100
năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm và bí mật cần giải đáp
Hoàng
Hưng
Viết từ Sài Gòn, Việt Nam
4 tháng 1 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59869312
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17FEF/production/_122578289_15-11-1995-6.jpg.webp
Nhà thơ Hoàng Cầm và Hoàng Hưng
Xuân 2022 là kỉ niệm 100 năm ngày ra đời một tác giả
tài danh được mến mộ rộng rãi của văn học Việt Nam hiện đại: Hoàng Cầm
(22/2/1922- 2022).
Sửa văn Vũ Bằng hay lỗi
vì dấu ngoặc kép?
Dịch sách văn học Việt
Nam: Hay dở, khó dễ?
Sự nghiệp mà ông để lại cho hậu thế khá phong
phú, bao gồm nhiều vở kịch thơ và tập thơ, trường thi, văn xuôi…
Gia đình và thân hữu của cố tác giả được mến mộ
rộng rãi đã đề ra và đang thực hiện dự án "HC 100" với nhiều hoạt động.
Trong đó có việc xuất bản sách "Hoàng Cầm
Về Kinh Bắc" (nhóm biên soạn Hoàng Hưng, Nguyễn Thuỵ Kha, Phạm Xuân
Nguyên, Nguyễn Đình Toán, Bùi Huệ Chi), sách "100 bài thơ Hoàng Cầm"
(Nguyễn Thuỵ Ka, Lê Thiết Cương), lịch ảnh Hoàng Cầm (Nguyễn Đình Toán, Lê Thiết
Cương), và các buổi kỉ niệm, ra mắt sách tại Hà Nội và Thuận Thành quê ông.
'Về Kinh Bắc'
Hoàng Cầm được biết đến nhiều nhất là Nhà Thơ.
Và có thể khẳng định "Về Kinh Bắc" là tập thơ tiêu biểu nhất của ông
về tình ý, tâm sự, giọng điệu, thi pháp; là tác phẩm toàn bích và cũng nổi tiếng
nhất của ông vì gắn với những huyền thoại về cuộc đời, nghiệp thơ, phận thơ, mệnh
thơ của tác giả.
Về mặt thi pháp, Về Kinh Bắc là tập thơ thể hiện
nhất quán, rõ rệt nhất một lối thơ Hoàng Cầm của thời kỳ này, cũng là lối thơ
Hoàng Cầm nhất. Một âm điệu, một lối tạo hình, một kiểu dẫn dắt tuyến thơ, một
ngôn ngữ… riêng của Hoàng Cầm. Bao trùm tất cả, Về Kinh Bắc dựng lên một không
khí, một thế giới đặc biệt Hoàng Cầm, thế giới ảo-thực, cổ xưa-hiện tại, âm-dương,
ẩn-hiện giao hoà.
Cái còn lại và sống mãi của thơ Hoàng Cầm sẽ
là truyền thống văn hoá. Đặc biệt, tập thơ Về Kinh Bắc là một sử thi trữ tình độc
nhất vô nhị về văn hoá Kinh Bắc, vùng văn vật cổ xưa, cái nôi của văn hoá Việt.
Có thể gọi đó là một "bảo tàng phi vật thể"
về văn hoá Kinh Bắc, giống như tập thơ Cante Hondo của nhà thơ Federico Garcia
Lorca đã làm bất tử văn hoá vùng Andalusia của Tây Ban Nha.
Cho đến nay, giới hiểu biết âm nhạc vẫn ngạc
nhiên vì những bài dân ca quan họ Bắc Ninh đạt đến mức kinh điển với trình độ rất
cao mà rất ít ca khúc hiện đại nào sánh được. Thơ Hoàng Cầm cũng có những bài
trở thành kinh điển như thế, như chùm Cây-lá-quả-cỏ (Cây tam cúc, Lá diêu bông,
Quả vườn ổi, Cỏ bồng thi), Về với ta… Những bài thơ này còn ẩn chứa sự bí mật vừa
là tâm sự khó nói ra trong một thời kì lịch sử nhiều cấm kị, vừa mang màu sắc
huyền thoại và tâm linh, nên còn mời gọi sự khám phá.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4B57/production/_122578291_capture.jpg.webp
Hình bìa “Về Kinh Bắc”
Bí mật cần khám
phá
Con người Hoàng Cầm cũng là một bí mật cần được
khám phá của sự dung hợp giữa tính duy cảm và lí trí, tính đại chúng và tính
tinh hoa, tính truyền thống và tính sáng tạo, con người chiến sĩ và con người
nghệ sĩ… Đó cũng là một bí mật của thành công nghệ thuật trong thời kì bước vào
nghệ thuật hiện đại của Việt Nam.
"Hoàng Cầm Về Kinh Bắc" là một ấn bản đặc biệt, là một công trình tập hợp công sức của nhiều
người, bao gồm những cái chưa có trong các ấn bản trước đây của Hoàng Cầm: Văn
bản Về Kinh Bắc với những khảo dị qua những lần công bố, những bài viết quan trọng
về Về Kinh Bắc và thơ Hoàng Cầm chưa có trong các sách cũ, những tư liệu quí
báu liên quan đến việc sáng tác và công bố Về Kinh Bắc, những chân dung bằng
tranh vẽ, ảnh chụp phong phú của tác giả và các quan hệ thân thiết của ông, những
ca khúc, minh hoạ đã có và mới sáng tác dựa trên thơ Hoàng Cầm. Và với sự trình
bày công phu, có thể gọi là một ấn bản thơ-nghệ thuật ít có xưa nay.
Danh sách các tác giả của tập sách cũng nói
lên phẩm chất và sự phong phú của cuốn sách: ngoài tác giả chính là cố thi sĩ
Hoàng Cầm, có các cố tác giả Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Hoàng Lập Ngôn, Phạm Duy,
Lưu Văn Sìn, Phan Tại, Chu Văn Sơn; các tác giả Thích Nữ Chân Không, Hoàng
Hưng, Hữu Xuân, Nguyễn Thuỵ Kha, Trần Tiến, Nguyễn Đình Toán, Đỗ Lai Thuý, Phạm
Xuân Nguyên, Trần Thanh Cảnh, Nguyễn Đức Tùng, Lê Thị Thanh Tâm, Lê Hồ Quang;
các họa sĩ Chu Hồng Tiến, Đỗ Dũng, Ngô Thị Bình Nhi, Khoachim.
--------------------
Tác
giả bài viết Hoàng Hưng là một nhà thơ và phê bình thơ, chủ biên
sách "Hoàng Cầm về Kinh Bắc".
.
TIN LIÊN QUAN
Kỷ niệm với Phan Vũ cho
thấy ứng xử thời Nhân văn - Giai phẩm 'vẫn tái diễn'
18 tháng 7 năm 2019
.
Vầng hào quang trong di
sản văn hoá nhân loại
29 tháng 7 năm 2021
.
Nhà văn Nguyễn Viện và
tác phẩm mới "Thảo mai trên dốc gió"
8 tháng 7 năm 2021
.
Trí thức, văn nghệ sỹ Việt
Nam và trách nhiệm xã hội
5 tháng 8 năm 2021
.
Dịch sách văn học Việt
Nam: Hay dở, khó dễ?
6 tháng 2 năm 2019
.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
ra đi, để lại nhiều cảm xúc trân trọng
20 tháng 3 năm 2021
.
Sửa văn Vũ Bằng hay lỗi
vì một dấu ngoặc kép?
23 tháng 5 năm 2017
.
Đầu Xuân nói chuyện về
thi sỹ Đặng Đình Hưng và 'Một Bến Lạ'
12 tháng 2 năm 2021
No comments:
Post a Comment