Ông Nguyễn Phú Trọng
qua đời: Bầu tổng bí thư mới như thế nào?
BBC News Tiếng Việt
02/08/2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxw2weppxywo
Sau
khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ghế tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn
đang trống và Chủ tịch nước Tô Lâm được giao điều hành lâm thờ
Thủ
tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Tô Lâm đủ tiêu chuẩn để giữ chức tổng bí
thư theo quy định
Bài
toán mà Đảng cần giải là ai sẽ làm tổng bí thư cho tới Đại hội 14 diễn ra vào
tháng 1/2026.
Vẫn
còn khoảng 16 tháng nữa mới tới Đại hội 14, thời điểm bầu ra tổng bí thư và Ban
Chấp hành Trung ương mới.
Từ
nay tới thời điểm đó, Đảng Cộng sản Việt Nam có một số lựa chọn:
·
Chính
thức bầu ra tổng bí thư mới;
·
Chọn
một quyền tổng bí thư;
·
Giữ
tình trạng như hiện tại: Ông Tô Lâm tiếp tục đảm trách chức năng của một tổng
bí thư như
thông báo phân công của Bộ Chính trị vào ngày 18/7.
Thật
khó để hình dung việc Đảng Cộng sản Việt Nam không có một tổng bí thư chính thức,
nhất là trong bối cảnh công tác chuẩn bị cho Đại hội 14 đang bước vào giai đoạn
quyết định.
Vậy
trong trường hợp bầu tổng bí thư mới, quy trình sẽ diễn ra như thế nào?
Quy
trình bầu tổng bí thư
Điều
26 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày
9/6/2014 quy định quy trình bầu tổng bí thư như sau (trích nguyên văn):
·
Phiên
họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước
(tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu
xong Đoàn Chủ tịch hội nghị. Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng
Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước
giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu
nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
·
Họp
tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
·
Đoàn
Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những
trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị
xem xét, quyết định.
·
Lấy
phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội
nghị (nếu cần).
·
Lập
danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
·
Bầu
cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Đây
là quy trình áp dụng cho phiên họp Ban Chấp hành Trung ương khóa mới sau Đại hội
Đảng và trong bối cảnh có "đồng chí tổng bí thư khóa trước". Do Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã qua đời, người triệu sẽ là người giữ chức năng của
tổng bí thư, trong trường hợp này là ông Tô Lâm.
Vào
ngày 18/7, khi có thông tin ông Tô Lâm được phân công "chủ trì công việc của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền
hạn được Bộ Chính trị quy định", ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về
chính trị tại Đại học New South Wales, nhận định với BBC News Tiếng Việt về diễn
biến sắp tới:
"Tổng
bí thư, hoặc người đang giữ quyền tổng bí thư, phải đề cử người kế nhiệm. Tình
hình hiện tại không rõ ràng."
·
Ông Nguyễn Phú
Trọng tái tập trung quyền lực về Đảng như thế nào?
2 tháng 8 năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?
1 tháng 8 năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng: đức trị và đảng trị
1 tháng 8 năm 2024
Ai
đủ tiêu chuẩn làm tổng bí thư?
Tiêu
chuẩn giữ chức tổng bí thư được nêu trong Quy định 214 năm 2020 của Bộ Chính trị.
Một
trong những tiêu chuẩn là phải hoàn thành một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị.
Theo
quy định này, tính ở thời điểm hiện tại, chỉ có Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng
Phạm Minh Chính đủ tiêu chuẩn để giữ chức tổng bí thư.
Trong
một bài viết ngày 19/7 trên trang Asia Sentinel, ông David Brown, một cựu
quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam, viết:
"Hiện
chỉ còn một người có khả năng ngáng đường ông Tô Lâm trở thành tổng bí thư, đó
là Thủ tướng Phạm Minh Chính."
Tuy
nhiên, nếu ông Chính làm tổng bí thư, Việt Nam sẽ cần tìm ra một nhân sự để lấp
chiếc ghế trống ở vị trí đứng đầu chính phủ. Với vai trò của thủ tướng là điều
hành hoạt động các bộ ngành, của cả nền kinh tế, việc thay đổi vào lúc này sẽ
gây ra nhiều xáo trộn.
Do đó, mọi sự
chú ý đang đổ dồn vào ông Tô Lâm.
Giáo
sư Alexander L Vuving
tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ)
vào ngày 19/7 đánh giá rằng ông Tô Lâm "đang đứng trước cơ hội lớn nhất"
để kế nhiệm ông Trọng.
David
Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung u về Nghiên cứu châu Á (CEIAS), ngày 19/7 có
chung nhận định :
"Ông
Tô Lâm dường như là một sự thay thế. Ông Phạm Minh Chính không thể vừa làm thủ
tướng vừa làm tổng bí thư được. Vì vậy, ông Tô Lâm sẽ có thêm 16 tháng tới để
giành lợi thế trước Đại hội Đảng lần thứ 14.”
Thêm
nữa, ông Tô Lâm vốn đã đang giữ quyền điều hành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy
nhiên, ông Tô Lâm cũng có cái khó. Theo thông lệ, tổng bí thư là người đã hoàn
thành một nhiệm kỳ trong "Tứ Trụ" hoặc thường trực Ban Bí thư. Tới thời
điểm Đại hội 14, chỉ có ông Phạm Minh Chính đáp ứng tiêu chí này (ông Tô Lâm mới
vào "Tứ Trụ" giữa kỳ).
Nhưng
có lẽ trong bối cảnh thiếu người như hiện nay, các thông lệ có thể được bỏ qua.
Theo
Quy định 214, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có thể xem xét "trường hợp đặc
biệt" đối với các ứng viên cho ghế tổng bí thư. Điều này được hiểu là,
trong trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành Trung ương có thể xem xét chọn người
chưa hội đủ tất cả các tiêu chuẩn cho vị trí tổng bí thư.
----------------
Tin
liên quan
·
Nguyễn Phú Trọng,
hình ảnh bi tráng của ‘người cộng sản cuối cùng’
30
tháng 7 năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và ngôi vị quyền lực: cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
30
tháng 7 năm 2024
·
'Ngoại giao cây
tre': từ Đổi mới đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
27
tháng 7 năm 2024
·
Mỹ sẽ công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường?
29
tháng 7 năm 2024
·
29
tháng 7 năm 2024
·
Ông Lâm Hồng Sơn 34
năm kêu oan: 'Tôi chết thì con tôi sẽ đi đòi công lý'
29
tháng 7 năm 2024
No comments:
Post a Comment