Thursday, 23 March 2023

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ NƯỚC NGỌT : LIÊN HIỆP QUỐC KÊU GỌI CHIA SẺ NGUỒN NƯỚC (Minh Anh / RFI)

 



Hội nghị Quốc tế về Nước ngọt : Liên Hiệp Quốc kêu gọi chia sẻ nguồn nước

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 22/03/2023 - 12:09

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230322-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-v%E1%BB%81-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ng%E1%BB%8Dt-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-chia-s%E1%BA%BB-ngu%E1%BB%93n-n%C6%B0%E1%BB%9Bc

 

Ngày 22/03/2023, Liên Hiệp Quốc tổ chức một Hội nghị Quốc tế đặc biệt về nước ngọt, tại New York, Hoa Kỳ và cảnh báo nhân loại cần chuẩn bị đối phó với một cuộc khủng hoảng « nước ngọt » do hiện tượng biến đổi khí hậu và nạn ô nhiễm gây ra. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/ff4bebca-c8a0-11ed-bd91-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP21312706829028%20%281%29.webp

Ảnh minh họa : Những đứa trẻ đi lấy nước vào các hộp nhựa trên sa mạc gần Dertu, Kenya ngày 24/10/2021. AP - Brian Inganga

 

Theo AFP, một ngày trước hội nghị, Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo báo động nguy cơ khan hiếm nước có thể dẫn đến những căng thẳng địa chính trị, nhất là giữa những nước chia sẻ cùng một nguồn nước ngọt.  

 

Tại châu Phi, 90% những nguồn nước này phải được chia sẻ. Do vậy, để dự báo các xung đột tiềm tàng, Liên Hiệp Quốc thúc đẩy một sự hợp tác xuyên biên giới nhiều hơn trong lĩnh vực này. Ngày càng có nhiều nước tham gia ký kết Công ước về Nước ngọt năm 1992. Công ước khung này, là công cụ chính cho cộng đồng quốc tế để điều chỉnh việc chia sẻ nguồn nước. 

 

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten giải thích : 

 

« Lúc ban đầu, đây là một công ước ký kết giữa các nước châu Âu, nhưng từ năm 2016, văn bản này cho phép các nước là láng giềng của nhau trên thế giới đặt ra các nguyên tắc cùng khai thác các con sông, các dòng chảy, mạch nước ngầm hay các cơ sở hạ tầng như đập giữ nước.  

 

Mức độ áp dụng công ước này ngày càng tăng tại châu Phi phần nào được giải thích nhờ vào nhiều yếu tố : 90% nguồn nước ngọt của châu Phi là xuyên biên giới, trong khi hiện tượng khí hậu ấm dần và áp lực dân số sẽ làm cho nước trở nên khan hiếm hơn. 

 

Chẳng hạn như, làm thế nào xử lý việc đất nước Nigeria sẽ có số dân tăng từ 200 lên 400 triệu người từ đây đến năm 2050, trong khi hơn 60% dân số sống tại lưu vực chứa nước (bassin aquifère) Niger, được chia sẻ với 9 quốc gia ? Quốc gia này sẽ  để ngỏ khả năng nghiên cứu với các nước láng giềng.  

 

Các nước châu Phi cũng đã quen với việc hợp tác trong lĩnh vực nước : Họ đi đầu trong lĩnh vực này, khi cho thiết lập ngay từ những năm 1970 một cơ chế quản lý chia sẻ những dòng sông như việc điều hành con sông Senegal, đi từ Senegal, qua Mauritanie, Guinéa rồi đến Mali. 

 

Với công ước này, không chỉ các nguồn nước trên mặt đất sẽ được quản lý mà cả các mạch nước ngầm, vì cho đến lúc này các mạnh nước ngầm vẫn chưa được quản lý. » 

 

----------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

QUỐC TẾ - LIÊN HIỆP QUỐC

LHQ : Hơn 2 tỷ người không có nước xài

 

NƯỚC - XUNG ĐỘT

Thế giới đối mặt với “bóng ma” chiến tranh về nước ?

 

NƯỚC - QUỐC TẾ

Gần một phần tư nhân loại thiếu nước trầm trọng

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats