis & Facts (2024) / Arthive.
"Người
cha của nhân dân" hay một lãnh tụ vĩ đại, toàn năng, không phạm sai lầm là
biểu tượng thiêng liêng của chế độ. Các lãnh tụ cộng sản xây dựng hình ảnh này
còn nhằm củng cố quyền lực, huy động sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đối với
các quyết sách mà họ ban hành, cũng như giảm thiểu sự chống đối từ các nhóm
chính trị khác.
Tôn
thờ lãnh tụ trở thành một phần di sản và truyền thống của chế độ. Những thế hệ
lãnh đạo sau của nền độc tài có thể duy trì và phát triển sự sùng bái này để củng
cố sự thống nhất và ổn định chính trị.
Đàn
áp tự do ngôn luận
Sự
sùng bái lãnh tụ ở các nước cộng sản thường đi kèm với việc đàn áp tự do ngôn
luận, báo chí và nhiều quyền tự do cơ bản khác. Khi quyền lực bị tập trung vào
một cá nhân duy nhất, những quyết định sai lầm của lãnh tụ thường không bị phản
đối hoặc điều chỉnh cho phù hợp thực tế, và điều này gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Lịch sử nhân loại đã cho thấy nhiều thảm kịch như vậy.
Nhiều
sử gia cho rằng Stalin phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng chục triệu
người Liên Xô vì các chính sách tập thể hóa nông nghiệp, những cuộc đại thanh
trừng và mạng lưới các trại cải tạo lao động (gulag). Hay giai đoạn cai trị của
Mao Trạch Đông sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền cũng được
đánh dấu bởi nạn đói, đàn áp và nội loạn, nhất là khoảng thời gian diễn ra cuộc
Đại Nhảy vọt (1958-1962) và Cách mạng Văn hóa (1966-1976).
Nửa
đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia Ả Rập phải sống dưới sự cai trị của thực dân
trong một thời gian dài và lần lượt giành được độc lập. Chủ nghĩa xã hội, bằng
việc nhấn mạnh vào lý tưởng chống chủ nghĩa đế quốc, mưu cầu bình đẳng về kinh
tế và công bằng xã hội, đã thu hút được nhiều tín đồ. Nguyên lý của chủ nghĩa
xã hội ảnh hưởng mạnh đến chính sách của chính phủ Gamal Abdel Nasser
(1952-1970) ở Ai Cập, chế độ của Muammar Gaddafi (1969-2011) ở Libya, Hafez
al-Assad (1970-2000) ở Syria và Saddam Hussein (1979-2003) ở Iraq.
Những
lãnh đạo này đã triển khai các chương trình quốc hữu hóa, cải cách ruộng đất và
phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, việc Liên Xô
sụp đổ và Chiến tranh Lạnh kết thúc đã gây ra một cú sốc lớn đến với chủ nghĩa
xã hội trên toàn cầu. Lúc này, ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trong thế giới
Ả Rập cũng dần suy giảm. Nhiều quốc gia đã chuyển sang các chính sách kinh tế
theo định hướng thị trường và đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm khủng hoảng
kinh tế và bất ổn chính trị.
Phần
tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn đến trường hợp sùng bái lãnh tụ Hafez al-Assad ở
Syria và những ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị - xã hội của nước
này. (còn tiếp)
----------
Chú
thích :
[1] Kornai,
J. (2021). The Socialist System: The Political Economy of Communism.
Princeton University Press. Bản Việt ngữ của dịch giả Nguyễn Quang A có tựa đề Hệ
thống xã hội chủ nghĩa: Chính trị học phê phán & Tổng quan kinh tế xã hội
chủ nghĩa.
------------
Đọc
thêm :
Lòng
dân định hướng xã hội chủ nghĩa
Luật
Khoa tạp chí - Trịnh
Hữu Long
No comments:
Post a Comment