Monday, 15 August 2022

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN GIỐNG THANG THUỐC BẮC : SẮC BA CHÉN CÒN TÁM PHÂN (Mai Bá Kiếm)

 



Chương trình bồi dưỡng giáo viên giống thang thuốc Bắc: Sắc ba chén còn tám phân

Mai Bá Kiếm

15/08/2022

https://baotiengdan.com/2022/08/15/chuong-trinh-boi-duong-giao-vien-giong-thang-thuoc-bac-sac-ba-chen-con-tam-phan/

 

Hôm qua, đọc bài “527 giáo viên ở Bình Dương xin nghỉ việc”, hôm nay đọc bài “Học 4 năm đại học không bằng 3 tháng bồi dưỡng?”, tôi thấy ngành giáo dục phổ thông đã thực sự rệu rã!

 

Bởi vì, trong hơn một năm qua Bình Dương đã có 527 giáo viên nghỉ việc, mà niên học tới sẽ thiếu 3.012 giáo viên. Vậy mà, Bộ Giáo dục cứ dọa tất cả giáo viên tiểu học dạy tin học phải học hai tháng bồi dưỡng môn công nghệ và tất cả giáo viên THCS học bồi dưỡng môn KHTN và lịch sử, địa lý mới đủ chuẩn dạy!

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/08/2-696x493.png

Chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên. Ảnh Nhật Minh

 

Khi đọc kỹ bài “Học 4 năm đại học không bằng 3 tháng bồi dưỡng”, tôi mới hiểu ra “Chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng” là “giấy phép con”, Bộ Giáo dục đã lấy đồng lương còm cõi giáo viên trung học và THCS để đóng học phí nuôi các trường ĐH dạy chương trình này.

 

Tôi nói Bộ GD “dọa” giáo viên, vì Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và 2455/QĐ-BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

 

“Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lí”.

 

Tôi nói tạo điều kiện cho các trường ĐH “bán chứng chỉ”, vì bài báo dẫn chứng cô giáo Bùi Thanh đã học 4 năm hóa để dạy môn Hóa, bây giờ chỉ học 3 tháng là cô dạy được cả môn Lý và Sinh học!

 

Bộ Giáo dục có nhớ rằng, sinh viên Hóa ngoài học Toán đại cương (Giải tích, Đại số, Xác xuất thống kê); còn học Lý đại cương (cơ, nhiệt, quang, điện, từ) và Sinh học đại cương. Vậy thì, trong 3 tháng bồi dưỡng làm sao dạy hết các tín chỉ chuyên ngành Vật lý (điện tử, chất rắn, hạt nhân, địa cầu, lý thuyết tin học, ứng dụng); dạy hết tín chỉ chuyên ngành Sinh học (di truyền, vi sinh, sinh hóa).

 

Cô Bùi Thanh thừa nhận đã quên hết các kiến thức về Lý, Sinh, đọc lại có cái còn không hiểu! Năm 1974, anh bạn tôi tốt nghiệp cử nhân giáo khoa vạn vật – Khoa học Đại hoc đường Sài gòn về quê Tây Ninh dạy vạn vật đệ nhị cấp kể lại, chương trình cử nhân giáo khoa vạn vật rất hàn lâm (lý thuyết) so với chương trình cử nhân sư phạm vạn vật, vậy mà anh phải ôm sách giáo khoa vạn vật 3 lớp tam, nhị, nhất học nhừ tử trong ba tháng hè, để soạn từng bài giảng!

 

Tổng khối kiến thức của các khóa bồi dưỡng từ 20-36 tín chỉ, trong khi mỗi cử nhân Lý, Hóa, Sinh phải học đến 35-40 tín chỉ đại cương (không tính các tín chỉ Anh, Tin học, Pháp luật, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Mác-Lê, Tâm lý, Thể dục…) và 40-50 tín chỉ chuyên ngành. Bây giờ một giáo viên dạy Hóa học khóa bồi dưỡng “tích hơp” gần 200 tín chỉ Lý và Sinh còn lại 20-36 tín chỉ, là giáo viên hóa đó “úm ba la” dạy liền Sinh và Lý!

 

Chương trình bồi dưỡng giống thang thuốc Bắc đổ ba chén nước sắc còn tám phân! Kiểu này, lấy thầy Đông y làm Bộ trưởng Giáo dục còn hay hơn GSTS giáo dục!

 

---------------------

 

GIAODUC.NET.VN

Học 4 năm đại học không bằng 3 tháng bồi dưỡng, sao vô lý thế?

 GDVN- Thực tế hiện nay, số giáo viên có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý rất ít.

 

.

57 BÌNH LUẬN  

.

Mạc Van Trang

Bày trò ra để bòn rút tiền từ những giáo viên với đồng lương còm. Tôi đã viết thư cho bộ trưởng giáo dục nói rằng đừng bắt giáo viên đi bồi dưỡng tập trung về bất cứ vấn đề gì. Hãy để họ tự bồi dưỡng tại trường, tổ bộ môn. Vậy mà lại thế này ư?

.

Thanh Lan

Anh đã nói đúng thực trạng giáo dục hiện nay khi mà các thầy cô trở thành cái bánh ngọt, để hết các trường Đại học thì đến TT GDTX nhìn vào, tìm cách xâu xé.

Lương của giáo viên học ĐH, ra trường 20 năm mới được 8 triệu. Nhưng thi thoảng, họ phải học hết lớp chứng chỉ nọ đến lớp chứng chỉ kia, tin học, ngoại ngữ, 3 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, ít nhất cũng mất 15 triệu. Giờ mấy cái đó đều bỏ, nhưng đa số thầy cô đều đã học và mất tiền.

Nay lại đến tín chỉ. Cả nước hiện có khoảng 500.000 nhà giáo cần bồi dưỡng tín chỉ để dạy mấy môn tích hợp. Giá cho 1 tín chỉ dao động từ 130-170 ngàn. 20-30 tín chỉ, rẻ cũng 2,6 triệu, đắt là 5,4 triệu cho một thầy cô học tín chỉ. Tiền này lấy từ ngân sách. Như vậy, nhà nước sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đào tạo tín chỉ.

Trong khi, để có chuyên môn vững, thầy cô học ĐH 4 năm, cộng thêm nhiều năm tự bồi dưỡng. Nay, mấy chục tín chỉ để dạy môn thứ 2, thứ 3, chất lượng dạy như cưỡi ngựa xem hoa thôi.

Lạ ở chỗ, bản thân Bộ GD không thể soạn nổi một cuốn sách GK tích hợp, nhưng mà bằng niềm tin tuyệt đối, họ lại bắt thầy cô phải dạy tích hợp. Bởi SGK hiện nay vẫn là gộp cơ học 2, 3 môn lại với nhau. Kiến thức các môn tách rời. Cả 1 cuốn Lịch sử Địa Lí 7 gần 50 bài, mà chỉ có thêm 2 chủ đề tích hợp. Vậy mà họ lại gọi đó là chương trình tích hợp, kể cũng tài.

Ngay cả việc chút thâm niên ít ỏi của giáo viên sắp tới cũng sẽ bị cắt và số tiền ấy, nếu nhìn ngang sang khâu đào tạo, cảm giác như xẻo thịt ếch già nhử đàn ếch non, để thu hút sinh viên vào các trường sư phạm khi mỗi tháng các em được hỗ trợ 3 triệu đồng.





No comments:

Post a Comment

View My Stats