Vinfast
bị phát hiện bịa tin tức để lừa đảo người Việt?
Tuấn Khanh
11 tháng 1, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/vinfast-bi-phat-hien-bia-tin-tuc-de-lua-dao-nguoi-viet/
Hình : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/01/vf-tai-ces-2022docx-1641791230968.webp
Mới đây, phát hiện của những người quan sát thời
sự tại Việt Nam đã chỉ ra nhiều điểm bất thường trong một bản tin quảng cáo về
sản phẩm của ông Phạm Nhật Vượng. Việc báo nhà nước ra sức quảng cáo cho về sự
“thu hút kỳ diệu” của xe điện Vinfast đang bị dân chúng vạch trần và chia sẻ khắp
nơi.
Vào ngày 10-1-2022, tờ báo Dân
Trí trong nước xuất hiện bài viết có tựa đề “Vinfast có thể là Tesla tiếp
theo của thế giới” ca ngợi hết lời hệ thống kinh doanh của Vingroup, và đặc biệt
nhấn mạnh các mẫu xe điện của ông Phạm Nhật Vượng đang “gây sốt” tại Mỹ. Báo
này trích dẫn một bản tin chưa đến 350 chữ của Humphrey Bwayo, một cây viết cộng
tác với tờ Autoevolution,
có cái tựa rất đình đám nhưng lại không bất kỳ có một phân tích nào cho thấy nội
dung liên quan đến dự đoán là “Tesla tiếp theo của thế giới”, tạo nghi vấn về một
bài viết được “mua” như thói thường của các hãng mới ra mắt.
Nguyên văn của báo Dân Trí viết “Giữa sân khấu
lớn ở Las Vegas, hãng xe Việt đã rầm rộ ra mắt cùng lúc 5 mẫu xe điện. 3 trong
số này – VF 5, VF 6 và VF 7 là những mẫu ô tô lần đầu tiên xuất hiện trước công
chúng, chỉ 2 tháng sau khi 2 mẫu bom tấn là VF 8 và VF 9 (tên cũ là VF e35 và
VF 36) gây sốt tại Los Angeles Auto Show 2021”.
Tờ báo này trích dẫn bản tin Financial Times,
tường thuật tham vọng của tập đoàn Vingroup trong kế hoạch bán ô tô điện tại Mỹ
và châu Âu trong năm nay. Trong cách dẫn cố ý mập mờ để người đọc Việt Nam hiểu
nhầm rằng bài báo này ca ngợi sản phẩm VinFast, khi trích dẫn tham vọng của
phía ông Phạm Nhật Vượng về việc tự đặt mục tiêu “trở thành một trong những
thương hiệu sản xuất xe điện hàng đầu trên thế giới”.
Bản tin Dân Trí dẫn lời công ty RPM ở Canada,
với bản phát hành truyền thông nguyên bản hiện không thể tìm thấy, nhưng được
cho là ca ngợi “chính sách thuê pin của VinFast”. Báo viết “Cách làm này, theo
đánh giá của trang báo Canada, giúp khách hàng có thể nâng cấp pin khi hệ thống
này xuống cấp theo thời gian. Việc tách biệt chi phí giữa pin và xe theo đánh
giá cùng có thể giúp nhà sản xuất việt Nam xây dựng mức giá tốt so với các đối
thủ cạnh tranh”.
Riêng về chính sách cho thuê pin với các sản
phẩm xe điện đã bán ở Việt Nam, được coi là đang nhận những lời chỉ trích nhức
nhối từ khách hàng. Các facebooker nhận định rằng đây được coi là một cách chạy
chữa cho việc thất bại với “chính sách thuê pin” ở ngay tại quê nhà, mà vốn lúc
này những lời tố cáo của người mua hàng xuất hiện nhiều nơi trên các trang mạng
Việt Nam.
Đáng chú ý, trong một đoạn ca ngợi Vinfast,
báo Dân Trí viết “Theo thống kê từ VinFast, sau 48 giờ mở bán, hãng đã nhận được
hơn 24.000 đơn đặt hàng cho hai mẫu ô tô điện VF 8 và VF 9 trên toàn cầu. Trong
đó, một doanh nghiệp Mỹ là Artemis DNA (công ty phân tích lâm sàng gene) đã thỏa
thuận đăng ký đặt hàng 100 chiếc xe điện VinFast phục vụ cho hoạt động công
ty”.
Số lượng “24.000 đơn đặt hàng” do Vinfast đưa
ra chưa được kiểm chứng, và cũng không có cách để kiểm chứng theo thời gian.
Nhưng về công ty Artemis DNA – được mô tả là một
công ty sinh học tại Mỹ – tức thì đặt mua ngay 100 chiếc xe của Vinfast, là điều
khiến nhiều người Việt tò mò và tìm hiểu.
Nhiều chuyên gia kinh doanh và marketing đã
trình bày trên trang facebook của mình về sự hoài nghi chuyện đặt hàng này, với
những câu hỏi cụ thể như:
– Công ty công nghệ sinh học thì cần gì nhiều xe thế?
– Việc mua một lúc 100 xe, nếu không phải là công ty cho thuê xe, là rất khó
hiểu với tư duy và tập quán kinh doanh ở Mỹ, vì thuê xe (leasing) sẽ hiệu quả
(cost effective) hơn sở hữu xe rất nhiều.
Trong việc tìm kiếm cái tên công ty Artemis
DNA, người ta nhận thấy địa chỉ nơi này chỉ làm dịch vụ xét nghiệm DNA, mà
trên trang web của công ty hoàn toàn không có phần nào hoạt động cụ thể. Mọi thứ
bị chựng ở đó và không có tin tức gì thêm, nhiều người đặt vấn đề rằng tên công
ty nào có vẻ như những web ma vẫn dùng để lừa gạt những người ở thế giới thứ
ba.
Công ty này được biết biết nằm ở Irvine,
California nhưng không có địa chỉ cụ thể. Một nhóm người Việt ở California theo
dõi tin tức cho biết họ đang tìm cách truy đến tận nơi – nếu có – để xác định
công ty đó như thế nào. Chi tiết được tìm biết thêm, chủ sáng lập công ty có vẻ
là một người Châu Á, tên Emylee
Thai, và có 39 nhân viên đang làm việc. So với 100 xe đặt mua cho cuối năm
2022, mà vẫn chưa biết các cơ quan kiểm định Hoa Kỳ đã cho phép đáp ứng các yêu
cầu để bán ra hay chưa, thì
thông tin quảng cáo của Vinfast nói trên có vẻ là tạo dựng.
Tạo những luồng thông tin giả, để lừa cả hệ thống
chính quyền và người dân Việt, vẫn là điều thường thấy ở Việt Nam sau 1975, kéo
dài cho đến nay, kể cả trong chính trị lẫn thương mại. Thậm chí, người dân Việt
nhiều lần còn phát giác các vụ lừa đảo tầm quốc tế được mua bài trên các tờ báo
nhỏ, hoặc trơ trẽn hơn, là trên cả trang quảng cáo nhưng giả như một bài viết độc
lập.
No comments:
Post a Comment