Dự
án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt
Nam
RFA
2024.08.21
Tổ
chức phi chính phủ Dự án 88 (Project 88) gần đây công bố báo cáo nói rằng Việt
Nam đang thất bại trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch trong khuôn khổ Đối
tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), một phần là do việc đàn áp các tổ
chức xã hội dân sự.
Ba
nhà hoạt động khí hậu đang bị cầm tù (từ trái sang): Đặng Đình Bách, Hoàng Thị
Minh Hồng, và Ngô Thị Tố Nhiên (RFA
edited)
Trong
báo cáo mang tên “APOCALYPSE
SOON?” (tạm dịch: Ngày tận thế sắp đến?) dài 56 trang bằng tiếng Anh công bố
ngày 15/8, tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền ở Việt Nam cho rằng JETP- một
tuyên bố chính trị được thiết lập bởi Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) nhằm
giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch đang bị thất bại.
JETP
được thông qua và công bố ngày 14/12/2022, theo đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp
Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và chuyển
đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.
Cụ
thể, chín quốc gia giàu có đã cam kết huy động 15,5 tỷ đô la cho Việt Nam thực
hiện các dự án năng lượng sạch. Đổi lại, Việt Nam hứa sẽ loại bỏ than và tham
khảo ý kiến của các tổ chức phi
chính phủ và phương tiện truyền thông khi đưa ra quyết định để đảm bảo quá
trình chuyển đổi được thực hiện theo cách công bằng.
Trong
báo cáo của mình, Dự án 88 kết luận rằng, cho đến nay, tất cả các bên đều không
thực hiện đúng các cam kết của mình trong thỏa thuận.
Các
nhà tài trợ không giữ cam kết
Theo
tuyên bố, các đối tác JETP sẽ huy động số tiền ban đầu lên tới ít nhất là 15,5
tỷ đô la cho Việt Nam trong vòng 3-5 năm tới. Trong đó, một nửa do IPG (bao gồm
Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức, Anh, Pháp, Na Uy, Đan Mạch…) cam kết huy động với
điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại, nửa còn lại do Liên
minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) sẽ huy động
và thúc đẩy từ nguồn tài chính tư nhân.
Tuy
nhiên, trong báo cáo, Dự án 88 cho biết các nước giàu tài trợ cho JETP của Việt
Nam chỉ cung cấp 2% trong tổng số tiền đã hứa hẹn ở trên dưới dạng tài trợ
không hoàn lại, số còn lại là cho vay theo lãi suất thị trường, mà Việt Nam
không muốn chấp nhận vì lãi suất cao.
Không
chỉ với Việt Nam, tình trạng trên cũng xảy ra với các quốc gia khác như
Indonesia và Nam Phi.
Ông
Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 được dẫn lời trong báo cáo khẳng định:
“JETP
của Việt Nam cho thấy những vấn đề nghiêm trọng với mô hình mà các nước giàu
đang quảng bá như một giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước đang
phát triển.”
Ông
Nguyễn Phạm Mười, một nhà quan sát thời cuộc ở Hà Nội chia sẻ với Đài Á Châu Tự
Do (RFA):
“Việc
các nước đề nghị cho Việt Nam vay để chuyển đổi sang năng lượng sạch là điều tốt,
nhưng mấy năm gần đây do đồng đô la Mỹ lên giá mạnh kèm theo lãi suất
đô la Mỹ cao, nên Việt Nam sẽ rất lo ngại vay nợ nước ngoài, và khi làm ra
điện cũng có giá thành cao, thì nền kinh tế không thể chịu nổi giá điện xanh
cao.
Đây
là khó khăn trong thực tế, làm cho việc phải cân nhắc đi vay để chuyển đổi các
nguồn cung năng lượng trở nên hầu như không thể có lãi.”
Trong
phần khuyến cáo của báo cáo, Dự án 88 cho rằng các quốc gia giàu có hứa hẹn tài
trợ cho Việt Nam thực hiện các dự án năng lượng xanh cần cung cấp các khoản tài
trợ không hoàn lại và không đưa Việt Nam trở thành con nợ của mình.
Ưu
tiên an ninh năng lượng, Việt Nam tăng cường sản xuất điện than
Theo
kế hoạch, JETP sẽ hỗ trợ Việt Nam để đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí
nhà kính dự kiến từ năm 2035 lên 2030, giảm tới 30% phát thải carbon dioxide
(CO2) hàng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn, giới hạn
công suất điện than của Việt Nam ở mức 30.2 GW từ mức kế hoạch dự kiến là 37
GW.
JETP
cũng được trông đợi giúp Việt Nam đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo để
nguồn năng lượng này chiếm ít nhất 47% tổng sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ
mức kế hoạch 36% hiện tại. Khoảng 500 triệu tấn khí thải sẽ được cắt giảm vào
năm 2035 nếu các mục tiêu này được hoàn thành.
Tuy
nhiên, Dự án 88 nói Việt Nam ưu tiên an ninh năng lượng bằng cách tiếp tục tăng
cường sử dụng than hơn là chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu xanh
và sạch.
Năm
2010, Việt Nam chỉ sản xuất được 18% điện từ than. Kể từ đó, than đã trở thành
nguồn điện lớn nhất, cung cấp gần 40% nhu cầu của cả nước. Trong khi cắt giảm
công suất dự kiến của các nhà máy điện
than trong tương lai, Chính phủ Việt Nam lại tăng sản lượng thực tế của các nhà
máy hiện có.
Ngoài
ra, mặc dù việc xây dựng các nhà máy điện than mới đã chậm lại, Việt Nam hiện
có 75 nhà máy và có kế hoạch xây dựng ít nhất tám nhà máy nữa.
Vào
tháng 6/2023, sau khi miền Bắc thiếu điện do nhiệt độ cao và sản lượng điện từ
các nhà máy thuỷ điện suy giảm vì thiếu nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng
Hải đã yêu cầu các cơ quan chính phủ tăng sản lượng than và khí đốt.
Để
đáp ứng nhu cầu của các nhà máy điện than, Việt Nam tăng cường khai thác và nhập
khẩu than. Trong năm tháng đầu năm 2024, lượng than nhập khẩu tăng 71% so với
cùng kỳ năm trước trong khi sản lượng khai thác than trong hai tháng đầu năm
nay tăng 3,3%.
Dự
án 88 cũng nhấn mạnh kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Việt Nam bao gồm việc sử
dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), sinh khối và amoniac, tất cả đều thải ra
khí carbonic.
Ông
Nguyễn Phạm Mười cho rằng Việt Nam cần tăng sản lượng điện để phục vụ nhu cầu
ngày càng tăng của ngành công nghiệp và dân sinh. Vì không có nhiều vốn để phát
triển năng lượng xanh nên Việt Nam vẫn phải chạy các nhà máy điện than.
Ông
nói trong tin nhắn gửi RFA:
“Nhiều
năm nay Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) hoạt động bị thua lỗ liên tục, nên
yêu cầu EVN hạn chế chạy nhà máy điện than là không thể, vì điện than giá rẻ mà
còn thua lỗ, thì điện khí giá cao càng không có lãi.
Đây
là vấn đề hiệu quả kinh tế. Tất nhiên là hiệu quả bảo vệ môi trường cũng quan
trọng cho tương lai, nhưng với EVN thì hiện tại vẫn quan trọng hơn. Ban lãnh đạo
EVN chỉ có nhiệm kỳ làm việc vài năm tới, họ không ngồi đó mà nghĩ cho 20 năm
sau, nên thúc giục họ phải cắt giảm than là không thực tế.”
Đàn
áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng
Theo
Dự án 88, tự do lập hội và tự do ngôn luận đặc biệt quan trọng đối với chính
sách khí hậu. Theo tuyên bố của Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc, các chính phủ
phải “thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng mọi người có thể tham gia hiệu quả
vào việc định hình các chính sách khí hậu ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.”
Tuy
nhiên, Việt Nam thường xuyên vi phạm các quyền này, đặc biệt là đối với các nhà
hoạt động vì khí hậu, tổ chức nhân quyền nói với dẫn chứng là kể từ năm 2021,
đã có sáu nhà lãnh đạo chủ chốt chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam bị cầm tù.
Các
nhà hoạt dộng Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương và
Hoàng Thị Minh Hồng bị kết tội “trốn thuế” trong khi Ngô Thị Tố Nhiên, người đứng
đầu một nhóm nghiên cứu chính sách năng lượng, đã bị kết tội “chiếm đoạt tài liệu”
của EVN.
Trước
khi bị bắt, họ vận động thành công Chính phủ cam kết phi carbon hóa nền kinh tế,
đỉnh điểm là tuyên bố về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng
Phạm Minh Chính tại COP26 vào tháng 11 năm 2021.
“Hà
Nội đã bỏ tù sáu nhà lãnh đạo của phong trào khí hậu và thực sự đã hình sự
hóa hoạt động chính sách năng lượng, tạo ra bầu không khí sợ hãi xung quanh hoạt
động chính sách khiến các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam không muốn tham
gia vào hoạt động chính sách,” Dự án 88 nói trong báo cáo.
Tổ
chức này cũng nhắc lại việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị
24 vào tháng 7/2023 với mục tiêu bảo đảm không có ảnh hưởng từ nước ngoài trong
quá trình hoạch định chính sách và dập tắt các nỗ lực của các nhà hoạt động nhằm
định hình chính sách nhà nước và thúc đẩy cải cách pháp luật.
Do
vậy, hàng tỷ đô la viện trợ nước ngoài, bao gồm cả tài trợ khí hậu, đã bị giữ lại
trong những năm gần đây. Tính đến tháng 5 năm 2024, không có khoản tiền nào của
JETP được giải ngân, Dự án 88 nói trong báo cáo.
Bà
Thục Quyên, một nhà hoạt động về nhân quyền và môi trường người Đức gốc Việt,
nói với RFA về tình trạng viện trợ nước ngoài bị đóng băng:
“Tình
trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã bị chỉ trích mạnh mẽ, các nhà đầu tư
nước ngoài lại thất vọng về những rào cản pháp lý và thủ tục phê duyệt kéo dài
đã gây ra bế tắc cũng như tạo cơ hội tham nhũng trong khi luật pháp không
nghiêm minh gây bất ổn trong xã hội, khiến cho hàng tỷ đô la viện trợ nước
ngoài, bao gồm cả tài trợ khí hậu, đã bị giữ lại trong những năm gần đây."
Phóng
viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của
Dự án 88 nhưng không nhận được ngay phản hồi. Cơ quan này thường không trả lời
email của RFA.
-----------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
EU
tài trợ cho những dự án chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Không
gian dân sự ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, các tổ chức có đăng ký cũng gặp
nguy hiểm
Việt
Nam công bố kế hoạch thực hiện huy động nguồn hỗ trợ hơn 15 tỷ đô la để giảm sử
dụng than
Cán
bộ Trại giam số 6 cắt ngắn cuộc thăm gặp TNLT Đặng Đình Bách sau khi ông tố bị
hành hung
Ông
Mai Phan Lợi được trả tự do sớm 18 tháng, ngay trước chuyến thăm của TT Biden
No comments:
Post a Comment