Saturday, 11 March 2023

ÔNG TẬP CẬN BÌNH BẮT ĐẦU LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC NHIỆM KỲ THỨ BA (Stephen McDonell & Joel Guinto / BBC News)

 



Ông Tập Cận Bình bắt đầu làm chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba

Stephen McDonell & Joel Guinto

Từ Bắc Kinh và Singapore

10 tháng 3 2023, 16:59 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2q90pyq6neo

 

Ông Tập Cận Bình được quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu tán thành giữ chức chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba.

Sau khi củng cố quyền lực, ông Tập, 69 tuổi, đã trở thành vị lãnh đạo nổi trội nhất của Trung Quốc trong nhiều thế hệ.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0b67/live/e78d0810-bf28-11ed-95f8-0154daa64c44.jpg

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

 

Trong hệ thống chính trị của Trung Quốc, vai trò chủ tịch nước chủ yếu mang tính thủ tục.

Quyền lực của ông Tập đến từ vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

 

Ông được trao cả hai vị trí này tại đại hội đảng tháng Mười năm ngoái.

 

Việc ông đắc cử chức chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba được dự đoán rộng rãi. Việc bổ nhiệm chức thủ tướng và các bộ trưởng trong vài ngày tới được cho là quan trọng hơn.

 

Những người được bổ nhiệm được dự đoán sẽ là những người trung thành với ông Tập. Trong đó có ông Lý Cường, được cho sẽ nhận chức thủ tướng.

 

Hôm thứ Sáu, ông Tập cũng được bầu giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ thứ ba. Ở Trung Quốc có hai Quân ủy Trung ương – một của đảng CS và một của nhà nước – nhưng thành phần của hai ủy ban này thường giống nhau.

 

Ông Tập đã củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa lại sau chính sách zero-Covid gây nhiều đau thương của ông Tập, điều làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ. Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm sút, đe dọa phát triển kinh tế lâu dài.

 

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington vẫn tiếp tục căng thẳng, gần đây lại thêm căng vì Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã dùng khinh khí cầu do thám.

 

“Liệu một ông Tập được củng cố quyền lực và sự tập trung hóa quyền lực có đủ để vượt qua những thách thức này hay không – hay làm chúng tồi tệ hơn – là điều chúng ta không biết hoặc chưa thể biết được lúc này,” Ian Chong, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore nói với BBC.

 

"Ông Tập đang đặt cược vào việc tập trung hóa quyền lực trong đảng, với ông ta là người đứng đầu, là giải pháp cho những vấn đề riêng rẽ này,” ông Chong nói.

 

Cái gọi là Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc tuần này được theo dõi sát sao vì chúng cho thế giới cái nhìn vào đường hướng của Trung Quốc trong những năm tới.

 

Kể từ thời ông Mao Trạch Đông, các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc có giới hạn nắm quyền chỉ hai nhiệm kỳ. Nhưng khi ông Tập bỏ hạn chế này năm 2018, ông trở thành một nhân vật với quyền lực chưa từng có từ thời Chủ tịch Mao.

 

Cũng hôm thứ Sáu, ông Hàn Chính, 68 tuổi, từng là ủy viên thường trực Bộ chính trị, được bầu làm phó chủ tịch nước.

 

Tầm quan trọng của vị trí này khác nhau ở các giai đoạn vì chức năng phó chủ tịch nước không được quy định rõ.

 

Nhưng vị cựu phó chủ tịch nước, ông Vương Kỳ Sơn, là người dẫn dắt chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, GS Chong nói.

 

Nhiều khả năng ông Hàn Chính sẽ làm theo chỉ đạo của ông Tập sát sao và củng cố các chính sách của ông Tập, ông Chong nói thêm.





No comments:

Post a Comment

View My Stats