Đằng sau chuyện Tân Hoàng Minh từ chối mua miếng đất 24,500 tỷ ở
Thủ Thiêm
Vũ Đình Trọng -
Saigon Nhỏ
11 tháng 1, 2022
Đất vàng Thủ Thiêm có khả năng rơi vào
tay các ông chủ có gốc gác từ phương Bắc
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/01/01-Tan-Hoang-Minh-01.jpg
Vùng “đất vàng” tại
khu đô thị mới Thủ Thiêm – Ảnh: Thanh Niên
Chiều 11 Tháng Giêng năm 2022, đại diện Tập
đoàn Tân Hoàng Minh đã xác nhận ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập
đoàn Tân Hoàng Minh, gửi “tâm thư” cho lãnh đạo cao cấp ở Sài Gòn và Hà Nội,
xin chấm dứt hợp đồng mua lô đất đấu giá thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, chịu mất
số tiền cọc là 600 tỷ đồng.
Trong tâm thư đề ngày 10 Tháng Giêng, ông Đỗ
Anh Dũng – Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh – đã xin tự nguyện
đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 3-12 khu chức năng số 3,
khu đô thị mới Thủ Thiêm và chấp nhận mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng này theo quy định pháp luật.
Lô đất 3-12 là một trong bốn lô đất ở khu chức
năng số 3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, Sài Gòn) có diện tích
10,059.7m2, giá khởi điểm hơn 2,942 tỉ đồng, được Tân Hoàng Minh bỏ
giá mua lên đến 24,500 tỷ đồng. Tính ra mỗi m2 đất trị giá 2.45 tỷ đồng
(!?)
Trước đây. “ý định tốt đẹp” của ông Dũng khi
quyết tâm bỏ giá cao hơn 700 tỷ đồng để mua mảnh đất này, khi phát biểu rằng “động
cơ” mua đất của công ty ông “rất trong sáng”, chỉ “mong muốn góp sức nhỏ bé của
mình để thành phố có thêm động lực khắc phục khó khăn sau đại dịch”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/01/01-Tan-Hoang-Minh-03.png
Ông Đỗ Anh Dũng (phải)
– Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đơn vị sở hữu Ngôi Sao Việt, doanh nghiệp
trúng lô đất có giá cao nhất hôm 10 Tháng Mười Hai năm 2021 nhận hoa chúc mừng
từ Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình – Ảnh: Cafebiz
Giờ đấy, ông lại chịu mất tiền cọc 600 tỷ đồng
cũng vì “ý định tốt đẹp” nhằm “bảo đảm một phần ổn định thị trường kinh doanh bất
động sản, lợi ích của tập thể, của xã hội lên trên…”
Chính vì thay đồi “ý định tốt đẹp” mà trong
“tâm thư”, ông cũng gửi đến Tổng bí thư và quý lãnh đạo cao cấp “lời xin lỗi
chân thành nhất”!
Có phải Tân Hoàng
Minh đã hoàn thành mục tiêu nâng giá đất ở Thủ Thiêm rồi “chém vè”?
Ngay khi ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch kiêm tổng
giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh – công bố “tâm thư”, dư luận đã chỉ thẳng hành
động này là “chiêu trò” của ông Dũng, và nhiều người đã đoán trước được bước đi
này của ông.
Người ta không quên lời phát biểu mạnh mẽ của
ông Dũng sau khi trúng thầu lô đất: “Mức giá 24,500 tỷ đồng trúng thầu lô đất
thực tế không quá cao”, và ông “quyết tâm sở hữu bằng được” vì lợi ích của Tân
Hoàng Minh và cả lợi ích của thành phố (!)
Chưa dừng lại ở cấp thành phố, ông Dũng còn
cho rằng việc nâng giá đất lên cao gấp tám lần giá gốc để mua còn là “lợi ích
quốc gia, là thể diện của doanh nhân Việt Nam”.
Để chấm dút hợp đồng mua đất, ông Dũng lại đưa
ra thứ “lợi ích” khác để biện minh, ông bỏ vì “lợi ích của tập thể, của xã hội…”
Xét về ý nghĩa, hai lợi ích này gần như giống nhau, nhưng lại được ông Dũng
dùng biện minh cho hai quyết định hoàn toàn trái ngược nhau. Như thế, người ta
phải hiểu như thế nào?
Nói theo ngôn ngữ dân gian, có thể so sánh ông
Dũng với một người “xảo trá, ngụy biện” trong ý nghĩa tương đồng.
Bởi thực ra, ngay sau khi ông Tân Hoàng Minh đấu
giá thành công miếng đất 3-12 ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, ông Nguyễn Văn Đính,
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, đã đánh giá đó là một quyết định bất
thường, vì nếu đẩy giá tăng quá cao sẽ tạo ra bong bóng thị trường bất động sản
và nguy cơ dẫn đến đổ vỡ hay đóng băng thị trường này. Chính điều này sẽ gây bất
ổn cho nền kinh tế.
Báo Tiền Phong trích lời chuyên gia kinh tế Lê
Minh Hoàng, nói: “Việc đưa ra giá cao như vậy sẽ tạo nhiều bất ổn cho thị trường.
Các doanh nghiệp đang và sẽ triển khai dự án có thể sẽ phải đóng tiền sử dụng đất
cho dự án cao hơn, từ đó giá bất động sản bị đẩy lên cao. Hơn nữa là dựa vào kết
quả trúng đấu giá này, nhiều dự án trong khu vực giá chắc chắn sẽ cao hơn
10-15% trong thời gian ngắn tới. Thị trường bất động sản sẽ nóng sốt và nguy cơ
xảy ra bong bóng”.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đặt
ra một loạt nguy cơ từ vụ đấu giá đất Thủ Thiêm với mức giá trúng đấu giá “gây
choáng” của Tân Hoàng Minh.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/01/01-Tan-Hoang-Minh-02.png
Tân Hoàng Minh
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, giá đất
quá cao mới sẽ rất có lợi cho các chủ đầu tư có dự án và đã nộp tiền sử dụng đất
tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các phường lân cận, kể cả khu trung tâm Sài
Gòn. Nhưng rất bất lợi cho các chủ đầu tư chưa, hoặc mới “tạm nộp” tiền sử dụng
đất sẽ lâm vào cảnh “ngồi trên đống lửa”, vì lúc đó tiền sử dụng đất sẽ tăng
lên rất nhiều và chủ đầu tư sẽ bị thiệt hại.
Đặc biệt, ông Lê Hoàng Châu cũng tỏ ra quan ngại
về việc một số doanh nghiệp có thể “lợi dụng” giá trúng đấu giá rất cao để xin
định giá lại tài sản, nhất là tài sản thế chấp, “đánh vống” giá trị tài sản nhà
đất để được vay thêm, “rút ruột” ngân hàng, hoặc để “làm sạch” bảng cân đối tài
chính “nợ – có” của doanh nghiệp, mà hệ quả có thể dẫn đến “bong bóng” tài sản.
Ông Châu cảnh báo, các ngân hàng cần phải thận
trọng khi định giá lại các tài sản thế chấp trước đây. Ví dụ, Lô đất 1 ha tại
khu vực này đang thế chấp ngân hàng đã được định giá 1,000 tỉ đồng và đã được
vay 650 tỉ đồng (bằng 65% giá trị tài sản thế chấp). Nếu lô đất này “được” định
giá lại tăng 8 lần (8,000 tỷ đồng) so với giá trị ban đầu mà nếu được vay thêm
4,550 tỷ đồng (bằng 65% giá trị tài sản thế chấp “mới”) thì có thể tạo ra “bong
bóng” tài sản. Như thế, ngân hàng có thể bị “rủi ro” do tài sản thế chấp có giá
trị thấp hơn dư nợ vay.
Vài cuốc đấu giá
“trót thắng” của “ông chủ” Tân Hoàng Minh
Sau cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm vào Tháng Mười
Hai năm ngoái, luồng “dư luận xấu” ngay lập tức bủa vây ông chủ lớn của Tân
Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, với những lời lẽ “cay độc”, như “chắc chắn ông Dũng có
mưu đồ khác, không ai dại gì mua một miếng đất cao gấp 8 lần giá khởi điểm”, hoặc
“có trung ương chống lưng rồi mới chơi lớn như thế”, thậm chí còn có nhận định
rằng ông Dũng có mưu đồ tăng giá trị những miếng đất Tân Hoàng Minh đang sở hữu
để tiếp tục được vay thêm tiền của các ngân hàng.
Trước nhiều hoài nghi của dư luận thời điểm
đó, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng thậm chí đã khẳng định “chắc như đinh đóng cột” trong
cuộc phỏng vấn với báo Dân Sinh: “Tân Hoàng Minh là một doanh nghiệp lớn, không
bao giờ ‘mua danh ba vạn, bán danh ba đồng’ một cách thô thiển như vậy!”.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại
cách hành xử của ông Dũng trong một số lần đấu giá trước đây, người ta phát hiện
không dưới một lần ông Dũng đã “bán danh với giá ba xu” mà thôi.
Chuyện thứ nhất người ta nhắc tới là lần đấu
giá đôi choé Tứ Linh giá 6 tỷ đồng vào năm 2016.
Theo VnExpress, trong phiên đấu giá ngày 28
Tháng Năm năm 2016, cặp choé này được đề xuất giá khởi điểm là 900 triệu (sản
phẩm giá đấu cao nhất). Cuộc đấu giá sau khi trải qua 29 lần đấu giá qua lại giữa
hai đại gia bất động sản của Việt Nam là ông Đỗ Anh Dũng và ông Đỗ Quý Hải, người
thắng là ông chủ Tân Hoàng Minh với mức giá chốt là 6 tỷ 50 triệu đồng.
Tuy nhiên chỉ 10 ngày sau, ngày 6 Tháng Sáu,
ông Vũ Mạnh Hùng – người đại diện trả giá thay ông Đỗ Anh Dũng đã từ chối mua
tài sản nói trên.
Đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, ông Đỗ Anh
Dũng chỉ ủy quyền cho ông Hùng đi đấu giá với giới hạn tối đa 3 tỷ đồng. Tuy
nhiên, có thể trong quá trình đấu giá, ông Hùng do “hưng phấn” nên đã trả giá
cao hơn so với mức đã được giao.
Với quyết định hủy ngang này, Tân Hoàng Minh
chấp nhận bỏ cọc 50 triệu đồng và tài sản cặp chóe Tứ Linh sẽ được bán cho người
trả giá liền kề.
Dư luận không tin cho lắm lời biện hộ từ Tân
Hoàng Minh, vì không người đại diện nào dám trả giá gấp đôi mức giá đã được
công ty quy định cả.
Vụ “bán danh với giá ba xu” thứ hai của ông
Dũng liên quan đến miếng đất vàng diện tích 3,000 m2 tại số 23 Lê Duẩn,
quận 1, Sài Gòn vào Tháng Sáu năm 2015.
Lần đấu giá đó, ông Đỗ Anh Dũng đã vượt mặt 12
đại gia bất động sản khác, trúng với giá đấu cao nhất 1,430 tỷ đồng.
Tuy nhiên 5 tháng sau, Tân Hoàng Minh gửi đơn
đề nghị hủy kết quả đấu giá lên chính quyền thành phố, với lý do “phương án đấu
giá có sai phạm về bước giá”.
Vụ việc dùng dằng một thời gian thì đến Tháng
Sáu năm 2016, Tân Hoàng Minh lại đổi ý đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên.
Tuy nhiên, do quá thời gian quy định, nên ngoài số tiền trúng đấu giá tập đoàn
này phải nộp thêm hơn 260 tỷ đồng tiền phạt trễ hạn để được mua lô đất.
Trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2017 với
Vietnamnet, ông Dũng chia sẻ: “Là một cuộc đấu giá… trót thắng. Thực tế trong bối
cảnh các đại gia ngồi với nhau, ai cũng có chút bốc đồng dẫn đến quá đà”.
Ông Dũng phải thừa nhận rằng ông đã thất bại
trong cuộc đấu giá mua khu đất 23 Lê Duẩn, vì “giá thắng cuộc quá cao”!
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/01/01-Tan-Hoang-Minh-04.jpg
Đỗ Anh Dũng – chủ tịch
Tân Hoàng Minh
Đất vàng Thủ Thiêm
có khả năng rơi vào tay các ông chủ có gốc gác từ phương Bắc
Trước đây, ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch kiêm tổng
giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh – từng tuyên bố quyết tâm tham gia đấu giá vì
lòng tự hào dân tộc trỗi dậy, không muốn để đất vàng rơi vào tay nước ngoài.
Ông nói:
“Nếu tôi bỏ cuộc, thì lô đất 3-12 này là lô đất
được đánh giá đẹp nhất Thủ Thiêm sẽ thuộc về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong suy nghĩ của tôi lúc đó trào lên lòng tự hào dân tộc, danh dự của các tập
đoàn đầu tư bất động sản trong nước, mà tôi là một trong những số đó. Nên tôi
đã quyết tâm trả giá cao hơn 3% (700 tỷ đồng) để giành quyền trúng đấu giá lô đất
này”.
Bây giờ ông Dũng đơn phương chấm dứt hợp đồng
mua lô đất thì sẽ bị mất cọc gần 600 tỷ đồng. Công ty trả giá cao thứ nhì sẽ được
mua lô đất với giá đã trả nếu vẫn có nhu cầu mua lô đất trên.
Được biết, trong phiên đấu giá ngày 10 Tháng
Mười Hai năm 2021, với lô đất 3-12, Công ty Capital One Financial chính
là đơn vị đã trả giá cao thứ hai, sau Công ty Ngôi Sao Việt của Tân Hoàng Minh.
Hai đơn vị liên tục rượt đuổi gay cấn và đến lần thứ 69, Capital One Financial
đưa ra mức giá 23,800 tỷ đồng. Chưa kịp đợi đấu giá viên thông báo “23,800 tỷ đồng
lần thứ nhất”, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng lập tức kêu giá 24,500 tỷ đồng, khi đó
Capital One Financial mới chấp nhận thua cuộc.
Capital One Financial được thành lập vào Tháng
Chín năm 2018, có trụ sở tại tòa nhà Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, phường Bến
Nghé, quận 1, Sài Gòn, với số vốn điều lệ 1,500 tỷ đồng, gồm ba cổ đông người gốc
Hoa là Tổng Giám đốc Trương Hồng Võ (nắm 40%); Lâm Xương Diệu (26,7%) và Lý Vĩ
Hiền (33,3%). Doanh nghiệp này chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư.
Một nguồn tin giấu tên nhận định rằng, phút “bốc
đồng” của ông Dũng hiện đang bị áp lực “sửa sai” bằng bức “tâm thư” xin rút
lui, nhường sân khấu cho Capital One Financial của những ông chủ có gốc từ
phương Bắc.
Theo nhận định từ nguồn tin này, việc Tân
Hoàng Minh xin từ bỏ quyền mua miếng đất vàng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã
được “duyệt” trước, bức “tâm thư” chỉ là một bàn trình diễn của ông Dũng mà
thôi. Số tiền 600 tỷ phải đóng cho nhà nước, Tân Hoàng Minh sẽ được nhận lại từ
một nguồn tiền bí mật đến từ phương Bắc.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nhận định một chiều,
không có gì chắc chắn đúng. Chúng ta cứ chờ xem, tuồng hay vẫn còn ở phía trước.
(Tổng hợp)
------------
Tổng
hợp từ các nguồn:
https://thanhnien.vn/tan-hoang-minh-chinh-thuc-rut-khoi-thu-thiem-post1420231.html
https://tienphong.vn/dau-gia-dat-ngan-ty-o-thu-thiem-lieu-co-bat-thuong-post1402259.tpo
No comments:
Post a Comment