Monday, 13 March 2023

FREEDOM HOUSE : VIỆT NAM 'TỰ DO' HƠN NGA, TRUNG QUỐC, BẮC HÀN, CUBA, LÀO (Phạm Phú Khải)

 



Freedom House: Việt Nam ‘tự do’ hơn Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, Lào

Phạm Phú Khải

13/03/2023

https://www.voatiengviet.com/a/freedom-house-viet-nam-tu-do-hon-nga-trung-quoc-bac-han-cuba-lao/7002316.html

 

Ba quốc gia có số điểm toàn hảo 100/100 đều là Bắc Âu, gồm Norway, Finland và Sweden. New Zealand, Canada và Denmark có điểm 99, 98 và 97 theo thứ tự.

 

Bản đồ : https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-eb4b-08db1e95ee6b_w1023_r1_s.jpg

Úc 95, Đài Loan 94, Anh 93, Pháp 89, Mỹ 83, cho đến Ecuador là 70. Tất cả chỉ số 70 trở lên đều được xem là tự do.

 

Mỗi năm, vào tháng Ba, Freedom House phổ biến bản báo cáo về tình hình tự do trên toàn thế giới của năm trước đó, tức của năm 2022 vào năm nay. Bản báo cáo năm nay, như mọi năm trước đây, đánh giá chỉ số tự do toàn cầu (Global freedom scores) mà tập trung ở quyền chính trị và tự do dân sự của 210 quốc gia và lãnh thổ.

 

Ngoài bản báo cảo này, Freedom House cho phổ biến bản đánh giá về tự do trên mạng (Internet freedom scores) về 70 quốc gia vào khoảng tháng 10. Freedom cũng nghiên cứu và đánh giá chỉ số dân chủ của 29 quốc gia tại Trung Âu và Trung Á, đo lường sự tiến bộ hay thụt lùi của các nước này so với những năm trước đây mà Freedom House xem là đang chuyển tiếp (Nations in Transit).

 

Năm nay đặc biệt hơn vì đây là lần thứ 50 đánh giá quyền chính trị và tự do dân sự của 210 quốc gia và lãnh thể kể từ bản báo cáo đầu tiên mà Freedom House thực hiện năm 1973.

 

Trở lại báo cáo năm 2022, Freedom House nhận định một số mốc điểm và sự kiện quan yếu sau đây. Đầu tiên là cuộc tấn công quân sự của Điện Kremlin với mục tiêu xâm lăng nước Ukraine. Năm 2022 cũng là năm mà các nước dân chủ đã liên minh với nhau mạnh mẽ hơn, đề cao nhân quyền tại các định chế quốc tế, lên án các chế độ độc tài của Myanmar, Nga, Iran và Venezuela. Đặc biệt là năm 2022, tình trạng suy thoái các quyền và tự do dường như chậm lại đáng kể: chỉ có 35 quốc gia suy giảm, so với 60 quốc gia vào năm 2021 và hơn 70 quốc gia vào năm 2020.

 

Freedom House đưa ra các điểm chính trong bản báo cáo năm 2022 như sau.

 

Một, tự do toàn cầu đã suy giảm liên tiếp lần thứ 17. Các cuộc đảo chánh hay những nỗ lực phá hoại chính quyền đại diện như tại Tunisia, Peru và Brazil v.v…

 

Hai, cuộc đấu tranh cho dân chủ có thể đang tiến đến một bước ngoặt. Tuy tổng số vẫn là suy giảm, nhưng khoảng cách giữa những quốc gia có tiến bộ về quyền chính trị và tự do dân sự so với những quốc gia thụt lùi là ít nhất trong 17 năm qua. 34 nước có sự tiến bộ, so với 35 nước thụt lùi. Sự gia tăng đến từ cạnh tranh về bầu cử cũng như những ràng buộc về Covid trong vài năm qua đã không còn, qua đó tự do hội họp và đi lại cũng không còn bị giới hạn nhiều.

 

Ba, trong khi những kẻ độc tài vẫn cực kỳ nguy hiểm, Freedom cho rằng chúng không phải là bất khả chiến bại. Freedom House nhận định rằng các sự kiện trong năm cho thấy những kẻ chuyên quyền không phải là không thể sai lầm, và những sai lầm của họ đã tạo cơ hội cho các lực lượng dân chủ.

 

Tư, vi phạm quyền tự do thể hiện từ lâu đã là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm dân chủ toàn cầu. Các nước và lãnh thổ có chỉ số 0 trên 4 về tự do truyền thông đã nhảy vọt từ 14 lên 35, trong khi các nhà báo phải đối mặt với các cuộc tấn công dai dẳng từ những kẻ chuyên quyền và những người ủng hộ họ nhưng không nhận được sự bảo vệ đầy đủ khỏi sự đe dọa và bạo lực ngay cả ở một số nền dân chủ.

 

Năm, cuộc đấu tranh cho tự do vẫn tồn tại trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1973, 44 trong số 148 quốc gia được xếp hạng tự do. Ngày nay, 84 trong số 195 quốc gia được tự do. Trong 50 năm qua, các nền dân chủ mạnh mẽ không chỉ nổi lên từ môi trường đàn áp sâu sắc mà còn được chứng minh là có khả năng phục hồi đáng kể khi đối mặt với những thách thức mới.

 

Cũng xin được nhắc lại, Freedom House cho điểm từ 0 đến 100, trong đó quyền chính trị có tổng số điểm là 40, và tự do dân sự tổng số điểm là 60. Ba quốc gia có số điểm toàn hảo 100/100 đều là Bắc Âu, gồm Norway, Finland và Sweden. New Zealand, Canada và Denmark có điểm 99, 98 và 97 theo thứ tự. Úc 95, Đài Loan 94, Anh 93, Pháp 89, Mỹ 83, cho đến Ecuador là 70. Tất cả chỉ số 70 trở lên đều được xem là tự do. Tuy Peru cũng có chỉ số 70 nhưng được đánh giá là một phần tự do thôi. Tất cả những quốc gia hay lãnh thổ có chỉ số 36 đến 70 đều là một phần tự do. Những quốc gia từ 1 đến 35 đều là không tự do. Một số quốc gia mà quyền chính trị quá tệ hại thì Freedom House cho số điểm là âm, như -3 với Syria và South Sudan. Tự do dân sự được 4 điểm nên tổng cộng hai quốc gia này được một điểm trên 100.

 

Riêng với Việt Nam thì quyền chính trị là 4 trên 40, và tự do dân sự là 15 trên 60, tổng cộng là 19 trên 100. Vào lúc viết bài này, bản báo cáo về Việt Nam năm 2022 chưa phổ biến, và có lẽ chờ một hai hôm nữa. So với những năm trước, chỉ số tự do của Việt Nam vẫn 19 năm 2021, 19 năm 2020, 20 năm 2019, 20 năm 2018, 20 năm 2017, 20 năm 2016 v.v… Nghĩa là năm 2020, 2021 và 2022 là như nhau, người Việt Nam không có quyền hay tự do gì cả, tệ hơn so với những năm trước Covid.

 

Dù sao so với các nước (đang hay hậu) cộng sản như Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba, Lào thì Việt Nam vẫn có chỉ số cao hơn. Bắc Hàn chỉ được 3, Trung Quốc 9, Cuba 12 và Lào 13. Việt Nam cũng hơn Nga được 3 điểm, vì Nga chỉ có 16.

 

Đến khi nào Việt Nam sẽ được Freedom House đánh giá tự do, không chỉ một phần mà là toàn phần? Tôi không biết. Chắc còn lâu lắm theo đà này. Bởi khi nào Đảng Cộng Sản Việt Nam còn độc quyền thì sẽ không thể nào có tự do hay dân chủ hay nhân quyền. Muốn kết quả khác thì người dân phải nắm tay nhau để cùng xây dựng và tạo thay đổi.

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats