Hơn 60 tổ chức nhân quyền kêu gọi Obama thúc giục
VN trả tự do cho bà Minh Hồng
BBC News Tiếng Việt
21 tháng 6 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65970514
Hôm 20/6/2023, sáu mươi lăm tổ
chức nhân quyền và môi trường đã công bố một bức thư ngỏ gửi tới cựu
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, yêu cầu ông công khai kêu gọi chính phủ Việt
Nam trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động khí hậu và học giả của Quỹ Obama,
Hoàng Thị Minh Hồng.
Bà Hồng đã bị giam giữ mà
không bị buộc tội vào ngày 31/5 và bị bắt vì tội "trốn thuế" vào ngày
hôm sau.
Bức thư viết:
"Công an Việt Nam đã
bắt giữ bà Hồng vào ngày 1/6/2023. Bà đang bị biệt giam và không được gặp luật
sư. Chính phủ đang chuẩn bị truy tố bà Hồng với tội danh trốn thuế. Bà phải đối
mặt với án tù bảy năm và nếu bị kết tội, bà có thể phải bị tù trong một hệ thống
nhà tù nổi tiếng về tra tấn và thiếu trách nhiệm."
Đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam: Nhân quyền yếu
thế trước các cơ hội kinh tế?
Người phụ nữ Việt 'truyền cảm hứng' cho Obama
Vụ Đặng Đình Bách: 'Luật thuế VN mù mờ khiến
nhiều tổ chức, cá nhân gặp họa'
Bức thư cũng lập luận rằng
vụ bắt giữ bà Hồng là vụ mới nhất trong một loạt các vụ truy tố có động cơ
chính trị, sử dụng các cáo buộc sai trái về trốn thuế để hình sự hóa các hoạt động
bảo vệ khí hậu:
"Bà Hồng là nhà hoạt
động khí hậu thứ năm bị bỏ tù trong hai năm qua tại Việt Nam vì bị cáo buộc trốn
thuế. Đặng Đình Bách, một nhà hoạt động bị bỏ tù khác, đã bị kết án 5 năm tù
sau khi ông vận động thành công để chính phủ loại bỏ carbon trong ngành năng lượng.
Một
cuộc điều tra nhân quyền, được công bố vào tháng Tư, đã ghi lại bằng chứng
rõ ràng rằng các vụ truy tố này có động cơ chính trị và được thiết kế để hình sự
hóa các hoạt động bảo vệ khí hậu bằng cách sử dụng các cáo buộc sai trái về trốn
thuế."
"Liên Hiệp Quốc và Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố công khai kêu gọi trả tự do cho bà Hồng.
Ông đã gặp bà Hồng và ca ngợi công việc của bà, và quỹ ông tiếp tục sử dụng tên
và hình ảnh của bà trên trang web của mình. Vì vậy, có lẽ sẽ rất thích hợp nếu
ông tham gia cùng Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại giao để đưa ra tuyên bố công khai
của riêng ông kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà."
'Anh hùng khí hậu' Ngụy Thị Khanh được trả tự
do
Vì sao nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách
nói sẽ 'tuyệt thực đến chết' trong tù?
Công văn Cục thuế TPHCM hé lộ điều gì quanh
chuyện thuế của bà Minh Hồng?
Những người ký tên trong
bức thư bao gồm các tổ chức nhân quyền hàng đầu, như Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền, tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), Tổ chức Sông ngòi
Quốc tế (International Rivers), và Những người bạn của Trái đất (Friends of the
Earth).
Bức thư được đưa ra sau
những tuyên bố công khai từ Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Đức về việc
bắt giữ bà Hong.
Hôm 8/6, cộng đồng cựu
sinh viên quỹ Obama đã gửi thư riêng cho Obama, yêu cầu ông can thiệp để đảm bảo
bà Hồng được trả tự do. Hai ngày sau, Quỹ Obama đã đưa ra một tuyên bố trên tài
khoản Instagram của mình kêu gọi "Việt Nam tôn trọng các quyền của bà Hồng".
Cùng ngày, nhà hoạt động
khí hậu Thụy Điển Greta Thunberg cũng kêu gọi trả tự do cho bà Hồng.
Sau đó, ngày 15/6, Ban
biên tập tờ Washington Post cho rằng Hoa Kỳ và các chính phủ G7 nên đặt điều kiện
tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam bằng việc yêu cầu trả
tự do cho bà Hồng và các nhà hoạt động khí hậu khác khỏi tù. Bất chấp ngày càng
nhiều tiếng kêu gọi trả tự do cho bà Hồng, cựu Tổng thống Mỹ Obama cho đến nay
vẫn im lặng.
"Ông Obama nên đẩy mạnh
yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho bà Hồng," ông Ben
Swanton, Đồng Giám đốc Dự án 88 nói. "Một tuyên bố công khai của ông Obama
có rất nhiều trọng lượng. Nó không chỉ giúp nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của
bà Hồng trong giới chính trị Hoa Kỳ, mà còn tạo ra nhiều áp lực trong nước đối
với chính phủ Việt Nam. Obama cực kỳ nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu ông Obama kêu gọi
trả tự do cho bà Hồng, chính phủ sẽ phải giải thích cho người dân Việt Nam lý
do tại sao bà Hồng bị giam giữ."
Bà Hồng bị bắt giữ
thế nào?
Hôm 31/5/2023, Công an
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm giữ bà Hoàng Thị Minh Hồng cùng với khoảng 15 nhân
viên cũ và hiện tại và chồng của bà. Bà Hồng buộc phải thú nhận hành vi trốn
thuế và vào ngày 1/6 và chính thức bị bắt theo điều 200 Bộ luật Hình sự Việt
Nam. Trong khi các nhân viên và chồng bà được trả tự do, bà Hồng hiện bị giam
giữ biệt lập trước khi xét xử.
Ben Swanton, Đồng Giám đốc
Dự án 88 nhận định rằng do đây là vụ bắt giữ có động cơ chính trị nên có thể phải
mất một thời gian dài, có khi tới một năm, trước khi bà Hồng được đưa ra xét xử
và kết án.
Trong khi đó, chính phủ
Việt Nam tới nay chưa công bố chính thức lý do bắt giữ bà Hồng.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng là
nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo phong trào chống biến đổi khí hậu tại Việt
Nam. Năm 2013, bà Hồng thành lập Trung tâm Hành động Chung tay và Kết nối vì
Tăng trưởng và Môi trường (CHANGE), một tổ chức ủng hộ các hoạt động chống biến
đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và động vật hoang dã. CHANGE là thành viên của
Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, một liên minh vận động chính sách đã bị
buộc phải giải tán sau khi 4 lãnh đạo của liên minh này bị bỏ tù vì tội trốn
thuế trong giai đoạn 2021-2022.
Năm 2017, CHANGE đã tổ chức
kiến nghị ngừng xây dựng một nhà máy nhiệt điện than ở tỉnh Long An của Việt
Nam, đã thu được hơn 15.000 chữ ký và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, công việc này đã buộc phải dừng lại sau khi cảnh sát can thiệp.
Bà Hồng nói rằng
"các chữ ký đã được lên kế hoạch gửi cho các chủ sở hữu và nhà đầu tư Hàn
Quốc, và các nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam, nhưng do sự đàn áp của cảnh sát
trong thời gian đó, chúng tôi quyết định không gửi kiến nghị."
Theo ông Swanton, hoạt động
tích cực của CHANGE khiến tổ chức này trở thành kẻ thù của ngành than.
Bà Hồng đã không giấu giếm
điều này và trong một bài báo đăng trên báo nhà nước Việt Nam, bà được trích dẫn
nói rằng "ngành than là vô đạo đức".
Bối cảnh vụ bắt giữ
Việc bắt giữ các các nhà
hoạt động khí hậu hàng đầu của Việt Nam diễn ra vào thời điểm chính phủ Việt
Nam đang trong quá trình đàm phán các chi tiết của Hiệp định Đối tác Chuyển đổi
Năng lượng Công bằng (JET-P) trị giá 15 tỷ USD với khối G7 cộng, Đan Mạch và Na
Uy.
Theo thỏa thuận, Việt Nam
được cho là sẽ phải đạt trung hòa carbon vào năm 2050.
Để quá trình chuyển đổi
diễn ra công bằng và bình đẳng, cần phải có sự tham vấn thường xuyên với giới
truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác. Tuy nhiên,
ông Swanton lưu ý rằng "nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục, thì sẽ không
còn tổ chức dân sự độc lập nào tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng của
Việt Nam."
No comments:
Post a Comment