Thông
thường, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, một cơ quan chức năng, một hội đoàn
xã hội đề cập một quy định mới để điều chỉnh theo hướng có lợi cho cuộc sống.
Sau
đó cơ quan chuyên môn (có thể là Bộ, Ngành, Quốc hội sẽ thiết kế ra quy định đó
(nghị định, quy định, luật) rồi Quốc hội thông qua (hay không thông qua) luật ấy.
“Thông
thường” thì như thế. Nhưng hình như ở ta, quy trình lập pháp không hẳn như thế.
Trong bài hôm nay tôi xin làm rõ một câu chuyện điển hình thôi, còn thì nhiều lắm.
Ta
hãy bắt đầu từ tấm ảnh 1 đính theo bài này:
https://www.facebook.com/photo?fbid=122121188912370257&set=pcb.122121190124370257
Ảnh
1: Xe van chở khách biến thành xe tải.
Đó
là tấm ảnh chụp trong tháng tám năm 2024, gần cầu Phú Cường, tỉnh Bình Dương.
Đây là một tiệm buôn bán xe tải. Họ trưng bày một loạt xe… tải ra bán.
Đọc
đến đây có lẽ bạn tưởng tôi nhầm lẫn vì thấy trong hình toàn xe khách, phần lớn
được sản xuất tại Nhật Bản. Nhưng chiếc xe này là loại xe chở khách loại nhỏ,
tuổi đời khoảng trên dưới 20 năm. Cần biết, tuổi thọ thực của loại xe này, khi
được quản lý bằng doanh nghiệp, cá nhân như hiện nay thì tuổi thọ của nó có thể
dùng khoảng 40 năm hoặc hơn nữa, vẫn tốt.
Hiện
nhiều nước như Nga, Trung Quốc, Malaysia, Nhật, Thái Lan vẫn dùng chở người
bình thường. Nhưng ở Việt Nam, “ông” Đăng Kiểm buộc phải làm một việc gọi là “hạ
tải” xuống thành xe chở… hàng mới được dùng tiếp.
Chắc
phải mượn câu thơ của Bút Tre vĩ đại để mô tả tâm trạng của giới kinh doanh xe:
Tin
đâu như sét đánh ngang
Cái
xe chở khách chuyển sang chở hàng…
Hiện
nay (và tới đây) trên toàn quốc phải có cả trăm ngàn xe có số phận như thế này.
Ngay
trong bài này tôi cũng chưa bàn đến nội dung sâu hơn của cái nghị định đã tạo
nên tình cảnh này mà chỉ bàn đúng hai khía cạnh chính.
Thứ
nhất: Vì số xe còn rất tốt này bị “bức tử” nên xã hội sẽ phải đầu tư mua xe mới
trong lúc xe cũ còn dùng tốt.
Một
nguồn lực quốc gia không nhỏ sẽ được điều động từ túi người lao động ra để chơi
trò xa xỉ này. Số tiền mua xe mới phải là nhiều ngàn tỉ đồng, người dân có thể
phải vay nợ của ngân hàng hay bán tống bán tháo tài sản khác để đáp ứng nhu cầu
kinh doanh nuôi sống gia đình hoặc bảo đảm cho cơ quan vận hành. Lại có hình
bóng của cuộc xuất khẩu tiền mặt, tạo “cầu” cho các nhà “cung” bên ngoài biên
giới.
Nên
nhớ hiện nay, nhu cầu vận tải dân dụng còn rất thiếu ở nhiều vùng miền và người
ta còn phải dùng rất nhiều xe tàn tệ hơn để chở người, như chở học sinh, người
lao động, thậm chí đi cấp cứu bệnh nhân, trong khi hàng chục ngàn xe như thế
này đến hẹn lại biến thành… xe tải! Xem ảnh 2:
https://www.facebook.com/photo?fbid=122121189128370257&set=pcb.122121190124370257
Ảnh
2: Xe này dùng để chở người ở xứ “Chiều Nay”.
Thứ
hai là vấn đề an toàn. Xin nhấn mạnh điều này.
Một
điều nực cười là chiếc xe này sau khi gỡ bỏ mấy băng ghế sau ra, thành xe tải
thì vẫn được dùng… vài chục năm nữa. Hình như, người làm luật nghĩ rằng trong ý
nghĩa an toàn, thì xe tải… an toàn hơn xe khách. Tôi có thể nêu một ví dụ khó
tranh cãi là trong ba năm qua, số xe vận tải gây tai nạn là tỉ lệ áp đảo so với
các loại xe khác, phải là hàng ngàn vụ.
Khi
nó gây tai nạn, thậm chí chết người, không hẳn là chết tài xế chính cái xe tải
đó, mà nó gây thương tổn cho bất cứ ai, ngồi trên xe nào mà nó gây nên. Gần đây
nhất, một chiếc xe tải gây tai nạn khủng khiếp cho cả chục chiếc xe… đẹp, xe chở
người khác trên cầu Phú Mỹ – TP.HCM là một minh chứng.
Trên
thực tế không thiếu hình ảnh một chiếc xe tải không làm chủ tay lái, cướp làn
đường, khiến chiếc xe khách đối diện buộc phải đánh lái gấp lăn xuống vệ đường
hoặc húc vào hàng chục người đang dừng xe chờ đèn xanh nơi ngã tư đường phố.
Rõ
ràng, việc “hạ tải” này không mảy may giảm áp lực gây tai nạn cho cộng đồng.
Khả
năng xe tải gây tai nạn “bình đẳng” với xe chở người. Có thể tài xế xe chở người
còn thận trọng hơn khi lái xe chở hàng hoá.
Vậy
thì, xe trên 9 chỗ đem chở hàng không giới hạn khả năng xấu nếu người lái bất cẩn
hoặc phương tiện khác gây ra liên hoàn.
Để
củng cố cho quan điểm này, để khỏi gây tranh cãi chúng ta cùng quan sát tấm ảnh
bên dưới: Chiếc xe như thế này vẫn được phép chở người trong khi chiếc Toyota
trong ảnh 1 thì không. Thật rõ ràng.
https://www.facebook.com/photo?fbid=122121188996370257&set=pcb.122121190124370257
Ảnh
3: Xe này dùng chở người nhưng xe van trong ảnh đầu thì không được dùng để chở
người.
Đến
đây ta có thể thấy mục tiêu của việc “ra” cái định chế hạ tải xe khách trên 9
chỗ xuống thành xe tải rất ấm ớ, thiếu cơ sở khoa học và gây hại cho xã hội như
thế nào. Nhưng nó vẫn được thông qua và được áp dụng.
Chỉ
còn biết kêu trời hoặc… viết Facebook!
21/8/2024
Huy
Cường.
No comments:
Post a Comment