Chúng
ta đã đến đáy của tham nhũng chưa?
Khi
thấy những "củi" bị đưa vào lò, tôi không cảm thấy vui mừng, chỉ thấy
lo lắng. Cơ chế hiện tại là nguồn gốc của mọi vấn đề. Dù lò có đốt mãi thì cũng
không bao giờ hết củi. Củi ông, củi bố sẽ sinh củi con, củi cháu, củi chắt.
Nếu
một ngày lò không còn hoạt động, củi sẽ không còn là củi nữa; chúng sẽ trở
thành một thế lực cai trị rộng khắp, và xã hội sẽ lao dốc như một chiếc xe
không phanh. Mọi lĩnh vực như môi trường, y tế, giáo dục, và kinh doanh sẽ trở
nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Nguyên
nhân là gì? Bộ máy này không thể tạo ra những cán bộ có năng lực và lý tưởng.
Ngay cả khi có một cá nhân như vậy, để lên được vị trí có thể thay đổi xã hội,
họ thường bị nhuộm đen bởi mối quan hệ trong bộ máy. Những người giữ được phẩm
chất sẽ bị cô lập, không có thực quyền, và chỉ có tiếng nói yếu ớt.
Trong
khi đó, những người ngoài bộ máy, nếu có tư tưởng đổi mới và dám phản biện, thường
bị bóp chết ngay từ đầu. Qua những vụ án người bất đồng chính kiến cho thấy, một
vài phát biểu khác ý với chính quyền trên mạng xã hội là đủ thành tội danh.
Vụ Nguyễn
Chí Tuyến vừa xử là một ví dụ. Tuyến chỉ tán thành với một người được phỏng vấn
rằng cơ chế đa đảng sẽ giúp trừ tham nhũng. Đấy chỉ là một câu nói của một người
dân trăn trở về vận mệnh đất nước, ông ta không làm gì khác để ảnh hưởng tới sự
tồn vong của chế độ. Điều này xâm phạm nghiêm trọng tới quyền tự do ngôn luận của
công dân.
Một
cơ chế không trọng dụng người tài, chỉ ưu ái cho thân hữu và bè đảng, sẽ không
thể tiến bộ. Đừng tự hào với luận điệu "đất nước chưa bao giờ được như thế
này" hoặc so sánh với thời kỳ bao cấp. Thời kỳ bao cấp là thời kỳ lạc hậu,
tự bóp cổ mình đến nghẹt thở; bỏ được tay ra thì thở dễ chịu hơn, chứ không phải
là cái gì đổi mới hay phát kiến vĩ đại.
Dù
có vài con đường cao tốc hay tòa nhà chọc trời được dựng lên, hãy nhìn vào vị
thế quốc gia so với thế giới, đặc biệt là so với "thằng bạn vàng."
Hàng nghìn năm lịch sử đã chứng minh sự cứng cỏi của ông cha ta chống lại sự
xâm lược. Giờ đây, sự chênh lệch về quân sự và kinh tế còn lớn hơn bao giờ hết.
Chưa kể chúng ta thấy biết bao đường cao tốc, chưa được dùng đã xuất hiện ổ gà
to bằng ổ bò, ổ voi.
Biển
mất, đảo mất mà vẫn phải cắn răng chịu đựng. Khai thác dầu trong vùng đặc quyền
kinh tế mà vẫn phải dừng lại bởi bạn vàng hằm hè. Đừng mơ mộng rằng con cháu sẽ
đòi lại giúp những gì đã mất khi thế hệ hiện tại bạc nhược.
Tại sao
không so sánh Việt Nam với Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan để thấy sự
khác biệt trong những gì họ đã đạt được và vị thế của họ trên trường quốc tế,
thay vì cứ mang cái thời bao cấp ra để so sánh và tự hào?
Giáo
dục là nền tảng của mọi vấn đề xã hội. Khi giáo dục trở thành công cụ bảo vệ chế
độ, nó đã góp phần duy trì những bất công và tham nhũng. Nền giáo dục yếu kém
sinh ra thế hệ trẻ thiếu đạo đức, dẫn đến một xã hội đầy tội ác và bất công, và
cuối cùng, làm thay đổi vận mệnh của quốc gia.
Sự
yếu kém của hệ thống giáo dục không chỉ là nguyên nhân mà còn là biểu hiện của
sự suy đồi văn hóa và chính trị. Từ những bài viết trên mạng xã hội, có thể thấy
rằng một số người đã nhận thức rõ điều này và không ngừng chỉ trích, kêu gọi sự
thay đổi. Tuy nhiên, trong một cơ chế đã bị tham nhũng hóa nghiêm trọng, các tiếng
kêu này sẽ chìm nghỉm trong sa mạc hoang vắng.
Kết
quả của giáo dục và cơ chế hiện tại là tạo ra những mẫu người vô cảm, ích kỷ và
thấp kém về văn hóa. Câu chuyện của Jack London trong "Tình Yêu Cuộc Sống"
phản ánh con người Việt Nam thời nay. Nhân vật trong truyện, dù được cứu sống,
vẫn ám ảnh bởi sự thiếu thốn và giấu bánh quy, kẹo dưới đệm ngủ.
Qua
thời bao cấp đói khát, giờ đây, quan chức và người dân Việt Nam bị ám ảnh bởi
tiền bạc, nhà cửa, xe cộ và địa vị, mà quên đi những giá trị của tâm hồn và lý
tưởng, về vận mệnh và vị thế của dân tộc và quốc gia.
Tôi
lo sợ rằng điều tồi tệ nhất vẫn còn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước.
.
No comments:
Post a Comment