Cộng
Đồng Công Giáo di cư 1954 đã thay đổi Miền Nam Việt Nam như thế nào?
RFA
2024.08.22
HÌNH
:
Tái
hiện hình ảnh cầu Hiền Lương trong Triển lãm Cải cách Ruộng đất và Di cư 1954
hôm 17-18/8/2024 tại Bảo tàng Bowers, Santa Ana, Hoa Kỳ (Ảnh minh họa) - RFA
*
Câp nhật lúc 8:00 am (giờ miền Đông Hoa Kỳ) ngày 24/8/2024
Cách
đây 70 năm, năm 1954, có một cuộc di cư khổng lồ của khoảng gần một triệu người
miền Bắc vào Nam, trong đó có hai phần ba, tức là khoảng 600 ngàn người, là người
Công giáo. Giáo sư Tuấn Hoàng tại Đại học Peperdine cho biết.
Theo
Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị học, Đại học Oregon, cuộc di cư vĩ đại
bị ẩn giấu trong phần lớn sách sử Việt Nam này đã góp phần thay đổi chính trị,
xã hội, văn hóa miền Nam khi đó và ảnh hưởng của nó vẫn còn vang vọng đến Việt
Nam ngày nay.
Trao
đổi với RFA, Giáo sư Alex Thái Võ ở Trung tâm Việt Nam, Đại học Công nghệ
Texas, giải thích về lý do cộng đồng Công giáo chiếm đến hai phần ba số người
di cư năm 1954:
“Lý
do tại sao chúng ta có con số di dân Công giáo nhiều? Trong cải cách ruộng đất,
người nông dân Công giáo bị coi là tầng lớp “phản động”. Họ bị coi là thân
Pháp, phản động, cho nên trở thành tâm điểm trong việc trừng phạt trong cuộc cải
cách ruộng đất.
Những
vùng Công giáo ven biển ở Thái Bình, Nam Định, những khu Bùi Chu, Phát Diệm là
những khu sẽ và bị cải cách ruộng đất nặng nhất. Ngoài ra, họ lại ở vùng ven biển
nên thuận lợi nhất để di cư. Đó là nguyên nhân khiến cho vùng Công giáo ra đi
nhiều nhất.”
Cuộc
di cư vĩ đại đã diễn ra như thế nào? Cuộc di cư đó đã thay đổi xã hội Việt Nam
sau đó ra sao? Trao đổi với RFA bên lề cuộc Triển lãm về tư liệu lịch sử kỉ niệm
70 năm cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956 và cuộc di cư 1954 - 1955, do Viện Bảo
tàng Di sản Người Việt, Trung tâm Việt Nam Đại học Công nghệ Texas, Trung tâm
Nghiên cứu Việt Mỹ Đại học Oregon tổ chức, Giáo sư Tuấn Hoàng tại Đại học Peperdine cho
biết cuộc di cư mang đến Miền Nam rất nhiều người Công giáo. Dĩ nhiên trước đó
Miền Nam đã có nhiều người Công giáo, trường học, tu viện Công
giáo. Nhưng cuộc di cư đã mang rất nhiều người Công giáo vào Nam, dẫn
đến hình thành những giáo xứ mới như vùng Hố Nai ở Đồng Nai. Các vùng Tây
Nguyên cũng có hoặc vùng Sài Gòn như khu vực Ngã ba Ông Tạ. Vị chuyên gia về lịch
sử tôn giáo ở Việt Nam, lịch sử di cư của người gốc Á ở Mỹ nói:
“Tôi
không nhớ chính xác nhưng có khoảng hơn sáu trăm mấy chục ngàn người Công giáo
trong số khoảng hơn 900 ngàn người di cư vào Nam. Cuộc di cư đã làm cho Miền
Nam đa dạng hóa cơ sở tôn giáo miền Nam. Một số dòng Công giáo ngoài Bắc di cư
vào Nam như dòng Đa Minh, dòng Tên, dòng La San. Họ cũng giúp phát triển thêm
giáo dục Miền Nam mạnh hơn. Ngoài giáo dục, nó góp phần phát triển Thiên Chúa
giáo sau thời thuộc địa.”
Theo
Giáo sư Tuấn Hoàng, sự phát triển của Công giáo ở Miền Nam Việt Nam sau cuộc di
cư 1954 cũng nằm trong xu hướng phát triển chung của Công giáo ở châu Á, châu
Phi, Nam Mỹ giai đoạn đó. Nhiều nhà nghiên cứu đã thảo luận về hiện tượng sau
thế chiến II, khi thời đại thuộc địa bắt đầu chấm dứt, số lượng giáo dân Công
giáo ở bên ngoài Châu Âu tăng lên rất nhanh. Trong bối cảnh chung đó, ở Miền
Nam Việt Nam, số lượng giáo dân tăng lên do cuộc di cư 1954 giúp cho Công giáo ở
Miền Nam phát triển nhanh chóng về số lượng tu sĩ, nhà thờ, trường học. Ông nhấn
mạnh cuộc di cư giúp cho văn hóa - xã hội Miền Nam trở nên đa dạng, phong phú
hơn, vì có nhiều người giáo dân thì việc phục vụ tôn giáo mạnh hơn. Ngoài ra,
theo GS Tuấn Hoàng, cuộc di cư còn tác động đến vấn đề giáo dục. Ví dụ các trường
công giáo nhiều lên. "Dĩ nhiên học sinh các trường này không chỉ là người
công giáo mà của các tôn giáo khác nữa", theo vị chuyên gia ở Đại học
Peperdine về lịch sử tôn giáo Việt Nam.
Trước
1954, phần đông giám mục Công giáo ở Việt Nam là người nước ngoài,
nhưng sau đó, thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH), nhờ cuộc di cư lớn của người Công
giáo vào Nam, người Công giáo trong Nam mạnh lên và phần lớn giám mục là người
Việt Nam. Theo Giáo sư Tuấn Hoàng, đó là một sự thay đổi rất lớn, đem lại niềm
tự hào cho người Công giáo Miền Nam. Điều đó cũng giúp cho Công giáo Miền Nam
tiếp tục xây dựng mối liên hệ, kết nối trực tiếp với Công giáo quốc tế. Điều
này khác với miền Bắc khi đó là Công giáo hoàn toàn bị kiểm soát và mất sự liên
lạc với quốc tế.
Lâu
nay người ta thường nhìn cuộc di cư 1954 chỉ như cuộc di cư về con người, đặc
biệt là di cư của người Công giáo. Tuy nhiên, thực tế, trong bối cảnh cuộc chiến
tranh lạnh phân cực thế giới làm hai khối Cộng sản - Tư bản, đó không chỉ là di
cư về con người mà di cử cả thể chế chính trị - giáo dục, Giáo sư Tuấn Hoàng
nói thêm.
Ông
cũng giải thích thêm rằng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi nắm được miền Bắc
thì xây dựng một xã hội không cần có luật sư. Miền Bắc đã được nếm trải cách
xét xử của tòa án trong chế độ mới thông qua đấu tố trong cải cách ruộng đất.
Phân khoa Luật thuộc Trường Đại học Luật khoa Paris đặt tại Hà Nội cũng di cư
vào Nam. Và ông gọi đó là "instutiontal migration" (di cư thể chế).
Ông giải thích:
“Việc
di cư không chỉ là di cư người mà còn là di cư cơ sở, là institutional
migration, tức là di cư thể chế. Vì ở ngoài Bắc, những giáo sư không phải là đảng
viên cộng sản thì họ di cư vào Nam. Một số thân hữu của tôi từng ở Trường Đại học
Luật khoa Sài Gòn thì biết chi tiết hơn. Khi còn dạy ở ngoài bắc thì luật được
dạy kiểu Pháp, còn khi vào Nam sau1954 thì dần dần cải tiến theo kiểu Mỹ. Ví dụ
lúc bắt đầu chia đôi đất nước năm 1954 thì luật trong Nam vẫn dạy chương trình
ba năm, nhưng sau đó thì chuyển sang bốn năm theo kiểu Mỹ. Đó là một ví dụ về
việc thay đổi sau khi di cư vào Nam. Sự thay đổi đó là để phù hợp với thời đại
sau thuộc địa, sau khi độc lập.”
----------------------------
Đính
chính:
Do viết nhầm con số 900 ngàn thành 900 triệu trong phần trả lời của GS Tuấn
Hoàng. Chúng tôi đã sửa lỗi chính tả. Xin cáo lỗi cùng bạn đọc.
---------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Quan
hệ VN - Vatican tiến triển: lợi ích song phương và quan ngại chung?
Quan
hệ Vatican - Hà Nội đạt bước tiến mới tác động thế nào đến Công giáo Việt Nam?
Vụ
linh mục bị sát hại khi giải tội qua cái nhìn của giáo dân
Cơ
sở, đất đai tôn giáo có thể giải quyết qua việc sửa đổi Luật Đất Đai?
No comments:
Post a Comment