Kinh
tế Trung Quốc đình đốn, một thách thức cho ngành công nghiệp hạng sang của Pháp
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 27/08/2024 - 16:10
Tăng
trưởng và đà bật dậy của nền Trung Quốc là nỗi ám ảnh người giàu nhất hành
tinh, tỷ phú người Pháp Bernard Arnaud, ông vua không ngai của ngành thời trang
hạng sang và của nền công nghiệp de luxe trên thế giới. Chỉ một mình Trung Quốc
đem về hơn 30 % doanh thu cho LVMH ông điều hành. Trong 2 quý đầu năm 2024 mức
lãi của công ty giảm mạnh, do yếu tố Trung Quốc.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa chụp ngày 22/02/2022: Trong xưởng làm túi Louis Vuitton, gần Vendome,
miền trung nước Pháp. © GUILLAUME SOUVANT / AFP
Ngành
thời trang de luxe, nói riêng, nền công nghiệp hạng sang của Pháp
nói chung quy tụ 4 đại tập đoàn (LVMH, Kering, Hermès và L’Oréal) chiếm hơn 1/3
trị giá trong số 40 tập đoàn hàng đầu tham gia thị trường chứng khoán Paris.
Đây cũng là một con gà đẻ trứng vàng, đem về 5 % GDP cho nước Pháp. Châu Á và Mỹ
là hai thị trường lớn nhất của những nhãn hiệu nổi tiếng, từ các nhà may
Givenchy đến Chanel hay Dior, từ hãng rượu champagne Moët & Chandon đến hiệu
kim hoàn và đồng hồ Cartier, từ hãng mỹ phẩm L’Oréal đến hiệu nước hoa
Guerlain… Hầu hết trong số này lệ thuộc đến hơn 30 % vào các khách hàng của
Trung Quốc. 80 % các sản phẩm như túi xách, giày da, thắt lưng, hay khăn quàng
cổ của Hermès đều dành để xuất khẩu. Theo thẩm định của cơ quan tư vấn trong
ngành thời trang hạng sang Bain&Compagny, trước khi đại dịch Covid bùng
phát, 33 % thị trường hàng xa xỉ trên thế giới « đổ về » Hoa Lục và Hồng
Kông.
Trả
lời đài truyền hình Pháp France24, Bruno Lavagna tác giả cuốn sách mang tự đề Géopolitique
de Luxe – Địa chính trị của ngành công nghiệp hạng sang (NXB Eyrolles)
nhận định : châu Á, mà dẫn đầu là Trung Quốc, đang trở thành tâm điểm của
thế giới.
« Nhìn
lại lịch sử, khái niệm hàng hạng sang « de luxe » không mang
tính toàn cầu, vì mỗi người, mỗi nền văn hóa họ có cái nhìn riêng về thế nào là
hàng sang, thế nào là hàng cao cấp… Tuy nhiên có một khác biệt rất lớn, đó là
châu Âu, mà đứng đầu là Pháp và Ý đã tạo nên được cả một mảng công nghiệp hạng
sang uy tín và được cả thế giới ưa chuộng. Đó là nhờ vào chính sách quảng bá rất
mạnh, qua các tổ chức tập hợp các nhà sản xuất hàng cao cấp. Ở Pháp thì có
Comité Colbert, Ý thì có quỹ Antagalma. Rất nhiều những nhãn hiệu nổi tiếng của
Pháp, của Ý lừng danh trên thế giới. Hiện tại thị trường chính trong lĩnh vực
này đang nằm ở châu Á, bắc Mỹ. Tương lai có phần nghiêng nhiều hơn nữa về châu
Á ».
Trung
Quốc, « el dorado » của các nhà thời trang Pháp
Cho
đến năm 2013 nhu cầu tiêu thụ hàng hạng sang của Trung Quốc tăng đều đặn hơn 10
% một năm, trước khi bứt phá với kỷ lục 37 % trong năm 2019. Chẳng ngờ
trong thời gian Trung Quốc đóng cửa để chống dịch, năm 2020 vào lúc mà
kinh tế toàn cầu lao đao, châu Âu và Hoa Kỳ, và toàn châu Á bị phong tỏa thì
người Trung Quốc tiếp tục mua sắm hàng cao cấp. Tăng trưởng trong lĩnh vực này
tại Trung Quốc là 46-47 % trong một năm.
Trên
sàn chứng khoán Paris, trong năm 2020-2021 cổ phần của Hermès tăng 37 %, của
LVHM tăng 32 %.
Cựu
giáo sư trường cao đẳng kinh doan HEC của Pháp, Jean-Noel Kapferer trên đài
truyền hình France24 giải thích hiện tượng này như sau : do Trung Quốc
đóng cửa chống dịch, như tất cả mọi người, tầng lớp giàu có tại Trung Quốc bị cấm
đi lại, cấm du lịch trong nước bị cấm ra nước ngoài, mọi thú tiêu khiển ở những
nơi công cộng đều phải đóng cửa… niềm an ủi của tầng lớp trung lưu trở lên
trong xã hội Trung Quốc là mua hàng trên mạng với khuynh hướng dùng hàng tốt. Một
nghiên cứu sau dịch Covid-19 cho thấy có đến 50 % người Trung Quốc có nhu cầu
mua hàng xa xỉ.
Martin
Meunier, sáng lập viên hãng Valet de Pique chuyên sản xuất túi xách tay bằng da
ngạc nhiên là ngay sau đại dịch, đơn đặt hàng trong hãng ông điều hành đã được
nhân lên gấp ba.
Bénédicte
Sabadie đặc trách về lĩnh vực hàng hạng sang thuộc cơ quan tư vấ Deloitte không
ngạc nhiên trước hiện tượng này :
« Ngành
thời trang hạng sang là một lĩnh vực đặc biệt luôn có sức kháng cự rất tốt và
cũng có khả năng bật dậy rất nhanh để thoát khỏi khủng hoảng. Đây là một khuynh
hướng lâu bền, bởi vì thời nào cũng vậy và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, người
ta vẫn có nhu cầu tiêu thụ hàng cao cấp »
Trong
chiều hướng đó, tập đoàn Pháp LVMH thông báo tuyển dụng thêm 7.500 nhân viên.
LVMH hiện diện trong 6 lĩnh vực khác nhau như ngành thời trang, mỹ phẩm, kim
hoàn, rượu champagne, rượu mạnh… và bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng như Louis
Vuitton, Dior, Givenchy, Kenzo, Moët & Chandon, Henessy…
Cũng
trong thời gian 2020 và cho đến tận hiện tại, tỷ phú Pháp Bernard Arnaud qua mặt
các đại gia người Mỹ như Elon Musk, Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg… để trở
thành người giàu nhất hành tinh. Tài sản cá nhân của ông lên tới 207 tỷ euro và
cũng Bernard Arnaud đứng đầu một đại tập đoàn có trị giá hơn 400 tỷ, mà gần một
nửa trong đó là vốn của gia đình ông.
Vào
lúc các nhà đầu tư và doanh nhân thế giới thất vọng là kinh tế Trung Quốc không
phục hồi nhanh và mạnh như mong đợi thì riêng ngành công nghiệp hạng sang vẫn
được bình an, ít ra là cho đến cuối 2023.
Nhưng
gió đã xoay chiều : trong hai quý đầu năm 2024, thị trường Trung Quốc có
khuynh hướng tăng chậm lại. Lãi của LVMH trong quý 1/2024 giảm 14 % so với 3
tháng trước đó.
Báo
cáo của Bain&Company được công bố mùa xuân vừa qua nêu bật một số lý do như
sau : Bên cạnh hiện tượng khủng hoảng địa ốc tại Hoa Lục kéo dài, tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên vượt ngưỡng 20 %, thì chính sách « đả hổ diệt ruồi »
chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình ngày càng khiến các đại gia Trung Quốc lo
sợ. Không còn mấy ai dám mạnh dạn mua hàng đắt tiền để khoe khoang hay quà cáp.
Đầu
năm nay, doanh thu của LVMH tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, giảm 6 %.
Trong trường hợp khả quan nhất, nhu cầu tiêu thụ hàng hạng sang ở Trung Quốc
trong năm 2024 cũng chỉ tăng 4 % là cùng. Đã xa rồi thời kỳ tiêu thụ ở Hoa Lục
và Hồng Kông tăng 30-40 % một năm.
Dân
Trung Quốc nghèo đi hơn
Một
thống kê của Trung Quốc cho thấy trong năm 2022 « tầng lớp những người cực
giàu ở Trung Quốc - với tài sản hơn 30 triệu đô la - bị giảm đi mất 7 % »
so với hồi trước đại dịch Covid. Đáng lo ngại hơn nữa, « đây mới chỉ là điểm
khởi đầu » khi mà người dân Trung Quốc có thói quen đầu tư 70 % của cải
vào địa ốc và đang trông thấy tài sản của họ « tan như tuyết dưới ánh nắng
mặt trời ».
Thêm
vào đó, chỉ số chứng khoán trên các thị trường ở Thượng Hải, Thâm Quyến hay Hồng
Kông đều giảm mạnh từ hơn một năm nay.Trong hoàn cảnh đó những thành phần có tiền,
đã tìm cách đầu tư ở nước ngoài, với những điểm đến dễ dàng như Singapore và
trong một chừng mực nào đó là tại Nhật Bản.
Tuy
nhiên sự đình đốn của nền kinh tế số 2 toàn cầu cũng như chính sách kinh tế của
Trung Quốc không giải thích tất cả những khó khăn mà nhiều hãng hiệu hạng sang
của Pháp đang vấp phải.
Một
nền công nghiệp hạng sang Trung Quốc đang hình thành
Bruno
Lavagna, nói đến một sự cạnh tranh trực tiếp xuất phát từ những nhãn hiệu de
luxe made in China. Ngành công nghiệp hạng sang không là một ngoại lệ :
người Trung Quốc học hỏi rất nhanh, nhất là khi lại được chính những chuyên gia
về marketing hàng đầu của Pháp và châu Âu tiếp sức :
« Các
hãng Trung Quốc dựa vào những bí quyết của châu Âu và mời một chuyên gia trong
ngành thời trang hạng sang của châu Âu về điều hành tập đoàn. Thí dụ như trong
trường hợp của Shang Xia, nhãn hiệu này nổi lên từ 2007 và là một phiên bản
Trung Quốc của nhà thời trang rất cao cấp Hermès. 90 % vốn của Shang Xia thuộc
về Hermès, bởi tập đoàn thời trang hạng sang này của Pháp ý thức rằng túi xách
tay kiểu Kelly hay Birkin (mang tên những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng người Mỹ
và người Anh) rất được khách hàng Trung Quốc yêu thích, nhưng tại sao lại không
nghĩ đến việc cung cấp những sản phẩm hạng sang 100 % mang sắc mầu Trung Quốc ?
Chính vì thế mà Hermès nảy sinh ý tưởng đưa những nét đặc thù của Trung Quốc
vào thời trang, thí dụ như khai thác cổ áo vét kiểu Mao, hay đồ gốm Trung Quốc…
Trái lại thì cũng có những nhãn hiệu là do Trung Quốc phát triển. Tôi muốn nói
đến Icicle. Đây là một thương hiệu 100 % vốn Trung Quốc, do các nhà tạo mẫu và
thời trang Trung Quốc điều hành với khẩu hiệu là Made in Earth. Họ dùng toàn những
chất liệu tự nhiên. Nhưng họ cũng cần có một nhà lãnh đạo người châu Âu để vươn
ra quốc tế và thậm chí là nhắm tới các thị trường phương Tây. Đừng quên rằng
Icicle có cửa hàng ở đại lộ George V, một trong những trục lộ sang trọng nhất ở
khu tam giác vàng Paris. Nhãn hiệu Trung Quốc này cần cắm rễ vào châu
Âu ».
Trong
số những tập đoàn hạng sang của Trung Quốc bắt đầu nổi lên, thì phải kể đến hai
nhà kim hoàn Chow Tai Fook và Queelin, đến hãng sản xuất rượu quý Moutai với trị
giá của tập đoàn nay đã lên tới 12 tỷ đô la, tương đương với hãng xe hơi Đức
BMW. Nhãn hiệu thời trang Icicle thì một chiếc áo thun rất tầm thường hay một
chiếc ví da khá nhỏ được bán ở Paris với giá vài ngàn euro, đắt không kém hàng
Louis Vuitton hay Céline.
Cũng
ông Lavagna, tác giả cuốn sách nói về yếu tố địa chính trị trong lĩnh vực hàng
hạng sang, cho rằng các mặt hàng xa xỉ là một công cụ ngoại giao mà bất kỳ một
quốc gia nào cũng có thể dùng để gây sức ép hay để mặc cả với các đối tác.
Tháng
5/2024 khi chủ tịch Tập Cận Bình công du nước Pháp, mọi chú ý đã hướng về thông
báo của Bắc Kinh về việc Trung Quốc có đánh thuế nhắm vào rượu mạnh cognac và
armagnac của Pháp hay không. Đây là một đòn răn đe và trừng phạt Paris, đầu tàu
của Liên Hiệp Châu Âu, nếu Bruxelles mạnh tay đánh thuế ô tô điện của Trung Quốc
nhập cảng vào thị trường chung châu Âu.
No comments:
Post a Comment