NỘI
DUNG :
Đức-Nga:
cơm không lành, canh không ngọt giữa Merkel và Putin
Thanh Hà
- RFI
Nga-Đức
: Xác nhận Navalny bị đầu độc bằng Novitchok, Berlin gây áp lực với Matxcơva
Tú Anh
- RFI
.
Đức nói chính trị gia đối
lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất Novichok
BBC Tiếng Việt
.
Tòa
Bạch Ốc từ chối quy trách nhiệm cho Nga về vụ đầu độc thần kinh
Cali Today
==============================================
.
Đức-Nga:
cơm không lành, canh không ngọt giữa Merkel và Putin
Thanh Hà
- RFI
Đăng ngày: 03/09/2020 - 14:00
Berlin có "bằng
chứng không thể chối cãi" là nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng
chất Novitchok. Vụ việc làm "dấy lên nhiều câu hỏi mà chỉ có chính quyền
Nga mới có thể và sẽ phải trả lời". Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo chiều ngày
02/09/2020 trực tiếp quy trách nhiệm cho Matxcơva "bịt miệng" đối thủ
chính trị của tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và thủ tướng Đức Angela Merkel trước cuộc
họp báo tại điện Kremlin, ngày 11/01/2020. Sputnik/Sergei Guneev/Kremlin
via REUTERS
Phải chăng đây là dấu hiệu rạn nứt trong mối quan hệ đặc biệt giữa hai
lãnh đạo Đức-Nga ?
Lời lẽ cứng rắn của thủ tướng Merkel nhắm vào Matxcơva khiến giới phân
tích bất ngờ vào lúc mà lãnh đạo Đức và Nga đã hai lần gặp nhau trong sáu tháng
qua, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động ngoại giao bị hạn chế
đáng kể. Giới quan sát thậm chí còn cho rằng, "bối cảnh địa chính trị hiện
tạo thuận lợi cho việc Đức và Nga sưởi ấm quan hệ". Thứ nhất, Berlin và Matxcơva
cùng đang trong tầm ngắm của chính quyền Trump. Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối dự án
đường ống dẫn khí Nord Stream 2 cho phép Nga nhân lên gấp đôi khối lượng khí đốt
cung cấp cho Đức, Berlin sẽ lơ là với khí đốt của Mỹ.
Điểm thứ nhì cho thấy có dấu hiệu Berlin và Matxcơva xích lại gần
nhau, đó là giữa tháng 8/2020 tại lâu đài Meseberg (cách thủ đô Berlin 70
cây số về phía bắc) thủ tướng Merkel và tổng thống Putin đồng ý là đôi bên
"cần đối thoại trên nhiều hồ sơ khác, từ Syria đến hạt nhân Iran và nhất là
tìm ra ngõ thoát cho tình hình Ukraina".
Trong một bài phân tích, báo Libération giải thích : quan hệ giữa Đức với
đồng minh thân thiết trong khối tự do là Hoa Kỳ càng xấu đi thì thủ tướng
Merkel càng cần khai thác mối quan hệ đặc biệt mà bà có được với nguyên thủ
Nga. Cả hai cùng là những chính trị gia kỳ cựu. 20 năm qua, Vladimir Putin liên
tục điều hành đất nước. Với Angela Merkel là 13 năm đứng đầu nội các. Cả hai
cùng sử dụng thành thạo ngôn ngữ của nhau và biết rất rõ về nước Đông Đức cũ.
Nhờ các yếu tố này, tiếng nói của thủ tướng Merkel được tổng thống Putin lắng
nghe.
Tuy nhiên cũng vì biết rõ nhau, nên đôi bên nắm được nhược điểm của
nhau. Theo nhà phân tích Stefan Meister chuyên gia về Nga và Đông Âu thuộc Viện
nghiên cứu GDAP của Đức, được Libération trích dẫn, Vladimir Putin xuất thân từ
hàng ngũ KGB cho nên ông "nắm giữ được những nhược điểm của đối phương và
khai thác những nhược điểm đó" để trục lợi.
Có điều sau nhiều năm giao tiếp với Angela Merkel, nguyên thủ Nga cũng
ý thức được rằng, không dễ bắt nạt được người đàn bà sắt thép này. Merkel và
Putin "tôn trọng lẫn nhau" và cả hai cùng là những nhà lãnh đạo
"thực dụng", ý thức được rằng "quyền lực của họ rất lớn trên trường
quốc tế".
Nhưng làm thế nào để đàm phán với Vladimir Putin mà không làm phương hại
đến quyền lợi kinh tế của Ukraina như trên hồ sơ đường ống dẫn khí Nord Stream
2, không tác động đến chính sách chung của châu Âu trừng phạt Nga sáp nhập bán
đảo Crimée của Ukraina ?
Thủ tướng Merkel cứng giọng với Nga vào thời điểm này, bởi Berlin biết
là về mặt kinh tế, Vladimir Putin trông cậy nhiều vào dự án Nord Stream 2. Như
phân tích của Kristine Berzina, chuyên về hồ sơ năng lượng và quan hệ xuyên Đại
Tây Dương, có dấu hiệu Matxcơva sẵn sàng có một cử chỉ để giảm bớt thiệt hại cho
Ukraina, khi mà khí đốt của Nga được chuyển sang châu Âu qua ngả Baltic.
Còn về mặt địa chính trị, dù đã đi được nhiều nước cờ quan trọng ở Địa
Trung Hải và đang chiếm thế thượng phong tại Syria, đã san bằng được phần nào bất
đồng với Thổ Nhĩ Kỳ..., nhưng chủ nhân điện Kremlin cần hậu thuẫn của Liên Âu để
phá vỡ chính sách trừng phạt của phương Tây, liên tục nhắm vào nước Nga kể từ
khi Matxcơva thôn tính bán đảo Crimée năm 2014.
Berlin hiểu rõ là, trong tất cả những vấn đề này, Nga cần có được một đối
tác quan trọng như là Đức. Do vậy không loại trừ khả năng vụ đầu độc nhà đối lập
Navalny chỉ là cái cớ để thủ tướng Merkel mặc cả với tổng thống Putin về một số
điểm khác, chẳng hạn như ngăn chận thảm họa nhân đạo tại Syria, nhằm tránh gây
ra một làn sóng người nhập cư khác ồ ạt đổ vào châu Âu.
***
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
Đức :
Mục tiêu can thiệp mới của Nga và Trung Quốc
.
Mỹ
dự tính trừng phạt mạnh dự án Nord Stream 2 nối Nga sang Đức
.
Vụ
Navalny nghi bị đầu độc: Phần Lan gỡ ngòi cho căng thẳng Nga–Liên Âu
------------------------------------------------------------
.
Nga-Đức
: Xác nhận Navalny bị đầu độc bằng Novitchok, Berlin gây áp lực với Matxcơva
Tú Anh
- RFI
Đăng ngày: 03/09/2020 - 11:42
Lãnh tụ đối lập Nga Alexei Navalny, đang được chăm
sóc trong một bệnh viện ở Berlin, bị đầu độc bằng hóa chất phá hoại não bộ thuộc
loại « Novitchok ». Trên đây là tuyên
bố của thủ tướng Đức Angela Merkel thứ Tư (02/09/2020).
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo về trường hợp nhà đối lập
Nga Navalny bị đầu độc, Berlin, Đức, ngày 02/09/2020. REUTERS - POOL
Chất độc thần kinh này đã từng được sử dụng vào năm 2018 trên lãnh thổ
Anh Quốc trong vụ mưu sát cựu điệp viên Nga Sergei Skripal. Theo thủ tướng Đức, sự kiện các
kết quả phân tích, xét nghiệm tìm thấy chất độc cực mạnh này đặt ra nhiều câu hỏi
nghiêm trọng mà chỉ có chính phủ Nga mới có thể trả lời và phải trả lời.
Trong khi các nước Tây phương yêu cầu Matxcơva phải nói sự thật, chính phủ Nga
nói là đang chờ Đức trưng bằng chứng.
Từ
Matxcơva, thông tín viên Étienne Bouche tường thuật :
"Vào thời điểm
này, Matxcơva chưa có thể trả lời Berlin. Đó là lời giải thích của phát ngôn
viên điện Kremlin, Dmitri Peskov chiều ngày thứ Tư.
Về mặt chính thức,
Matxcơva cho biết đã yêu cầu được tiếp cận các dữ kiện, các thông tin y tế của
phía Đức nhưng cho đến nay, vẫn chưa được đáp ứng. Kremlin cũng cam kết sẵn
sàng hợp tác toàn diện với Đức. Thế nhưng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga,
Maria Zarkharova, bác bỏ thẳng thừng các tuyên bố của Berlin và gọi các tuyên bố
của Đức là « ngoại giao loa phóng thanh ».
Cho đến nay, để biện
minh cho thái độ dè dặt của mình, Matxcơva cho là thiếu bằng chứng đầu độc. Các
bác sĩ Nga chăm sóc cho Alexei Navalny ở Siberi cũng loại trừ giả thuyết này .
Còn đối với những
người thân cận của nhà đối lập, ông bị đầu độc là điều chắc chắn. Ivan
Jordanov, một trong những cộng sự thân tín nhất của Alexei Navalny, xác quyết
: tìm thấy hóa chất loại Novitchok quy kết trực tiếp trách nhiệm của Nhà nước
Nga trong vụ đầu độc này" .
Tiếp theo tuyên bố của
Berlin, nhiều thủ đô Tây phương đồng loạt lên án chính quyền Nga. Liên Hiệp
Châu Âu lên án « một hành động hèn nhát », Roma, Luân Đôn yêu cầu
Matxcơva phải nói sự thật. Washington, Ottawa lên án và kêu gọi Nga giải thích.
Tại Đức, nhiều lãnh đạo chính trị và ngoại giao kêu gọi Châu Âu phản ứng
mạnh kể cả sử dụng « vũ khí kinh tế và khí đốt » theo nghĩa đình chỉ
dự án ống dẫn khí Bắc hải lưu số 2.
***
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
Vụ
Navalny : Pháp lên án « tội ác » đầu độc đối lập
Alexei
Navalny : Đức kết luận nhà đối lập Nga bị đầu độc
Navalny
bị đầu độc, Đức gây áp lực với Nga
---------------------------------------------------------------------
.
.
Đức nói chính
trị gia đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất Novichok
BBC Tiếng Việt
3 tháng 9 năm 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54006421
Đức nói có "bằng
chứng rõ ràng" rằng chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny đã bị đầu độc
bằng chất độc thần kinh Novichok.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A2F0/production/_114221714_whatsubject.jpg
Nhóm làm việc với ông nói rằng ông đã bị đầu độc theo lệnh của Tổng thống
Vladimir Putin.
Thủ tướng Angela Merkel cho biết ông Navalny là nạn nhân của âm mưu giết
người và thế giới sẽ tìm kiếm câu trả lời từ Nga.
Ông Navalny được đưa tới Berlin trong tình trạng hôn mê sau khi ngã bệnh
trên chuyến bay ở vùng Siberia của Nga vào tháng trước.
Nhóm làm việc với ông nói rằng ông đã bị đầu độc theo lệnh của Tổng thống
Vladimir Putin. Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này.
Người phát ngôn Điện Kremlin kêu gọi Đức trao đổi đầy đủ thông tin và
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phàn nàn rằng không có bằng
chứng đối với các cáo buộc về chất độc Novichok. "Sự thật ở đâu, công thức
ở đâu, ít nhất cũng phải có một dạng thông tin nào đó chứ?" bà Zakharova
nói.
Chất độc thần kinh Novichok đã được sử dụng để đầu độc cựu điệp viên Nga
Sergei Skripal và con gái ông ở Anh vào năm 2018.
Trong khi họ sống sót, một phụ nữ Anh sau đó đã chết trong bệnh viện.
Anh cáo buộc tình báo quân đội Nga đã thực hiện vụ tấn công đó.
Thủ tướng Boris Johnson lên án vụ tấn công mới nhất là "hết sức tệ".
"Chính phủ Nga bây giờ phải giải thích những gì đã xảy ra với ông Navalny
- chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác quốc tế để mang lại công lý," ông
Johnson nhắn trên Twitter.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7BE0/production/_114221713_whatsubject.jpg
Ông Navalny được đưa tới Berlin trong tình trạng hôn mê sau khi ngã bệnh
trên chuyến bay ở vùng Siberia của Nga
Sau khi chính phủ Đức công bố kết quả xét nghiệm chất độc được thực hiện
tại một phòng thí nghiệm quân đội, Thủ tướng Merkel cho biết hiện có "những
câu hỏi nghiêm trọng mà chỉ chính phủ Nga mới có thể và phải trả lời".
"Ai đó đã cố gắng bịt miệng [ông Navalny] và nhân danh toàn thể
chính phủ Đức, tôi lên án việc này bằng những gì mạnh mẽ nhất có thể."
Thủ tướng Merkel cho biết đại diện Nato của Đức và các đối tác EU đã được
thông báo về kết quả cuộc điều tra và họ sẽ quyết định có phản ứng chung và phù
hợp dựa trên phản hồi của Nga.
Chính phủ Đức cho biết vợ của ông Navalny là Yulia Navalnaya và đại sứ
Nga tại Đức cũng sẽ được thông báo về những phát hiện này.
Alexei Navalny là ai?
Tên tuổi của ông nổi lên nhờ việc phát hiện các vụ tham nhũng, gọi đảng
Liên hiệp Nga của Tổng thống Putin là "đảng của những kẻ đầu trộm đuôi
cướp". Ông đã bị bỏ tù vài lần.
Năm 2011 ông bị bắt và bỏ tù 15 ngày sau các cuộc biểu tình phản đối
gian lận bầu cử của đảng Liên hiệp Nga trong các cuộc bầu cử quốc hội.
Ông bị bỏ tù trong một thời gian ngắn tháng 7/2013 vì các cáo buộc biển
thủ công quỹ, những cáo buộc mà ông bác bỏ và nói chúng mang tính chính trị.
Ông tìm cách ra ứng cử trong bầu cử tổng thống năm 2018 nhưng bị cấm vì
từng bị kết án gian lận trước đây trong một vụ án mà theo ông là mang tính
chính trị.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5B9D/production/_114035432_mediaitem114035431.jpg
Ông Navalny ngã bệnh trên chuyến bay, một người phát ngôn
cho hay.
Ông Nalvany cũng bị giam 30 ngày tháng 7/2019 sau khi kêu gọi biểu tình
trái phép.
Ông bị ốm trong thời gian ở tù lần đó. Các bác sỹ chẩn đoán ông mắc
bệnh "viêm da do tiếp xúc" nhưng ông nói ông chưa bao giờ bị dị ứng
nặng, và bác sỹ riêng của ông cho rằng ông có thể bị tiếp xúc với "chất
độc nào đó". Ông Nalvany cũng nói ông tin rằng ông đã bị đầu độc.
Ông Navalny cũng bị bỏng hóa chất nặng ở mắt phải năm 2017 sau khi ông
bị tạt thuốc khử trùng.
Năm ngoái, tổ chức Quỹ Chống Tham nhũng của ông chính thức bị tuyên bố
là 'cơ quan nước ngoài'. Điều này cho phép nhà chức trách được quyền kiểm tra tổ
chức này nhiều hơn.
Những ai khác đã bị đầu độc?
Năm 2006, Alexander Litvinenko - một cựu sĩ quan tình báo Nga, người đã
trở thành nhà chỉ trích Điện Kremlin và trốn sang Anh - đã chết sau khi trà của
ông bị đầu độc bởi chất phóng xạ polonium-210.
Gần đây, nhà báo và nhà hoạt động đối lập Vladimir Kara-Murza cáo buộc
ông bị đầu độc hai lần bởi các cơ quan an ninh Nga. Ông suýt chết sau khi bị
suy thận vào năm 2015 và hai năm sau thì hôn mê suốt một tuần.
Một nhân vật khác chỉ trích Kremlin là Pyotr Verzilov, cáo buộc cơ quan
tình báo Nga đầu độc ông vào năm 2018, khi ông bị ốm sau một phiên tòa, mất thị
lực và khả năng giao tiếp. Ông cũng đã từng được điều trị tại bệnh viện Charité
ở Berlin, và nhờ Tổ chức Điện ảnh vì Hòa bình có trụ sở ở Berlin thu xếp chuyến
bay để đưa ông Navalny đến đó cấp cứu.
***
Tin liên quan
.
Alexei Navalny: Thủ lĩnh đối
lập Nga chống Putin được đưa sang Đức điều trị
22 tháng 8 năm 2020
.
Alexei Navalny: Lãnh đạo đối
lập Nga 'bị đầu độc'
20 tháng 8 năm 2020
---------------------------------------------
.
.
Tòa
Bạch Ốc từ chối quy trách nhiệm cho Nga về vụ đầu độc thần kinh
Cali Today
September 3, 2020
Tùy viên báo chí
Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany hôm thứ Năm lên tiếng chỉ trích vụ đầu độc nhà lãnh đạo đối lập Nga
Alexei Navalny là “đáng trách”, nhưng từ chối quy trách nhiệm trực tiếp về vụ việc cho chính phủ Nga hoặc
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
McEnany cho biết chính quyền Trump “vô cùng lo lắng” trước thông báo của
Đức hôm thứ Tư rằng chất độc thần kinh Novichok đã được tìm thấy trong hệ thống
của Navalny. Novichok đã được sử dụng để đầu độc các nhà bất đồng chính kiến
khác của Nga.
Tuy nhiên, bà không quy trách nhiệm rõ ràng cho Điện Kremlin về vụ tấn
công bằng chất độc thần kinh, thay vào đó nói rằng chính quyền sẽ nỗ lực để buộc
“những người ở Nga” chịu trách nhiệm về vụ việc.
“Chúng tôi vô cùng lo lắng trước kết quả công bố ngày hôm qua. Vụ đầu độc
Alexi Navalny là hoàn toàn đáng trách. Nga đã sử dụng chất độc thần kinh hóa học
trong quá khứ và chúng tôi
đang làm việc với các đồng minh của mình trong cộng đồng quốc tế để buộc những
người ở Nga phải chịu trách nhiệm”, McEnany nói , về cơ bản là lặp lại một
tuyên bố từ Hội đồng An ninh Quốc gia được công bố vào thứ Tư.
Navalny nổi lên nhờ việc phát hiện các vụ tham nhũng, gọi đảng
Liên hiệp Nga của Tổng thống Putin là “đảng của những kẻ đầu trộm đuôi cướp”.
Ông đã bị bỏ tù vài lần.
Năm 2011 ông bị bắt và bỏ tù 15 ngày sau các cuộc biểu tình phản đối
gian lận bầu cử của đảng Liên hiệp Nga trong các cuộc bầu cử quốc hội.
Ông bị bỏ tù trong một thời gian ngắn tháng 7/2013 vì các cáo buộc biển
thủ công quỹ, những cáo buộc mà ông bác bỏ và nói chúng mang tính chính trị.
Ông tìm cách ra ứng cử trong bầu cử tổng thống năm 2018 nhưng bị cấm vì
từng bị kết án gian lận trước đây trong một vụ án mà theo ông là mang tính
chính trị.
Nhà vận động chống tham nhũng đã ngã bệnh vào tháng trước khi từ Siberia
trở về Moscow. Các phụ tá của ông ngay lập tức nghi ngờ anh ta đã bị đầu độc. Chính
quyền Nga ban đầu cấm Navalny rời khỏi đất nước, nhưng cuối cùng anh ta đã được
chuyển đến Đức để điều trị thêm.
Trump đã giữ im lặng về vấn đề này, ngay cả khi ông tiếp tục lên
Twitter để công kích các đối thủ của mình và đưa ra suy nghĩ của mình về một loạt
vấn đề. Tổng thống đã phải đối mặt với những lời kêu gọi rộng rãi để đưa ra một
tuyên bố trực tiếp lên án cuộc tấn công vào Navalny, bao gồm cả từ cựu cố vấn
an ninh quốc gia của ông, John Bolton.
Các nhà lãnh đạo thế giới khác đã mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Nga giải thích .
“Thật phẫn nộ khi một
vũ khí hóa học đã được sử dụng để chống lại Alexey Navalny”, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tweet vào hôm thứ Tư . “Chúng tôi đã tận mắt
chứng kiến hậu quả chết người
của Novichok ở Anh.
Cựu Phó Tổng thống Joe
Biden hôm thứ Tư đã đưa ra một tuyên bố trực tiếp đổ lỗi cho Điện Kremlin về vụ
đầu độc Navalny.
“Một lần nữa, Điện
Kremlin đã sử dụng một loại vũ khí – trong một nỗ lực nhằm bịt miệng một đối thủ chính trị”, Biden nói.
Navalny vẫn được chăm sóc đặc biệt trong một bệnh viện ở Berlin.
No comments:
Post a Comment