Friday, 28 January 2022

MỸ TÌM CÁCH BẢO VỆ NGUỒN CUNG NĂNG LƯỢNG CHO CHÂU ÂU NẾU NGA TẤN CÔNG UKRAINE (Reuters)

 




Mỹ tìm cách bảo vệ nguồn cung năng lượng cho châu Âu nếu Nga tấn công Ukraine

Reuters

26/01/2022

https://www.voatiengviet.com/a/my-tim-cach-bao-ve-nguon-cung-nang-luong-cho-chau-au-neu-nga-tan-cong-ukraine/6412827.html

 

https://gdb.voanews.com/09b10000-0a00-0242-3665-08d9e029203d_w1023_r1_s.jpg

Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đến Phi trường Quốc tế Boryspil, bên ngoài Kyiv, Ukraine, ngày 25/1/2022.

 

Các nhà lãnh đạo phương Tây tăng cường chuẩn bị cho bất cứ hành động quân sự nào của quân đội Nga tại Ukraine vào ngày 25/1, với việc Mỹ chú trọng đến làm cách nào bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng và Anh thúc đẩy những nước châu Âu khác sẵn sàng chế tài kinh tế.

 

Căng thẳng còn cao sau khi NATO ngày 14/1 tuyên bố đang đặt các lực lượng vào tình trạng ứng chiến và tăng cường lực lượng tại đông Âu, với nhiều tàu chiến và máy bay phản lực chiến đấu hơn để đáp ứng với việc Nga tăng cường quân đội gần biên giới Ukraine.

 

Nga, phủ nhận kế hoạch tấn công, nói đang theo sát với “quan ngại sâu sắc.” Phát ngôn viên Điện Kremlin, Mmitry Peskov, nhắc lại lập trường của Moscow là cuộc khủng hoảng là do những hành động của Mỹ và NATO, không phải là do Nga tăng cường binh sĩ.

 

Mỹ và Liên hiệp châu Âu đe dọa chế tài kinh tế nếu Nga mở cuộc tấn công và các lãnh đạo phương Tây nói đoàn kết là điều tối quan trọng dù có những khác biệt đã xuất hiện trong các nước châu Âu về cách thức đối phó tốt nhất.

 

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Anh đang thảo luận khả năng loại Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu với Mỹ, một trong nhiều biện pháp khả dĩ để trừng phạt nếu Moscow mở cuộc tấn công.

 

Tại Washington, các giới chức chính quyền Biden nói Mỹ đang thảo luận với các nước sản xuất năng lượng và các công ty trên toàn thế giới về khả năng chuyển hướng nguồn cung năng lượng nếu Nga xâm lăng Ukraine.

 

Phát biểu với các phóng viên, các giới chức không nêu tên các nước hay các công ty liên hệ đến những cuộc thảo luận hầu bảo vệ nguồn cung ứng cho châu Âu, nhưng cho biết bao gồm một loạt các nhà cung cấp, trong đó có cả những công ty bán khí đốt hóa lỏng.

 

EU phụ thuộc Nga vào khoảng một phần ba nguồn cung cấp khí đốt. Bất cứ sự gián đoạn về nhập khẩu nào từ Nga cũng sẽ làm tăng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay do thiếu hụt gây ra.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc lại ông không định gửi binh sĩ Mỹ tới Ukraine, vốn là nước chưa phải thành viên NATO, nhưng nhấn mạnh sẽ cứu xét việc áp đặt những chế tài trực tiếp lên Tổng thống Nga Vladimir Putin, và rằng sẽ có những “hậu quả to lớn” nếu Nga xâm lăng Ukraine.

 

Hoạt động quân sự

 

Nga có hàng chục ngàn binh sĩ gần Ukraine và đang đòi hỏi đảm bảo an ninh từ phương Tây, bao gồm việc NATO hứa sẽ không bao giờ thu nạp Ukraine.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, phát biểu tại Berlin ngày 25/1, nói sẽ tìm hiểu rõ ý định của Nga về Ukraine trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 28/1.

 

Ông Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhắc lại là Moscow sẽ phải trả một giá đắt nếu tấn công Ukraine.

 

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/1 nói hiện có khoảng 8.500 binh sĩ được đặt trong tình trạng báo động cao và đang chờ lệnh để triển khai trong khu vực, nếu Nga xâm chiếm Ukraine.

 

Cho đến nay NATO có khoảng 4.000 binh sĩ trong những tiểu đoàn đa quốc tại Estonia, Lithuania, Latvia và Ba Lan với sự yểm trợ của xe tăng, phòng không và tình báo cùng những đơn vị do thám.

.

---------------------------

.

.

Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu của Nga, từ chối đóng cửa khối NATO với Ukraina

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 27/01/2022 - 11:46

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220127-hoa-k%E1%BB%B3-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-nga-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%91i-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-kh%E1%BB%91i-nato-v%E1%BB%9Bi-ukraina

 

Trong văn bản trả lời gửi cho Nga hôm 26/01/2022, Hoa Kỳ đã bác bỏ một trong những yêu cầu chính yếu của Matxcơva, khi từ chối cam kết sẽ không thâu nhận Ukraina vào khối NATO. Tuy nhiên, Washington khẳng định đã đề nghị với Nga "một con đường ngoại giao nghiêm túc" để tránh một cuộc chiến tranh mới.

 

https://s.rfi.fr/media/display/78beec4c-7f4f-11ec-92fe-005056bfb2b6/w:1024/p:16x9/2022-01-26T192309Z_639404142_RC267S95U2H7_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-USA-BLINKEN.webp

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu về Nga và Ukraina trong cuộc họp giao ban tại bộ Ngoại Giao ở Washington, Mỹ, 26/01/2022 REUTERS - POOL

 

Hôm qua, cả Hoa Kỳ và Liên minh Bắc Đại Tây Dương đều đã trao các bức thư cho phía Nga, vốn đã đòi phải trả lời bằng văn bản những dự thảo hiệp ước mà họ đã đề nghị với các nước phương Tây vào giữa tháng 12 năm ngoái.   

 

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình:

 

Hoa Kỳ nhấn mạnh: Câu trả lời của họ là một con đường ngoại giao để tránh xung đột, nhưng vẫn với những lằn ranh đỏ mà ngoại trưởng Antony Blinken nhắc lại:

 

"Có những nguyên tắc căn bản mà chúng tôi đã cam kết ủng hộ và bảo vệ, trong đó có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và quyền của quốc gia này được chọn lựa tham gia các hiệp ước an ninh và các liên minh."

 

Nói cách khác, Washington không hứa là Ukraina sẽ không được gia nhập khối NATO và cũng không cam kết là Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ rút khỏi các quốc gia khác ở Đông âu.

 

Nhưng Mỹ sẵn sàng thảo luận về sự minh bạch của các cuộc tập trận ở châu Âu và về vấn đề kiểm soát vũ khí. Ông Blinken nói :

 

"Câu trả lời của chúng tôi với Nga vẫn giống như tôi đã nói ở Kiev, Berlin và Genève tuần trước. Chúng tôi vẫn mở cửa cho đối thoại, chúng tôi thiên về giải pháp ngoại giao. Chúng tôi vẫn sẵn sàng tiến bước mỗi khi có một khả năng trao đổi thông tin và hợp tác với nhau, nếu nước Nga đi theo con đường xuống thang trong căng thẳng với Ukraina và chấm dứt những lời lẽ hiếu chiến, chấp nhận thảo luận về an ninh tương lai của châu Âu, trong tinh thần đôi bên nhân nhượng nhau."

 

Tuy nhiên, trong cùng tuyên bố đó, ngoại trưởng Mỹ nhắc lại là việc cung cấp vũ khí cho Ukraina vẫn tiếp diễn, từ phía Hoa Kỳ cũng như từ các quốc gia châu Âu, đặc biệt là các nước thành viên khối NATO.

 

Mặt khác, hôm qua, Washington hôm qua lại kêu gọi các công dân Mỹ ở Ukraina nên "tính đến việc rời khỏi nước này ngay bây giờ" để tránh bị kẹt trong một vùng chiến sự.

 

-----------------------------------

.

.

NATO trả lời Nga và kêu gọi đối thoại

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 27/01/2022 - 11:06

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220127-nato-tr%E1%BA%A3-l%E1%BB%9Di-nga-v%C3%A0-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i

 

Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) một lần nữa thuyết phục Nga đối thoại, nhưng vẫn không chấp nhận đòi hỏi của Matxcơva muốn khối này từ bỏ kết nạp các thành viên mới, có thể ảnh hưởng đến an ninh của Nga. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua 26/01/2022, cho biết khối này vẫn "chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất" trong trường hợp hai bên không tìm được tiếng nói chung.

 

https://s.rfi.fr/media/display/61a1999c-7f54-11ec-bb9c-005056a90284/w:1024/p:16x9/2022-01-20T110545Z_1746919763_RC2QXR9F8IP4_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-RUSSIA-NATO.webp

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Bỉ, ngày 12/01/2022. REUTERS - JOHANNA GERON

 

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet cho biết thêm :

 

Các đề xuất của NATO đã được ký bởi ba mươi quốc gia thành viên và đã được gửi tới Matxcơva. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng đối với Liên minh, điều cơ bản là khôi phục đối thoại với Nga, mở lại cơ quan đại diện ngoại giao, cùng nhau kiểm soát vũ khí, nhưng cũng phải cho phép nhau tiến hành các cuộc thanh tra trong các cuộc diễn tập lớn.

 

Ông Stoltenberg nói : « Việc Nga tăng cường triển khai binh lính sẵn sàng chiến đấu ở Belarus chính là lý do tại sao chúng tôi cần kiểm tra và thấy được sự minh bạch về các cuộc tập trận. Bởi vì chúng tôi đã thấy trước đây, chúng tôi đã thấy ở Crimée vào năm 2014, chúng tôi đã nhiều lần chứng kiến rằng quân đội ở mức độ báo động cao trong lúc luyện tập là một ngụy trang để phát động một cuộc tấn công. »

 

Ngoài việc cáo buộc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự xung quanh Ukraina, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương còn từ chối các yêu cầu của điện Kremlin bằng cách khẳng định rằng « chính sách mở cửa » của họ vẫn tiếp tục cho Ukraina và Gruzia một cơ hội, có thể là trong tương lai xa, gia nhập NATO.





No comments:

Post a Comment

View My Stats