Viên
chức Việt Nam sợ 'bị loại khỏi hệ thống' nếu chống tiêu cực?
BBC
News Tiếng Việt
5 tháng 1 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59858181
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
tái khẳng định quyết tâm chống tham nhũng, khi phát biểu ngày 5/1 tại một hội
nghị trực tuyến với các địa phương.
"Việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực đã nhiều lần nói rồi, chúng ta đang làm và quyết tâm làm. Tuần tới
chúng tôi tiếp tục họp Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, làm
liên tục, chứ không phải vì có dịch COVID-19 mà ngừng lại, dừng làm, không dám
xử lý cái nọ cái kia, quan điểm đó là không đúng," ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Chiến dịch chỉnh đốn Đảng, dưới sự lãnh đạo của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được đánh giá trở nên quyết liệt từ đầu nhiệm kỳ
Đại hội 12 năm 2016.
Các vụ xử án, kỷ luật Đảng, liên quan Đinh La
Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Bắc Son…, được cho là hiếm có
trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau trong
dư luận lý giải vì sao tham nhũng tiếp tục là vấn đề gây bức xúc ở Việt Nam.
Một luận văn tiến sỹ, ra năm 2017 của Vũ Anh
Đào, làm ở Victoria University of Wellington, New Zealand bằng tiếng Anh có tựa
đề "Tiền là tiên là phật: Investigating the Persistnece of Corruption
in Vietnam" nghiên cứu về tham nhũng trong lĩnh vực công ở Việt Nam,
được đăng tải trên trang academia.com (nguồn
tại đây).
Tác giả dựa vào tài liệu, dữ liệu phỏng vấn
người dân Việt Nam và giới chuyên gia trong nước trong lĩnh vực chống tham
nhũng, bao gồm chính trị gia, quan chức chính phủ cấp cao, nhà báo, học giả, tổ
chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
Việt Nam: 'Hối lộ và lót
tay quen dần dẫn tới tham nhũng lớn'
Việt Nam: Những kẻ tham
nhũng đang 'dè dặt hơn'
VN: Hoãn đại hội Đảng từ
cấp cơ sở, chống tham nhũng tiếp thế nào?
Theo nghiên cứu này đánh giá, tham nhũng ở Việt
Nam xảy ra dưới nhiều hình thức từ quấy rối ở cấp độ đường phố bởi cảnh sát
giao thông; giữa các công chức trong cơ quan chính phủ; cho đến giữa người dân
với nhau trong sinh hoạt hàng ngày qua các chi phí lót tay "dưới gầm
bàn" cho y tế, chăm sóc sức khỏe, học tập và nhiều dịch vụ khác...
Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam năm 2021
theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế
Nhận thức của người
dân về tham nhũng
Tác giả nghiên cứu này cho biết những người được
phỏng vấn tin rằng tham nhũng đã lan tràn ở Việt Nam; nó mang tính đặc thù và
có hệ thống.
Một người trong nghiên cứu nói rằng: "Tham nhũng ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động của cuộc sống
như một căn bệnh ung thư đã di căn khắp cơ thể."
Có hai loại tham nhũng điển hình ở Việt Nam,
theo nghiên cứu, là tham nhũng chính trị, lớn và có tổ chức, và tham
nhũng vặt liên quan đến đời sống hàng ngày.
"Tham nhũng vặt dường như là một vấn đề sâu rộng
thể hiện sự yếu kém và sơ hở của hệ thống công quyền. Tham nhũng lớn dường như
liên quan nhiều đến bản chất của hệ thống chính trị và quản lý kinh tế. Những vấn
đề này cần được khắc phục để giảm cơ hội cho các hoạt động tham nhũng," tác giả phân tích.
Tuy nhiên, không phải mọi người Việt Nam đều
nghĩ rằng tham nhũng vặt là một loại tham nhũng, mà chỉ coi đó là "nhũng
nhiễu" hoặc "gây khó dễ", nghiên cứu cho biết thêm.
"Những người được phỏng vấn nói chung khẳng định
rằng tham nhũng vặt được coi là vấn đề lớn. Tuy nhiên, các mức độ của tham
nhũng chính trị hiện nay được xem là nghiêm trọng hơn. Chính trị gia có thể
thay đổi hoặc đưa ra chính sách có lợi cho các nhóm lợi ích."
Ở Việt Nam, các bộ ngành thường ra chính sách
trong lĩnh vực họ quản lý, đồng nghĩa với việc họ "vừa đá bóng vừa thổi
còi".
Nghiên cứu này kết luận hệ thống tham nhũng ở
Việt Nam là một tập hợp chặt chẽ giữa sự sắp xếp và "sự hiểu biết". Hầu
hết những người được phỏng vấn nhấn mạnh những ai trong hệ thống mà không phục
tùng sẽ bị đá ra ngoài và phải tìm cách khác để kiếm sống. Điều đó làm cho nhân
viên chính phủ khó tránh khỏi tham nhũng vì họ cần công ăn việc làm để chăm sóc
gia đình.
Đầu tư công. Các dự
án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư luận chú ý nhiều
vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn.
Hối lộ và tham
nhũng
Một trong những hình thức tham nhũng nổi bật
nhất ở Việt Nam mà mọi người thường xuyên đề cập là việc "mua quan bán chức"
trong môi trường công. Nó được xem như "mẹ đẻ của tham nhũng", nghiên
cứu của Vũ Anh Đào chỉ ra.
Đây cũng là lĩnh vực phát sinh nhiều hối lộ.
"Hối lộ có thể được thực hiện bằng nhiều cách.
Thỉnh thoảng, các chuyển khoản có thể dưới hình thức du lịch hạng sang miễn phí
hoặc các bữa ăn sang trọng trong nhà hàng, tiền hay quà tặng giá trị hoặc thậm
chí là tình dục, chứ không chỉ là tiền," nghiên cứu trích
dẫn một người được phỏng vấn.
Nghiên cứu trích dẫn một viên chức chính phủ,
người này lấy dẫn chứng:
"Tôi từng biết một người không đủ điều kiện cho
một vị trí, nhưng ông ấy rất muốn có nó. Vì vậy, mỗi năm vào dịp Tết Nguyên
đán, ông và gia đình bay đến nhà sếp của mình để ăn tết với ông ấy. Ông ta chăm
sóc mọi thành viên trong gia đình sếp. Cuối cùng, trước khi nghỉ hưu, vị lãnh đạo
quyết định cất nhắc người này vào vị trí ông ta muốn."
Lót tay dưới gầm bàn
Chống tham nhũng
còn khó khăn
Nghiên
cứu của Vũ Anh Đào năm 2017 nêu ra một số trở ngại chính trong công cuộc chống
tham nhũng ở Việt Nam.
Thứ nhất, sự yếu kém của hệ thống
pháp luật chung.
"Một số người được phỏng vấn cho rằng
khung pháp lý quá thừa nhưng lại thiếu các quy định cần thiết. Trong khi nó có
nhiều quy định không cần thiết, nhưng một số khác lại thiếu tính cụ thể."
"Những người được phỏng vấn nhấn mạnh rằng
một số quy định tồn tại mà các cơ quan chính phủ không thể thực thi vì chúng
không thể áp dụng cho các trường hợp hiện có."
Thứ hai, sự yếu kém của Luật
Phòng, chống tham nhũng. Ví dụ, định nghĩa về tham nhũng ở Việt Nam chưa đủ để
làm rõ tất cả các hành vi tham nhũng.
"Định nghĩa về hành vi tham nhũng trong
pháp luật hiện hành là chưa phù hợp." Do đó, nghiên cứu đề xuất "nên
sửa đổi các định nghĩa này theo hướng giúp dễ dàng xác định các hành vi tham
nhũng, ngay cả khi không cần thiết phải mô tả chi tiết các hành vi đó."
Trách nhiệm chung nhưng không ai chịu trách
nhiệm chính.
"Về phòng, chống tham nhũng, 'trách nhiệm' được
quy định là trách nhiệm của toàn xã hội, nhiều cơ quan cùng tham gia nhưng
không cơ quan nào được giao nhiệm vụ cụ thể, nhất là phòng, chống tham nhũng. Cứ
cho là phòng chống tham nhũng thì ai cũng có trách nhiệm nhưng trên thực tế thì
không ai chịu trách nhiệm chính," tác giả phân tích.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Anh Đào, "thực
tế, hầu hết những người được phỏng vấn cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận
thức rõ điều gì tốt và không tốt cho đất nước, tuy nhiên, họ vẫn muốn duy trì
thể chế hiện tại và hệ thống phức tạp vì lợi ích của họ."
"Họ nhấn mạnh rằng bản chất của hệ thống chính
trị Cộng sản này là nhằm thu lợi nhuận tối đa bằng cách lợi dụng hệ thống khó
hiểu. Theo họ, gốc rễ của vấn đề là ở chính chế độ. Nó là chế độ độc tài toàn
trị và thể hiện qua sự can thiệp của các nhà lãnh đạo vào bất cứ điều gì duy
trì đặc quyền của giới lãnh đạo."
"Bằng chứng cho thấy cách thức hoạt động của
tham nhũng vặt, tham nhũng lớn hoặc tham nhũng chính trị trong hệ thống, phần
nào giải thích tình trạng tham nhũng dai dẳng ở Việt Nam, bởi vì hầu như tất cả
mọi người trong hệ thống đều tham gia đưa và nhận lại quả hoặc hối lộ, và họ có
lý do để làm như vậy. Hơn nữa, quan chức chính phủ có xu hướng nghĩ rằng ngừng
làm như vậy có nghĩa là bị loại trừ khỏi hệ thống."
"Điều đáng quan tâm là không ai tự coi mình là
một mắt xích trong một chuỗi tham nhũng có hệ thống," nghiên cứu kết luận.
Một nghiên
cứu khác, Phong vũ biểu Tham
nhũng Việt Nam 2019, dựa trên phương pháp nghiên cứu của Phong vũ biểu Tham
nhũng Toàn cầu của Minh bạch Quốc tế, nói người dân Việt Nam ngày càng quan ngại
về tham nhũng.
71% những người được hỏi trong khảo sát 2019
cho rằng họ có vai trò trong đấu tranh chống tham nhũng.
Tỷ lệ này tăng lên so với năm 2016 (55%) và
năm 2013 (60%) và là tỷ lệ cao nhất ghi nhận được cho đến nay về số lượng người
có quan điểm.
Tuy nhiên, gần một nửa cho biết họ không tố
cáo tham nhũng do sợ phải gánh chịu hậu quả.
Thêm một
nghiên cứu gần đây, Báo cáo Chỉ số PAPI
2020 (ra năm 2021), nói: Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Quảng Trị và Quảng Nam
là 5 tỉnh dẫn đầu trong ở chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả kiểm soát một số
hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức.
So với kết quả năm 2016, kết quả 2020 cho thấy
mối quan hệ thân quen trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước có xu hướng
giảm trên phạm vi toàn quốc. Rất có thể các cấp chính quyền chú trọng hơn tới
công bằng trong tuyển dụng công chức, viên chức, khảo sát này nói.
***
Xem thêm bài về tham nhũng ở Việt Nam:
‘Chống tham nhũng chịu sức
ép từ nhiều phía’
Chống tham nhũng: 'Trung
ương không bao giờ nhụt chí'
TBT Trọng: 'Tham nhũng giảm ở Việt
Nam'
Chủ tịch Trọng chủ trì họp
ban chỉ đạo chống tham nhũng
.
TIN LIÊN QUAN
Các vụ án tham nhũng lớn:
Tổng bí thư Trọng muốn tăng tốc điều tra, xét xử
25 tháng 11 năm 2020
.
"Đốt lò" cuối
năm ở TPHCM: Ông Tất Thành Cang bị khởi tố
16 tháng 12 năm 2020
.
Chỉ số CPI cho thấy tham
nhũng VN tệ đi dù có chiến dịch ‘đốt lò’
29 tháng 1 năm 2019
.
VN: Đảng chống tham nhũng
có làm xơ cứng bộ máy?
28 tháng 9 năm 2019
.
VN: ĐCS đang gặp khó xử
nào trong việc chống tham nhũng?
7 tháng 9 năm 2019
.
VN: 'Tham nhũng cấp cao
gây khủng hoảng niềm tin'
6 tháng 9 năm 2019
No comments:
Post a Comment