Ông Tô Lâm đi Mỹ: đâu
là trọng tâm của chuyến thăm?
RFA
2024.08.27
Theo
một số nguồn tin RFA có được, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm có thể sẽ
tham dự kì họp thứ 79 của Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc, khai mạc ngày 10, bế mạc ngày 24 tháng 9, tại New York. Hiện
chưa có thông tin chính thức ông Tô Lâm có kết hợp chuyến làm việc tại Liên Hiệp
quốc với một chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ hay không.
Chủ
tịch nước Tô Lâm tiếp Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 27/7/2024 khi ông
Blinken đến Hà Nội chia buồn sau khi ông Nguyễn Phú Trọng mất. (Ảnh minh họa) (AP)
Theo
giới thạo tin, hiện hai bên đang thương lượng nhiều vấn đề để quyết định về
chuyến thăm này.
Trong
trường hợp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Hoa Kỳ và hội kiến
cùng Tổng thống Joe Biden, nhân chuyến làm việc tại Liên Hiệp Quốc, nhà nghiên
cứu Hoàng Việt cho rằng, hai bên sẽ phải “có quà cho nhau”. Vậy, “quà họ
cho nhau” sẽ là gì. Điều kiện nào để họ gặp nhau?
Trao
đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhắc lại bức
điện chúc mừng của
Tổng thống Biden đối với ông Tô Lâm khi ông nhận chức Tổng bí thư, khẳng định
Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam tự cường, độc lập, thịnh vượng. Điều này, theo ông
Hoàng Việt, phản ánh mối quan tâm thực của Hoa Kỳ trong quan hệ với phía Việt
Nam:
“Tổng
Bí thư Tô Lâm cũng muốn thể hiện vai trò của ông ấy. Sau khi đi Trung Quốc thì
ông sẽ đi Mỹ. Ông cũng muốn gặp Tổng thống Biden. Điều đó sẽ thể hiện vị thế của
Việt Nam và của chính cá nhân ông. Đương nhiên, phía ông Biden cũng muốn gặp
ông Tô Lâm vì vai trò của Việt Nam cũng nổi bật. Và Tổng Bí thư Tô Lâm vừa mới
nhậm chức thì nếu hai người gặp nhau thì sẽ tăng cường quan hệ hai nước.
Vấn
đề là nếu hai bên gặp nhau thì phải có một cái gì đó, một bước tiến nào đó, chứ
không chỉ gặp không. Tôi xin nói vui là hai bên “có quà cho nhau”. Vậy quà này
có thể là gì?.
Về
vấn đề này, ông Hoàng Việt phân tích tiếp:
Hồi
đầu tháng 8 thì Hoa Kỳ không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Phía Mỹ có cái lý của riêng họ khi họ đưa ra phân tích sáu tiêu chí của họ.
Phía Việt Nam không hài lòng nhưng Mỹ cũng có vấn đề của họ. Phía ông Biden có
thể muốn gặp ông Tô Lâm để xoa dịu Việt Nam vấn đề này. Tất nhiên, món quà lần
này sẽ vẫn chưa thể là quy chế thị trường cho Việt Nam được.
Nếu
Tổng thống Biden gặp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm thì món quà có thể là
ông Biden ra một sắc lệnh nào đó trong thẩm quyền của ông ấy, tạm thời giảm thuế
cho một số mặt hàng của Việt Nam. Đó là những mặt hàng Việt Nam đang rất cần
tìm đầu ra. Nếu đạt được điều đó thì Mỹ vẫn giữ được cái mình cần mà Việt Nam
cũng hài lòng. Đó là điều tốt đẹp cho cả hai bên.”
Theo thông
tin từ
chính phủ hai nước, hiện đang có hai thứ trưởng ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam gần
như cùng lúc. Người thứ nhất là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách kiểm
soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie
Jenkins.
Bà này đến Hà Nội để chủ trì đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng lần
thứ 13 hôm 26 tháng 8 cùng người đồng cấp phía Việt Nam là Hà Kim Ngọc. Người
thứ hai là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền Uzra
Zeya.
Bà Zeya thăm Malaysia và Việt Nam từ ngày 25 đến 31 tháng 8 để thảo luận về
nhân quyền, hợp tác nhân đạo và an ninh dân sự.
Với
hai chuyến thăm diễn ra trong cùng tháng 8 này, nhiều nhà quan sát cho rằng, phải
chăng hai chuyến thăm phản ánh hai mối quan tâm chủ chốt của Hoa Kỳ đối với Việt
Nam: quốc phòng an ninh và nhân quyền, nhân đạo?
Dưới
đây là trao đổi của RFA với Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học
Ottawa, Canada, chuyên nghiên cứu về chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam,
về một số vấn đề trong quan hệ Việt - Mỹ nhân các chuyển động ngoại giao hai nước
hiện nay và sắp tới.
RFA.
Thưa Luật sư Vũ Đức Khanh, nếu ông Tô Lâm thăm Mỹ kết hợp với chuyến thăm Liên
Hợp Quốc vào tháng 9, hai bên sẽ thương lượng những vấn đề gì?
Luật
sư Vũ Đức Khanh
Nếu
ông Tô Lâm thăm Mỹ vào tháng 9 này, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay chỉ mới được
gần bốn tháng kể từ ngày ông nhậm chức Chủ tịch nước và chưa tới hai tháng sau
khi ông tiếp quản chức Tổng Bí thư Đảng, có thể cả hai bên sẽ tập trung vào một
số vấn đề quan trọng như sau:
Một
là an ninh khu vực. Việt Nam và Hoa Kỳ có thể tập trung thảo luận luận về tình
hình Biển Đông và sự cân bằng quyền lực ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc
biệt, khi Việt Nam đang ngày càng chịu nhiều áp lực từ Trung Quốc và Mỹ-Việt
cũng vừa nâng cấp bang giao lên hàng Đối tác Chiến lược Toàn diện vào ngày
10/9/2023. Đây là thời điểm tuyệt vời để họ có thể đánh giá tổng quan mối quan
hệ mới này sau một năm thực hiện.
Hai
là hợp tác kinh tế. Việt Nam luôn nhấn mạnh và đề cao việc hợp tác kinh tế, nền
tảng của những quan hệ bền vững hiện tại cũng như tương lai với Mỹ và phương
Tây. Tôi nghĩ các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư song phương, đặc biệt
là trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ
Trung Quốc, có thể sẽ là một trong những trọng tâm của ông Tô Lâm. Hơn thế nữa,
việc tiếp tục giữ môi trường thương mại, đầu tư ổn định vẫn là sách lược hàng đầu
để ông Tô Lâm có thể củng cố quyền lực, đối phó với những nhóm quyền lực đã,
đang và sẽ tiếp tục chống ông. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn là điểm
sống còn của bất cứ thế lực cầm quyền nào của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn trong cộng đồng quốc tế.
Ba
là nhân quyền. Chính phủ Mỹ sẽ (chứ không phải có thể) tiếp tục nhấn mạnh vấn đề
nhân quyền và yêu cầu cải thiện về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và các quyền
dân sự khác tại Việt Nam. Dù chính quyền mới ở Hoa Thịnh Đốn sau ngày 5/11 là
Donald Trump hay Kamala Harris hay một quốc hội đa số cộng hòa hay dân chủ,
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam vẫn không thay đổi, đặc biệt trong
lãnh vực nhân quyền và quyền chính trị, dân sự của người dân Việt Nam. Theo những
thông tin tôi có được, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ bầu cử tự do và công bằng tại Việt Nam,
nếu đó là khát vọng của nhân dân Việt Nam.
Tuy
nhiên, chúng ta cần hiểu rằng Hoa Kỳ cũng như phương Tây sẽ không bao giờ can dự
vào chuyện nội trị của Việt Nam. Đòi hỏi "bầu cử tự do và công bằng tại Việt
Nam" là chuyện nội bộ của Việt Nam. Thế giới tự do sẵn sàng ủng hộ nhân
dân Việt Nam nhưng không thể làm thế người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam mới
có thể làm được điều này. Thế giới chỉ ủng hộ.
RFA.
Theo luật sư, sau khi thăm Trung Quốc và ký 14 thỏa thuận hợp tác, ông Tô Lâm sẽ
đặt trọng tâm ưu tiên trong chính sách đối ngoại với Hoa Kỳ vào những vấn đề
gì?
Luật
sư Vũ Đức Khanh
Sau
khi thăm Trung Quốc, tôi nghĩ ông Tô Lâm và thế lực cầm quyền của ông hiện nay
đang "rất muốn" thể hiện một chính sách đối ngoại cân bằng bằng cách
thăm Hoa Kỳ. Điều này sẽ giúp Việt Nam duy trì sự độc lập và không bị quá phụ
thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ
và Trung Quốc ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn.
Trong
quan hệ với Hoa Kỳ, trọng tâm của ông Tô Lâm hiện nay có thể là muốn tăng cường
hợp tác quân sự với Hoa Kỳ để cân bằng với sự hiện diện của Trung Quốc trong
khu vực. Ngoài vấn đề nóng bỏng ở Biển Đông, Việt Nam cũng có tham vọng trở
thành một cường quốc tầm trung, ít nhất trong khu vực trong vài thập niên tới.
Cho nên, nhu cầu hợp tác với Mỹ và đồng minh không chỉ là vấn đề an ninh quốc
phòng thuần tuý mà là mệnh lệnh thời đại để hiện đại sức mạnh quân sự của Việt
Nam.
Ngoài
ra, ông Tô Lâm sẽ tăng cường hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ để tạo ra một sự đối trọng
với các thỏa thuận kinh tế với Trung Quốc. Việt Nam mong muốn trở thành một mắt
xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trật tự phân công lao động
mới của Mỹ và phương Tây, bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc thông qua hệ thống
kinh tế BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới).
Cuối
cùng, ông ấy sẽ chú trọng vào hợp tác khoa học và công nghệ. Cải thiện quan hệ
hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lương sạch, xanh, tái tạo và y tế.
Đây là những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập
cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Việt Nam trong thế
kỷ XXI.
RFA.
Còn ít ngày nữa, cuối tháng 8 này, ông Tô Lâm sẽ kí quyết định đặc xá tù nhân dịp
2/9. Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh ngoại giao như vừa nêu, liệu có tù
nhân bị bỏ tù vì các điều 88, 117 và 331 Bộ Luật Hình Sự nào được thả không?
Ông Tô Lâm liệu sẽ có cởi mở hơn với những người bất đồng chính kiến
không?
Luật
sư Vũ Đức Khanh
Việc
thả tù nhân bị kết án theo các điều 88, 117 và 331 BLHS là một vấn đề khá tế nhị,
nhất là trong giai đoạn đang củng cố quyền lực như hiện nay.
Nếu
ông Tô Lâm muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, việc ân xá
hoặc giảm án cho một số tù nhân chính trị có thể là một bước đi mang tính
"biểu tượng" để gửi thông điệp về sự cởi mở.
Tuy
nhiên, mức độ cởi mở của ông Tô Lâm với người bất đồng chính kiến có thể sẽ vẫn
rất hạn chế, bởi sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ đối với các tiếng nói đối
lập vẫn là một phần của chính sách an ninh nội bộ. Bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng
sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trong bối cảnh bảo đảm an ninh và ổn định chính trị.
Tóm
lại, ông Tô Lâm có thể sử dụng những chuyến công du hải ngoại đến các quốc gia
phương Tây và quyết định ân xá như một công cụ ngoại giao để thể hiện sự linh
hoạt và cải thiện hình ảnh quốc tế của Việt Nam, nhưng sẽ luôn đặt sự ổn định
và kiểm soát chính trị lên hàng đầu.
Theo
tôi, việc ông Tô Lâm thả một số tù nhân chính trị sẽ không làm Việt Nam tự do
và dân chủ hơn, nhưng chắc chắn sẽ tạo động lực mới cho những nhà đối lập chính
trị với Hà Nội có cơ hội đề xuất những sách lược mới thiết thực hơn và hiệu quả
hơn trong việc tiếp cận với chính quyền vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam
tự do, dân chủ và thịnh vượng.
RFA
xin cảm ơn Luật sư Vũ Đức Khanh đã giành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn
này.
----------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Giới
tinh hoa chính trị VN không dừng tranh giành trong dịp đám tang ông Trọng
Thời
CT Tô Lâm, chính sách về ngoại giao và nội trị Việt Nam có gì thay đổi?
Quan
ngại về viễn cảnh nhân quyền u ám thời Tô Lâm
Ông
Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài
No comments:
Post a Comment