Cải cách Ruộng đất
1953-56 và Di cư 1954, những đoạn sử buồn nước Việt
Bùi Văn Phú
Gửi
cho BBC News Tiếng Việt từ Santa Ana, California
21
tháng 8 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd9djj1g335o
Hội
thảo về Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954 tại Quận Cam là dịp để những
trang sử ít được biết tới, bị che giấu bấy lâu được soi rọi, để các thế hệ người
Việt nhìn lại những khúc quanh lịch sử trầm luân của đất nước.
Vở
kịch tái hiện cảnh đấu tố trong Cải cách Ruộng đất
Cuối
tuần vừa qua tôi đi dự hội thảo về Việt Nam tại Bảo tàng Bowers ở thành phố
Santa Ana, thủ phủ của Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Hai ngày hội thảo với hai
chủ đề có liên quan với nhau là Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954.
Xong
ngày đầu của hội thảo, đi ăn tối với một bạn sống ở Quận Cam từ năm 1978, khi
biết chủ đề là về Cải cách Ruộng đất, bạn hỏi ngay: “Có hình Hồ Chí Minh cầm
khăn khóc không?”
Bạn
tôi ít quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng nhưng cũng biết sử Việt vì là con trong
gia đình Bắc di cư 54, lớn lên tại miền Nam và sống ở đó cho đến khi vượt biển.
Hình
Hồ Chí Minh khóc và sự kiện bà Nguyễn Thị Năm đóng góp nhiều vàng cho Việt Minh
rồi cũng bị đấu tố trong Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam từ 1953 đến
1956 có lẽ là những hiểu biết cơ bản của nhiều người Việt, dù không chứng kiến
hay trực tiếp là nạn nhân trong sự việc. Những hình ảnh đó hôm nay cũng đã được
trưng bày tại Bảo tàng Bowers và có trong bài nói chuyện của diễn giả tại hội
thảo.
Năm
nay là kỉ niệm 70 năm ngày kí Hiệp định Genève 1954 chia đôi nước
Việt tại Vĩ tuyến 17 với sự kiện gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam.
Nguyên do nào đã tạo nên làn sóng di cư này, rồi 20 năm sau, 1975 lại có làn
sóng người Việt bỏ nước ra đi là “thuyền nhân” kéo dài trong hai thập niên để
hàng triệu người Việt có mặt tại Hoa Kỳ hôm nay?
Cải
cách Ruộng đất đẫm máu
Tài
liệu và di vật trưng bày trong Bảo tàng Bowers
Vì
sao chúng ta có mặt tại đất nước này?
Giáo
sư Alex-Thái Võ từ Đại học Texas Tech, là con của một gia đình H.O. (một trong
các diện di cư sang Mỹ theo chương trình Ra đi Có trật tự), đã từng tự hỏi. Ông
kể lại trong phần giới thiệu chương trình:
“Tại
làm sao tôi lại ở Hoa Kỳ? Điều gì đã đưa tôi đến đây? Câu trả lời có thể là dễ.
Đó là vì cuộc chiến Việt Nam và hậu quả quả nó. Nhưng khi nghiên cứu sâu vào
thì thấy lịch sử có những móc dây chuyền với nhau, không phải là cái gì đứng một
mình hay một động thái riêng, mà là những yếu tố dính chùm với nhau để rồi có ảnh
hưởng đến chúng ta. Tôi nghĩ lại thì có Nhân văn Giai phẩm, nghiên cứu thêm tôi
nhận ra Nhân văn Giai phẩm là phát xuất từ những sự phẫn uất nổi lên từ giai đoạn
của Cải cách Ruộng đất mà ra. Vì thế
tôi đã chọn chủ đề Cải cách Ruộng đất để nghiên cứu từ hơn 20 năm qua, đi tìm
tư liệu về Cải cách Ruộng đất từ Hoa Kỳ, từ Việt Nam. Đọc 65 tập Văn kiện Đảng…”
Tốt
nghiệp tiến sĩ sử từ Đại học Cornell và là người đồng phối hợp tổ chức sự kiện
cuối tuần qua với Giáo sư Vũ Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ tại Đại
học Oregon ở Eugene, và Giám đốc Bảo tàng Di sản người Việt (Vietnamese
Heritage Museum) Châu Thụy, Giáo sư Alex-Thái Võ có nhận định về Cải cách Ruộng
đất và Di cư 1954 như sau:
“Đó
là hai sự kiện lịch sử Việt Nam quan trọng bị che lấp, bóp méo hay xóa mờ dù ở
Việt Nam hay ở một nước tự do dân chủ như Hoa Kỳ. Bằng cách đào sâu vào những
câu chuyện lịch sử này, chúng tôi không muốn gây hận thù, gây chia rẽ. Chúng
tôi chỉ muốn khẳng định quyền của con người, quyền của người Việt Nam, quyền của
người tị nạn được định hình tương lai của mình bằng một sắc thái thông thái…”
Sự
việc người Việt bỏ quê từ Bắc vào Nam năm 1954, rồi từ Việt Nam ra nước ngoài
vào năm 1975 là bắt nguồn từ những hậu quả kinh hoàng trong Cải cách Ruộng đất
do chế độ cộng sản chủ trương, đưa đến cái chết của hàng trăm ngàn người dân, bị
qui cho là địa chủ mà phần lớn là qui sai nên đã chết oan.
Một
văn kiện đảng ngày 4/5/1954 qui định mỗi 1.000 dân thì xử tử một người. Mỗi xã
qui định là có 5% địa chủ. Vì thế nhiều người bị cho là địa chủ và bị đấu tố,
làm nhục, hành hạ oan trái. Nhiều người khác thấy thế, sợ quá mà tự tử, theo dẫn
chứng của Giáo sư Thái Võ.
·
Cải cách Ruộng đất
'tác động mạnh' vào xã hội, Đảng Lao động và Quân đội Bắc VN
3 tháng 2 năm 2022
·
Hồ Chí Minh nói gì về
nhục hình trong Cải cách Ruộng đất 1955?
4 tháng 1 năm 2022
·
Hội thảo Oregon:
Các thế hệ người Việt hải ngoại nhìn VN có khác nhau
2 tháng 11 năm 2023
Giáo
sư Nguyễn Văn Canh, học giả về cộng sản Việt Nam tại Hoover Institute của Đại học
Stanford, qua các nghiên cứu từ ngày còn ở quê nhà, cho biết nhiều thành phần
trong xã hội bị qui chụp là địa chủ, có ông đồ dạy chữ nho, hay ông phó lý tên
Khoa ở xóm Chuối, Ninh Bình là một người có chức quyền ở nông thôn, ông chết rồi
mà cán bộ còn định đem bà vợ ra xử thay khiến bà sợ quá mà tự tử.
Giáo
sư Canh nhận định rằng lãnh đạo cộng sản chủ trương vô sản chuyên chính, dùng bạo
lực để thống trị và tiêu diệt văn hóa, xóa đi lịch sử, đưa giai cấp vô sản lên nắm
chính quyền. Họ kích động người vô sản vùng lên giành quyền lợi trong Cải cách
Ruộng đất, lấy ruộng của điền chủ chia cho dân. Khi chiếm được chính quyền thì
áp dụng chính sách hộ khẩu, tổ chức làng xã bị đảo lộn, không còn phép vua thua
lệ làng. Với những chính sách hà khắc, người nông dân lại bị ép buộc vào hợp
tác xã đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Một
người nêu câu hỏi vì sao cộng sản tàn ác mà người dân miền Nam không được dạy
cho biết, Giáo sư Canh trả lời đó là một thiếu sót và sai lầm của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1974, lúc
ông làm phụ tá khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn thì ông đã đưa chương
trình giảng dạy về cộng sản vào đại học.
Giáo
sư Vũ Tường trình bày về ý nghĩa của cuộc triển lãm với hình ảnh, sách báo và
di vật là nguồn tài liệu phong phú nhất có được ở bên ngoài nước Việt Nam về
hai chủ đề của hội thảo và triển lãm hôm nay. Giáo sư chia sẻ về lý do tại sao
ông theo đuổi việc học tập và nghiên cứu về cộng sản Việt Nam:
“Tôi
sống ở Việt Nam 15 năm. Tôi biết cộng sản. Ngoại trừ ông Alec Holcombe ngồi
đây, còn ở trong nước thì cho rằng Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp
là người yêu nước. Họ theo Nga-Tầu để giành độc lập cho đất nước chứ họ không
phải là cộng sản. Trong thời chiến tranh, các học giả thiên tả cho rằng cộng sản
là yêu nước. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là có chính nghĩa, còn Việt Nam Cộng hòa
chỉ là bù nhìn của Mỹ. Nhiều sử gia và nhà báo Mỹ hiểu sai về người cộng sản Việt
Nam nên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu về câu hỏi này, thu thập nhiều bằng chứng và
đưa ra lập luận vững chắc để bác bỏ những hiểu biết sai trái đó… Nhiều người đã
sống dưới chế độ cộng sản nhiều chục năm, tôi sống 15 năm và ước gì các giáo sư
người Mỹ cũng biết được câu trả lời như chúng ta.”
Về
hệ quả của Cải cách Ruộng đất, theo Giáo sư Tường, phương pháp dùng bạo lực đã
dẫn đến rất nhiều sai lầm và đổ vỡ. Ông Hồ Chí Minh khóc xin lỗi, ông Trường
Chinh từ chức. Nhưng họ vẫn tiếp tục làm hợp tác xã nông nghiệp, chủ trương làm
chủ tập thể và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Họ biết là sai nhưng vẫn
làm, cho đến khi họ chết.
Hội
thảo đoàn về Cải cách Ruộng đất gồm các giáo sư (từ trái qua): Lan Cao, Vũ Tường,
Alec Holcombe, Nguyễn Văn Canh và Alex-Thái Võ
Giáo
sư Alec Holcombe từ Đại học Ohio trình bày nguyên nhân đưa tới việc lãnh đạo Hà
Nội cho thi hành chính sách Cải cách Ruộng đất là sau khi có diễn văn bí mật của
Nikita Khrushchev chỉ ra những nguy hiểm của sự sùng bái cá nhân, gạt bỏ phái
Joseph Stalin đã làm chấn động thế giới cộng sản. Trường Chinh đi dự Đại hội 20
của Đảng Cộng sản Liên Xô, về nước là tiến hành Cải cách Ruộng đất do La Quý Ba
đưa từ Trung Quốc sang Việt Nam vì họ vẫn khăng khăng giữ sự sùng bái cá nhân,
không gạt bỏ Hồ Chí Minh dù rằng khi đó Lê Đức Thọ và Lê Duẩn đã nắm nhiều quyền
hành hơn.
Theo
giáo sư Holcombe, nếu không có sự thay đổi chính sách ở Liên Xô thì Trường
Chinh có thể đã trở thành lãnh đạo đảng.
Tài
liệu do Giáo sư Holcombe đưa ra với con số địa chủ được ấn định là 5,8% dân số.
Tuy nhiên, theo kiểm tra dân số ở hai xã của tỉnh Nghệ An thì chỉ có 0,3% là địa
chủ. Vì thế, nhiều người bị qui oan vì thực sự họ không phải là địa chủ. Theo
giáo sư, có đến một nửa dân số miền Bắc đã trải nghiệm qua Cải cách Ruộng đất.
Chiến
dịch Cải cách Ruộng đất bắt đầu năm 1953 ở những vùng nông thôn, xa thành phố rồi
lan dần xuống đến vùng ven biển. Sau khi kí kết Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm
1954, người dân sống ở vùng biển từ Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới Thanh
Nghệ Tĩnh đã nghe biết về những vụ đấu tố, những người bị xử tử hay phải tự tử
vì quá sợ hãi.
Sự
kinh hoàng này đã khiến gần một triệu người di cư vào Nam, theo nhận định của
Giáo sư Alex-Thái Võ, và khi cộng sản tiến vào Sài Gòn thì nhiều người cũng bỏ
nước ra đi vì sợ cộng sản.
Cuộc
di cư 1954
Ngày
thứ hai của hội thảo là về Di cư 1954. Diễn viên Kiều Chinh đã đọc một đoạn
trong hồi ký về hoàn cảnh bà phải xa rời bố và anh, giã từ Hà Nội trong cơn hoảng
loạn để vào Nam khi mới 15 tuổi và những hình ảnh đó cũng như cảnh di tản khỏi
Sài Gòn vào tháng Tư 1975, mà khi tham gia đóng vai trong bộ phim The
Sympathizer (Cảm tình viên) chuyển thể từ tiểu thuyết của Nguyễn
Thanh Việt thì bà như được sống lại với thời điểm ở phi trường Gia Lâm 70 năm
trước.
VIDEO
:
Tài
tử Kiều Chinh: Từ Sài Gòn tới Hollywood
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd9djj1g335o
Giáo
sư Trần Huy Bích lúc đó 18 tuổi và đang ở Nam Định nhưng một mình đã quyết định
di cư, bỏ lại bố, chị và bà nội vì biết rằng không thể sống với cộng sản qua trải
nghiệm của một thanh niên từng sống trong vùng Việt Minh kiểm soát. Trong lớp học,
ông góp ý với cán bộ giảng dạy mà bị đề nghị báo cáo lên cấp trên. Ông kinh
hoàng khi nghe cán bộ ca ngợi Liên Xô vĩ đại, nơi có nhà máy biến con bò thành
hộp thịt và ngược lại cũng có thể biến hộp thịt trở lại thành con bò.
Cuộc
trò chuyện giữa nhà văn Trần Phong Vũ và Giáo sư Joseph Nguyễn của Đại học Cal
State Long Beach về những gì ông đã trải qua ở miền Bắc trước 1954 và nguyên do
khiến ông vào Nam là một hình mẫu cho thế hệ trẻ có cơ hội tìm hiểu về những gì
mà ông bà, cha mẹ đã trải qua.
Giáo
sư Hoàng Anh Tuấn từ Đại học Pepperdine chuyên nghiên cứu về sinh hoạt của cộng
đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là những cộng đoàn công giáo di cư trong
những năm 1954 đến 1975 và cả khi đã ra nước ngoài. Những tuyển tập trong cuộc
thi Viết về nước Mỹ do nhật báo Việt Báo tổ
chức hằng năm từ 2006 đến nay là nguồn tài liệu phong phú về hành trình vượt
biên, vượt biển; về tiến trình hội nhập và buồn vui trong đời sống của người Việt
hải ngoại.
Song
song với hội thảo là phần chiếu phim Chúng tôi muốn sống được
sản xuất tại miền Nam vào năm 1956 về các chiến dịch đấu tố và hệ lụy của Cải
cách Ruộng đất và phim tài liệu Di cư 1954 về hành trình của gần
một triệu người từ Bắc vào Nam định cư lánh nạn cộng sản.
Trước
khi vào hội thảo, ban tổ chức cũng đã cho diễn vở kịch làm sống lại cảnh đấu tố
trong Cải cách Ruộng đất do ban tù ca Xuân Điềm phụ trách, là cảnh tòa án nhân
dân xét xử địa chủ, một người làm việc cho Pháp, bất mãn nên bị cho thôi việc,
nhưng lại bị cán bộ cải cách qui là thành phần địa chủ, đem ra trước tòa án
nhân dân và bị xử bắn. Đó là câu chuyện thật về ông Trần Bá Cường ở làng Quát,
tỉnh Thái Nguyên.
Cho
đến nay, Cải cách Ruộng đất vẫn còn là điều nhạy cảm đối với lãnh đạo Hà Nội.
Năm 2014, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có cuộc triển lãm với chủ đề này, dự trù
kéo dài ba tháng nhưng mới mở cửa được ba ngày thì phải đóng cửa với lý do có sự
cố về điện và không mở lại.
Tác
phẩm The Mountains Sing (Sơn ca) của Nguyễn Phan Quế Mai [Nxb
Algonquin Books, 2020] là hồi ức về gia đình trong những năm từ 1930 đến sau
chiến tranh, qua chuyện kể của bà ngoại của tác giả và có nhắc đến Cải cách Ruộng
đất với những hệ quả đau buồn. Tuy tác phẩm được trao nhiều giải thưởng văn
chương quốc tế, đã được dịch ra hơn mười ngôn ngữ nhưng đến nay bản tiếng Việt
vẫn chưa được phép xuất bản ở Việt Nam.
Cải
cách Ruộng đất, Di cư 1954, rồi Di tản 1975 và hành trình vượt biên trong hai
thập niên sau đó vẫn còn là những đề tài không được nhắc đến trong nước hay bị
bóp méo sự thực khi được đề cập tới.
Chính
vì thế mà đã có hai ngày triển lãm và hội thảo vừa qua.
Ông
Châu Thụy, Giám đốc Bảo tàng Di sản người Việt, đã phát biểu khi khai mạc:
“Những
biến cố lịch sử nêu trên đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cần được làm sáng tỏ qua
những tài liệu chuyên môn đang được lưu trữ tại các trung tâm quốc tế. Hôm nay
chúng ta họp mặt, cùng tìm hiểu những lí do sâu xa về hai sự kiện lịch sử này.
Lịch sử luôn cần được tìm hiểu hầu đưa ra ánh sáng những bí ẩn để từ đó chúng
ta rút tỉa ra những kinh nghiệm, gìn giữ một cách trung thực nội dung di sản
trí thức dành cho thế hệ con cháu của chúng ta ngay tại đây, bây giờ và mai
sau.”
---------------
Tin
liên quan
·
'Lực lượng thứ Ba
mong có hòa bình cho Việt Nam'
30
tháng 4 năm 2017
·
Lấy Việt Nam làm
trung tâm, nhìn từ hội thảo tại Đại học Berkeley
2
tháng 5 năm 2024
·
Việt Nam tưng bừng kỷ
niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 'lần đầu mời Pháp tham dự'
5
tháng 5 năm 2024
·
Pháp tiếc thương nữ y
tá ‘thiên thần Điện Biên Phủ’
1
tháng 6 năm 2024
·
Oppenheimer, những
người Mỹ cộng sản và Đại học Berkeley
26
tháng 3 năm 2024
·
Tại sao quân đội Mỹ
và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót?
22 tháng 4
năm 2024
No comments:
Post a Comment