Putin nói kế hoạch của TQ có thể kết thúc chiến tranh nhưng Ukraine và
Phương Tây chưa sẵn lòng
James Gregory
BBC News
22 tháng 3 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckm6ymnlm3mo
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố kế hoạch hòa
bình của Trung Quốc cho Ukraine có thể được dùng làm căn cứ để chấm dứt chiến
tranh.
Tuy nhiên, ông Putin cho biết kế hoạch hòa bình này chỉ có thể được xúc
tiến khi "Phương Tây và Kyiv" sẵn sàng.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2d79/live/73dd0180-c861-11ed-95f8-0154daa64c44.jpg
Tổng thống Nga
Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay trong lễ ký kết sau
cuộc hội đàm tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 21/03
Nhà lãnh đạo Nga đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Ba
21/03 tại Moscow để thảo luận về xung đột Ukraine và mối quan hệ giữa hai nước.
Kế hoạch của Trung Quốc, được công bố vào tháng trước, không kêu gọi rõ
ràng Nga rời khỏi Ukraine.
Liệt kê 12 điểm, bản kế hoạch
có nội dung kêu gọi hòa đàm và tôn trọng chủ quyền quốc gia, nhưng không đưa ra
đề xuất cụ thể.
Thế nhưng, Ukraine đã cương quyết yêu cầu Nga rút khỏi lãnh thổ của
mình như một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán nào - và không có dấu
hiệu nào cho thấy Nga sẵn lòng thực hiện điều đó.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, hôm thứ Hai 20/03 cho biết việc
Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn trước khi Nga rút quân "sẽ dẫn đến kết quả là
sự đồng thuận đối với các cuộc chinh phạt phi pháp của Nga".
Trong cuộc họp báo chung sau khi cuộc hội đàm với ông Tập kết thúc, ông
Putin nói: "Nhiều điều khoản trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc có thể
được coi là căn cứ để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, bất cứ khi nào Phương
Tây và Kyiv sẵn sàng".
Nhưng Nga vẫn chưa nhận thấy sự "sẵn sàng" như vậy từ phía
bên kia, ông nói thêm.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8e8f/live/737c8340-c867-11ed-95f8-0154daa64c44.jpg
Tổng thống Nga
Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi tiệc chiêu đãi tại
Moscow vào ngày 21/03
Đứng cạnh nhà lãnh đạo Nga, ông Tập nói rằng chính phủ của ông ủng hộ
hòa bình và đối thoại và Trung Quốc đứng về "lẽ phải của lịch sử".
Ông một lần nữa tuyên bố rằng Trung Quốc giữ "một lập trường bất
thiên vị" đối với cuộc xung đột ở Ukraine, tìm cách xem Bắc Kinh là sự lựa
chọn cho quốc gia kiến tạo hòa bình tiềm năng.
Đôi bên cũng thảo luận về mối quan hệ thương mại, năng lượng và chính
trị ngày càng gia tăng.
"Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nga", Tổng thống
Putin nói, đồng thời cam kết sẽ duy trì và vượt qua "mức cao" về
thương mại đạt được trong năm ngoái.
Trước đó, ông Tập gọi Trung Quốc và Nga là "các cường quốc láng giềng
và đối tác chiến lược toàn diện".
Theo truyền thông nhà nước Nga, hai nhà lãnh đạo đã:
·
Ký hai văn bản chung - một kế hoạch chi tiết về hợp
tác kinh tế và một về kế hoạch làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác Nga-Trung
·
Đạt được thỏa thuận về kế hoạch một đường ống dẫn ở
Siberia để vận chuyển khí đốt của Nga đến Trung Quốc thông qua Mông Cổ
·
Đồng ý rằng chiến tranh hạt nhân "không bao giờ
được nổ ra"
·
Thảo luận về mối quan ngại của họ đối với hiệp ước
Aukus mới - một thỏa thuận quốc phòng giữa Úc, Anh và Mỹ
·
Bày tỏ lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của
Nato ở châu Á trong "các vấn đề quân sự và an ninh"
Phương Tây đang ngày càng lo ngại rằng Trung Quốc có thể hỗ trợ quân sự
cho Nga.
Phát biểu tại Brussels, người đứng đầu Nato, ông Jens Stoltenberg cho
biết liên minh này "không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc
đang cung cấp vũ khí sát thương cho Nga".
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng có "dấu hiệu" cho thấy Nga đã
yêu cầu viện trợ vũ khí và điều này đang được cân nhắc ở Bắc Kinh.
Một tuyên bố chung do Trung Quốc và Nga đưa ra sau cuộc gặp giữa hai
nhà lãnh đạo cho biết mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai nước không thiết lập
một "liên minh quân sự - chính trị".
Các mối quan hệ mang tính chất "không lập khối, không mang tính chất
đối đầu và không nhằm chống lại các nước thứ ba", hai nhà lãnh đạo nói
thêm.
Ông Putin cũng nhân cuộc họp báo này để cáo buộc Phương Tây triển khai
vũ khí có "thành phần hạt nhân" và nói rằng Nga sẽ "buộc phải phản
ứng" nếu Anh gửi vỏ đạn pháo làm từ uranium bị làm nghèo tới Ukraine.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ac3b/live/f8c88170-c867-11ed-95f8-0154daa64c44.png
Anh Quốc đang gửi đến Kyiv 14 chiếc xe
tăng Challenger 2
Bộ Quốc phòng Anh cho biết uranium bị làm nghèo là một "thành phần
tiêu chuẩn" "không liên quan gì đến vũ khí hạt nhân".
Ông Tập đã được tiếp đón trọng thể khi đến Điện Kremlin trong ngày hội
đàm thứ hai vào thứ Ba.
Ông cho biết ông "rất vui" được đến Moscow và mô tả các cuộc
hội đàm với Tổng thống Putin là "thẳng thắn, cởi mở và thiện chí".
Chuyến thăm Nga của ông diễn ra vài ngày sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế
(ICC) phát lệnh bắt giữ Tổng thống Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
Diễn ra cùng lúc với chuyến đi của ông Tập đến Moscow, Thủ tướng Nhật Bản
- Fumio Kishida đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv - và trở thành nhà lãnh đạo
đầu tiên của Nhật Bản đến một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh kể từ
sau Thế chiến thứ hai.
Tổng thống Zelensky cho biết ông sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 tại
Nhật Bản vào tháng Năm tới đây qua video theo lời mời của ông Kishida.
Ông Zelensky nói trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Ba 21/03 rằng ông
cũng đã mời Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán nhưng đang chờ phản hồi.
Ông tuyên bố: “Chúng tôi đã đưa ra đề nghị Trung Quốc trở thành đối tác
trong thực thi một công thức hòa bình. "Chúng tôi mời quốc gia quý vị cùng
tham gia cuộc đối thoại; chúng tôi đang chờ câu trả lời từ phía quý vị."
---------------------------
TIN LIÊN QUAN
Mỹ kêu gọi
Tập Cận Bình gây áp lực lên Putin về 'tội ác chiến tranh'
21 tháng 3 năm 2023
.
Lãnh đạo Nhật
Bản và Trung Quốc thăm hai bên chiến tuyến Ukraine - Nga
21 tháng 3 năm 2023
.
Lãnh đạo Nhật
Bản và Trung Quốc thăm hai bên chiến tuyến Ukraine - Nga
21 tháng 3 năm 2023
No comments:
Post a Comment