Hoa Kỳ từ chối nâng
cấp Việt Nam lên 'nền kinh tế thị trường'
BBC News Tiếng Việt
02/08/2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cml2lvwg80po
Chính
quyền Tổng thống Joe Biden đã từ chối nâng cấp Việt Nam từ nền kinh tế phi thị
trường lên thành nền kinh tế thị trường.
Bộ
Thương mại Hoa Kỳ hôm nay 2/8 đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là
quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Cùng
ngày, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết "lấy làm tiếc" về quyết định của
phía Mỹ.
Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến quyết định này, trong đó có việc nhà nước vẫn can thiệp sâu
vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
hệ thống tư pháp và tệ nạn tham nhũng.
Đây
được coi là một bước thụt lùi đối với nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ - thị
trường quan trọng nhất của Việt Nam.
·
Tăng tốc phát
triển kinh tế dựa trên công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy kinh tế tư nhân
13 tháng 7 năm 2024
·
Việt Nam để tuột
mất hàng tỷ đô la đầu tư do thiếu ưu đãi
6 tháng 7 năm 2024
·
Việt Nam bán ra
hơn 5 tỷ USD, bình ổn tỷ giá được không?
28 tháng 6 năm 2024
Chính
phủ Việt Nam đã tăng cường vận động
hành lang để Mỹ xem xét việc nâng cấp này kể từ khi hai nước nâng
cấp quan hệ ngoại giao thành Đối tác Chiến lược Toàn diện trong chuyến thăm Việt
Nam của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023.
Mỹ
coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường từ năm 2002 trong cuộc điều tra chống
bán phá giá đối với xuất khẩu cá da trơn. Tình trạng này gây bất lợi cho Việt
Nam trong thương mại với Mỹ.
Hiện chỉ
có 12 quốc gia bị Mỹ xác định là có nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt
Nam.
Mỹ
từ chối dựa trên lý do gì?
Chính
phủ Việt Nam được xem là vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh kinh tế
Quá
trình Mỹ xem xét đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nền kinh tế phi thị trường - mà
Bộ Thương mại Mỹ gọi là Cuộc đánh giá điều chỉnh tình huống (CCR) - được thực
hiện theo Đạo luật Thuế quan 1930.
Theo đó, định
nghĩa thuật ngữ “quốc gia với nền kinh tế phi thị trường” là một quốc gia mà Bộ
Thương mại không xác định là “hoạt động theo các nguyên tắc thị trường về cấu
trúc chi phí hoặc giá cả, để việc bán hàng hóa tại quốc gia đó không phản ánh
giá trị công bằng của hàng hóa”.
Điều
771(18)(B) của đạo luật liệt kê sáu yếu tố mà Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét
trong bất kỳ cuộc điều tra nào được thực hiện để đánh giá một quốc gia là nền
kinh tế thị trường hay phi thị trường, bao gồm:
·
Khả
năng chuyển đổi đồng tiền.
·
Tiền
lương được xác định thông qua thương lượng tự do
·
Cho
phép đầu tư nước ngoài
·
Sở
hữu nhà nước đối với các phương tiện sản xuất
·
Sự
kiểm soát của nhà nước đối với giá cả và sản xuất của các công ty
·
Các
yếu tố khác mà phía Mỹ xem là quan trọng
Văn
bản của Bộ Thương mại Mỹ hôm 2/8 nêu:
Kể
từ khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra quyết định về tình trạng nền kinh tế phi thị trường
của Việt Nam (2002), Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các cải cách đáng kể theo
định hướng thị trường để thúc đẩy phát triển hệ thống kinh tế dựa trên thị trường
hơn.
Những
cải cách này đã giúp làm cho tiền đồng của Việt Nam dễ dàng chuyển đổi hơn,
tăng cường sự mở cửa của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài, và dần giảm bớt sở
hữu của chính phủ đối với các phương tiện sản xuất trong nền kinh tế.
Mặc
dù đã có những cải cách theo định hướng thị trường, chính phủ vẫn giữ vai trò
quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam vẫn chưa độc lập và tiếp tục can thiệp vào thị trường
ngoại hối để ảnh hưởng đến giá trị của tiền đồng.
Các
công đoàn lao động vẫn bị chi phối bởi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do nhà
nước kiểm soát, cản trở việc đàm phán tập thể và cuối cùng tạo điều kiện cho mức
lương và chi phí lao động bị kìm hãm.
Mặc
dù Việt Nam đã thực hiện các bước để làm cho môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài trở nên hấp dẫn hơn, các rào cản đối với tiếp cận thị trường, sự thiếu
minh bạch của các quy định và luật lệ, các hạn chế về quyền kiểm soát doanh
nghiệp và sở hữu nước ngoài vẫn tồn tại.
Ngoài
ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đặc trưng bởi sự sở hữu và kiểm soát đáng kể của
nhà nước đối với các phương tiện sản xuất, đặc biệt là đối với các công ty và đất
đai.
Chính
phủ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định giá và phân bổ
tín dụng ở Việt Nam.
Các
doanh nghiệp nhà nước kiểm soát một lượng tín dụng cho vay không tương xứng,
bên cạnh các lợi thế khác, mặc dù hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước tương
đối thấp hơn so với các doanh nghiệp khu vực tư nhân.
Chính
phủ Việt Nam cũng tuân theo chỉ đạo của nhà nước để truyền đạt các mục tiêu của
mình cho nền kinh tế về kết quả kinh doanh và phân bổ tài nguyên, và các biện
pháp kiểm soát giá cả do chính phủ thực hiện vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến giá
hàng hóa ở Việt Nam.
Cuối
cùng, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống tư pháp và tham
nhũng vẫn xảy ra đã tiếp tục làm suy yếu một số sáng kiến cải cách của Việt
Nam.
Hành
trình Mỹ xem xét việc nâng cấp cho Việt Nam
Tổng
thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội tháng 9/2023 và hai nước nhân dịp này đã nâng cấp
lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện
Tài
liệu từ Cục Quản lý Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ mà BBC có trong
tay, có tên "Kết quả cuối cùng của Đánh giá điều chỉnh tình huống
đối với Thuế chống bán phá giá", viết:
Bộ Thương
mại Hoa Kỳ xác định rằng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam) vẫn là một
quốc gia nền kinh tế phi thị trường (NME) theo Luật Thuế chống bán phá giá (AD)
của Hoa Kỳ do sự ảnh hưởng liên tục và sâu rộng của chính phủ đối với các hoạt
động kinh tế của quốc gia này.
Văn
bản nêu bối cảnh từ khi Việt Nam bị Mỹ xếp vào nhóm các nước có nền kinh tế phi
thị trường vào năm 2002 và hành trình Mỹ xem xét nâng cấp Việt
Nam lên thành nền kinh tế thị trường theo đề nghị của Hà Nội.
Năm
2002: Bộ
Thương mại Hoa Kỳ đã nhất quán coi Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phi
thị trường trong tất cả các cuộc điều tra và xem xét hành chính liên quan đến
các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.
Vào
ngày 8/9/2023,
chính phủ Việt Nam đã gửi một bức thư đến Bộ Thương mại Hoa Kỳ yêu cầu xem xét
lại tình trạng nền kinh tế phi thị trường (NME) của Việt Nam trong bối cảnh của
một cuộc đánh giá điều chỉnh tình huống (CCR) đối với lệnh Thuế chống bán phá
giá (AD) đối với mật ong thô từ Việt Nam.
Đáp
lại, Bộ Thương mại Mỹ đã khởi xướng một cuộc CCR về NME và công bố trên Tạp
chí Liên bang vào ngày 30/10/2023. Cuộc xem xét này kiểm tra
liệu Việt Nam có vẫn là một quốc gia NME theo luật AD hay không.
Để
đảm bảo sự tham gia đầy đủ của công chúng và các bên liên quan trong cuộc điều
tra này, Bộ Thương mại Mỹ đã mời công chúng cho ý kiến về tình trạng kinh tế của
Việt Nam như một quốc gia NME.
Tất
cả các ý kiến và phản hồi đã được nhận vào ngày 21/12/2023 và 1/2/2024.
Vào
ngày 8/3/2024, Bộ
Thương mại Mỹ cũng đã nhận được thông tin mới từ một số ngành công nghiệp trong
nước cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam đã gửi các tuyên bố sai lệch và bỏ sót
các sự thật quan trọng liên quan đến các cải cách được cho là của Việt Nam.
Các
cáo buộc này được gửi đến trong bối cảnh Mỹ đang xem xét tình trạng NME của Việt
Nam.
Vì
Bộ Thương mại Mỹ có quyền bảo vệ tính toàn vẹn của các thủ tục của mình, họ đã
chấp nhận thông tin cáo buộc này như một phần của hồ sơ hành chính và cho phép
tất cả các bên liên quan cũng như công chúng gửi ý kiến về những cáo buộc này
cho đến ngày 5/4/2024.
Vào
ngày 8/5/2024, Bộ
Thương mại cũng đã tổ chức một phiên điều trần công khai về CCR liên quan đến
tình trạng quốc gia NME của Việt Nam. Phiên điều trần này đã cho phép các bên
liên quan và công chúng tham gia vào cuộc điều tra bày tỏ quan điểm của họ.
----------------
Tin
liên quan
·
Mỹ sẽ công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường?
29
tháng 7 năm 2024
·
9
tháng 5 năm 2024
·
Việt Nam có phải là
nền kinh tế thị trường, tại sao cần Mỹ công nhận?
12
tháng 3 năm 2024
No comments:
Post a Comment