Monday, 7 September 2020

DONALD TRUMP – KHI NƯỚC MỸ LẠC ĐƯỜNG VÀO LỊCH SỬ (Vo Tai TB)

 


 

DONALD TRUMP – KHI NƯỚC MỸ LẠC ĐƯỜNG VÀO LỊCH SỬ   

Vo Tai TB

03/09/2020  lúc 00:53 

https://www.facebook.com/tai.vo.737/posts/3918871831462215

 

Francis Fukuyama - tác giả quyển khảo luận nổi tiếng Hồi Kết Của Lịch Sử và Hậu Duệ Của Con Người (The End of History and the Last Man) (1) - đã đưa ra một luận kết đầy thú vị: Thể chế tự do dân chủ đã chiến thắng! Lịch sử - hiểu như một nổ lực chung của loài người đã tìm ra được cho mình một mô hình tổ chức xã hội tốt nhất- đến đây xem như là hồi kết. Thế kỷ hai mươi, con người đã tìm ra được cho họ một mô hình chính trị để kết thúc hết tất cả mọi mô hình! Trãi qua một tiến trình dài của lịch sử, con người đã thử nghiệm hầu như gần hết tất cả mọi hình thái tổ chức chính quyền mà họ có thể nghĩ ra được – từ hình thái tổ chức xã hội sơ khai của những bộ lạc săn bắn trồng trọt, đến thể chế thần quyền, thể chế quân chủ, thể chế độc tài quân phiệt, thể chế chuyên chế, thể chế phát xít, thể chế cộng sản,… – thế kỷ hai mươi đánh dấu sự kết thúc hết tất cả mọi thử nghiệm với sự ra đời của nhà nước tự do dân chủ - có thể nói là một hình thái tổ chức chính quyền tốt nhất từ xưa đến giờ.

 

Dĩ nhiên không phải ai cũng đồng ý với lập luận lạc quan của giáo sư Francis Fukuyama – đặc biệt là những trí thức và các triết gia có khuynh hướng Marxist. (2)

 

Francis Fukuyama lý luận tiếp: Thách thức lớn nhất của thể chế tự do dân chủ là Chủ Nghĩa Cộng Sản, nhưng Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chứng minh nó hoàn toàn thất bại. Lịch sử đã chôn vùi Chủ Nghĩa Cộng Sản vào tro bụi như đã chôn vùi những thể chế trước đó. Cái còn lại của Chủ Nghĩa Cộng Sản ngày nay chỉ là một sự biến tướng: Cộng Sản không ra Cộng Sản, Tử Bản không ra Tư Bản. ” Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa – không phải là một biến tướng nhập nhằng thì là cái gì? Có khác gì nói rằng Chủ Nghĩa Quân Chủ cũng giống như là Chủ Nghĩa Dân Chủ? Chủ Nghĩa Cộng Sản không thể tự nó tồn tại được nên phải vay mượn hệ thống “kinh tế thị trường” của tư bản để tồn tại. Khi một ý thức hệ, một nhà nước, một chính quyền tự thân nó không thể đứng vững nổi trên những giá trị nền tảng của nó mà phải nương nhờ vào một thế lực khác – mà thế lực này lại là một thế lực thù địch – sớm hay muộn nó cũng phải đi tìm số phận của nó.

 

Ảnh hưởng bởi truyền thống triết học sử quan của Freidrich Hegel, Francis Fukuyama nhìn lịch sử như là một tiến trình của tiến hoá. Loài người chúng ta không phải là kết quả của một cuộc chuyển hoá từ vượn mà lên đó sao? Thể chế tự do dân chủ cũng thế. Chúng ta đã đi qua bao nhiêu xương máu trãi nghiệm – đào thải và sàng lọc – mới tìm ra được cho mình một mô hình DO CON NGƯỜI, CỦA CON NGƯỜI VÀ VÌ CON NGƯỜI MÀ PHỤC VỤ (3) để rồi ai cũng hài lòng và để ai cũng kỳ vọng.

 

Freidrich Hegel nhìn lịch sử như là một tất yếu của nổ lực (history as a will). Lịch sử có thể có đầy những sự kiện ngẫu nhiên và rời rạc nhưng nó không xảy ra một cách hỗn độn lung tung không có chủ đích. Lịch sử đúng là một cuộc sinh hoạt của con người – có nhiều sự kiên xảy ra không mục đích như một cá nhân con người cũng có lúc chúng ta làm một việc gì đó chỉ để làm, hay là chỉ để phản ứng, nhưng không vì thế mà có thể kết luận rằng con người là những cá thể không mục đích, không đối tượng và rằng một chuỗi dài của đời sống chúng ta chỉ như là một con thuyền không máy, không tài công, không hải bàn, không đích đến, trôi đâu thì trôi, dạt đâu thì dạt. Không! Lịch sử là một cuộc sinh hoạt của lý trí và ý chí. Hegel nhấn mạnh.

 

Lịch sử là một ý chí tập thể. Lịch sử là một nổ lực tập thể. Lịch sử là một cuộc vận hành tập thể. Khi ý chí tập thể đó đã tìm ra được cho mình một mô hình khả dĩ ai cũng đều có thể chấp nhận được và xem nó như là một mẫu mực, sự tồn tại của một ý chí chung đó không còn lý do để hiện hữu nữa. Sự cố gắng chung đó không cần thiết nữa. Kết thúc của một nổ lực, một ý chí cũng là kết thúc một hành trình đi tìm. Lịch sử kết thúc được hiểu như một tiến trình như thế và được kết thúc như thế.

 

Những khái niệm và giá trị mà chúng ta có được ngày hôm nay: tự do, dân chủ và công bằng không phải là những giá trị ngẫu nhiên hay tình cờ mà có được. Đó là cả một quá trình tiến hóa và vận hành của tư tưởng chung. Không phải tự nhiên mà con người có được một nhà nước pháp quyền nếu họ đã không trãi qua những thể chế bất hảo trước đó, để rồi phát hiện ra những khuyết điểm, những giới hạn, những bất cập và dĩ nhiên bất nhân rồi từ khước nó, lật đổ nó, xoá bỏ nó để tiếp tục đi tìm một mô hình khác để bổ khuyết và để thay thế, để rồi chúng ta có được một xã hội tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn và nhân bản hơn.

 

Một mộ hình tổ chức chính quyền như Mỹ và thế giới tự do ngày nay không phải là một tình cờ hay một ngẫu nhiên của lịch sử. Từ trên trời rơi xuống. Nó là cả một chiều dài của nổ lực trí tuệ chung và sự vận hành không mệt mỏi của ý chí chung mà con người chúng ta đã tìm thấy ra.

 

Nhưng chỉ trong một ngày…

 

Ngày 8 tháng 11 nămm 2016 nước Mỹ trở thành một quốc gia hoàn toàn khác. Thể chế tự do dân chủ lần đầu tiên bị một người đại diện cao nhất – Tổng Thổng Mỹ - sẵn sàng hủy diệt nó với bất cứ giá nào, miễn làm sao Trump và bè nhóm giành phần chiến thắng. Trump tấn công vào những giá trị cốt lõi của thể chế dân chủ không một chút lưỡng lự về hậu quả. Trump nã đạn vào những định chế của dân chủ như người ta dội bom lên những thành quách của quân thù.

 

Người ta không những kinh ngạc tại sao một thể chế dân chủ với dân trí cao như Mỹ lại bầu chọn Trump, nhưng còn ngạc nhiên hơn nữa tại sao một kẻ được lớn lên và được giáo dục trong lòng một thể chế như thế lại có thể hành xử như thế? Thể chế dân chủ có còn là một mẫu mực chung không? Nó có còn thật sự là một mô hình chính trị lý tưởng như Francis Fukuyama đã từng lạc quan không, hay bây giờ nó là một mối đe doạ cho sự sống còn của nhân loại khi chính nó - như là một biểu tượng - đang bị sụp đổ?

 

Hai giáo sư chính trị học ở đại học Harvard, Steven Levitsky and Daniel Ziblatt, đồng tác giả quyển Thể Chế Dân Chủ Đã Chết Như Thế Nào (How Democracies Die) nhận xét về Trump: “Ông ta đang phá nát những giá trị chuẩn mực của nền dân chủ và ông ta đang đẩy nhanh tiến độ phá hủy này. May mắn là các định chế của nền dân chủ chúng ta quá mạnh nên Trump chưa thể phá hủy được, nhưng chắc chắn sẽ gây ra một hậu quả cho tương lai.” Trump sẵn sàng chính trị hóa nền pháp trị của Mỹ chỉ nhằm để bảo vệ ông ta và chống lại đối thủ của mình. Hãy nhìn cái cách mà ông khống chế Bộ Tự Pháp và cái cách mà ông ta thâu tóm quyền lực của cơ quan FBI là đủ thấy: Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp của Mỹ bị đuổi vì ông ta không chịu làm việc theo ý của Trump. Hai cựu giám đốc FBI, James Comey và Andrew Macabe cũng bị đuổi vì “không trung thành” và muốn điều tra hành vi phản quốc, nối giáo với giặc (Putin) của Trump. Cách điều hành chính quyền của Trump chỉ thể có trong các thể chế độc tài (4).

 

Trong thể chế dân chủ, tự do báo chí và bầu cử tự do được xem như là hai định chế cốt lõi nhất và quan trọng nhất. Không thể có một nền dân chủ thật sự nếu không có tự do báo chí và tự do bầu cử! Nhưng Trump không xem báo chí là gì cả. Trump tấn công, sĩ nhục, trù dập và lên án nền tự do báo chí của Mỹ không khác gì hơn cách mà các lãnh tụ độc tài đối xử với báo chí tự do và những đòi hỏi về bầu cử tự do của người dân trong các thể chế này, chỉ vì hệ thống truyền thông của Mỹ dám đối diện và dám vạch trần bộ mặt gian manh của Trump. Chỉ có khác một điều là Trump không thể (chưa thể) bỏ tù và bắt giam các phóng viên vì các định chế bảo vệ một hệ thống truyền thông tự do của Mỹ vẫn còn quá mạnh.

 

Trump đã hơn một lần nói rằng: “truyền thông báo chí là kẻ thù của người dân.” (5). Có tin nỗi một tổng thống, một lãnh đạo của một thế chế tự do dân chủ đã nói như thế không? Những người đấu tranh cho tự do báo chí, tự do tôn giáo, đa nguyên đa đảng… mà lại đi cuồng Trump, thờ Trump, phù Trump nghĩ gì về tuyên bố này của Trump?

 

Trump không ngớt tấn công vào hệ thống bầu cử của Mỹ và tuyên bố rằng đó là một hệ thống gian lận và giả hiệu… nếu ông thất bại. Chính cái hệ thống này đã bầu Trump lên làm tổng thổng, nhưng cũng chính cái miệng của Trump lại tuyên bố rằng hệ thống bầu cử này là giả hiệu, chỉ vì có thể ông sẽ thất cử (6). Phục vụ cho ta. Làm cho ta thắng lợi thì tốt, thì hay. Ngược lại …thì đó là kẻ thù, là thế lực thù nghịch. Nghe có quen không? Có đọc ở đâu đó những lý luận như thế này chưa?

 

Một giáo sư đại học khác về lý thuyết chính trị, Nic Cheeseman, đã có một nhận xét về Trump: “Vấn đề của Trump không chỉ là ông đã thất bại trong việc xiển dương thể chế tự do dân chủ, mà ông ta còn hành xử như những lãnh tụ độc tài để đánh phá thể chể dân chủ.” (7)

 

Nhận xét của ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, tuy ngắn gọn nhưng có lẽ đầy đủ nhất về Trump: Trump đã ném vào thùng rác tất cả thiết chế, cơ quan của Hoa Kỳ - truyền thông, Quốc hội, Tòa án, các cơ quan chính phủ - và làm gián đoạn việc kiểm tra và cân bằng giữa chúng. Trump đã làm suy yếu các giá trị dân chủ, sự văn minh và lòng khoan dung và tôn trọng lẫn nhau. Trump đã thoái vị khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ đến mức nước Mỹ không còn là "ngọn hải đăng trên ngọn đồi" như trước. (8)

 

Trump sẵn sàng nả đạn vào các giá trị của thể chế dân chủ cho nên không có gì ngạc nhiên khi ông ta không lên án các hành động đàn áp những người biểu tình vì tự do vì dân chủ. Trump gọi những người tranh đấu cho quyền bình đẳng ở Mỹ là bọn cướp, bọn trộm cắp, bọn côn đồ, bọn du côn (9). Trump gọi những người tranh đấu cho cho tự do và dân chủ ở Hồng Kông là những kẻ bạo loạn (10).

 

Trong chuyến đi gặp gỡ nhiều nhân vật lãnh đạo ở Châu Á, trong đó có Việt Nam, Trump không một lời nhắc tới nhân quyền (11). Khi Trump đến Phillipines Trump cũng không thèm đá động gì tới chính sách “bắn lầm hơn bỏ sót” của tổng thống Duterte (12). Chính sách thà giết lầm hơn bỏ sót nhằm triệt hạ hệ thống buôn bán ma tuý của tổng thống Duterte của Phillipines đã giết chết hàng ngàn người vô tội nhưng kết quả không những không làm trong sạch được nước Phillipines mà chỉ để lại những đám tang và những giòng nước mắt. Trump không quan tâm.

 

Khác với Trump, khi đến Việt Nam, Obama không những không ngại áp lực của chính quyền Việt Nam khi đề cập đến vấn đề nhân quyền mà Obama còn bỏ thời gian trong lịch trình bận rộn của mình, cùng với Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ ông John Kerry để gặp gỡ, lắng nghe những quan tâm của những người bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam (13). Còn Trump? Trump đã làm gì khi đến Việt Nam? Trong bài diễn văn của Trump khi đến Việt Nam KHÔNG CÓ MỘT CHỮ, KHÔNG CÓ MỘT LỜI đề cập tới nhân quyền (14).

 

Freedom House, một tổ chức lưỡng đảng (bipartisan) chuyên về theo dõi tình trạng nhân quyền khắp thế giới, mỗi năm đều xuất bản một báo cáo dưới tên gọi là Freedom in the World (Tự Do Trên Thế Giới). Tồ chức này không phải của Đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ nên các thông tin và đánh giá đưa ra của tổ chức này đều được xem như là khách quan nhất và chuẩn mực nhất nên đều được các nhà làm chính sách, học giả, giáo sư dùng để tham khảo. Khi đề cập đến nước Mỹ dưới thời Trump, tổ chức Freeodom House đã đưa ra như thế này: “Trump là mối đe doạ khủng khiếp nhất đối với nền tự do dân chủ mà chúng ta chứng kiến được trong lịch sử cận đại.” Bản báo cáo viết tiếp: “Trump tấn công vào các định chế và những giá trị truyền thống cốt lõi như định chế phân quyền, tự do báo chí, nền tư pháp độc lập vì công lý, các định chế chống tham những, và tai hại nhất là sự phỉ nhổ vào hệ thống bầu cử.” (15). Nhận xét này hoàn toàn đúng và chính xác như những gì đã diễn ra dưới thời Trump mà tôi đã dẫn chứng ở trên, như: Trump đòi giải tán quốc hội Mỹ (16). Trump cho rằng báo chí là “kẻ thù của dân chúng” (17). Một nền tư pháp chỉ để phục vụ Trump (18) và hệ thống bầu cử tự do là giả hiệu nếu Trump không đắc cử (19).

 

Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi sử gia Jon Meachan, một sử gia chuyên nghiên cứu về các đời tổng thống Mỹ đã nói như thế này về Trump: Nếu Trump là tổng thống của chúng ta trong buổi đầu dựng nước, tôi không tin rằng chúng ta có thế còn tồn tại đến ngày hôm nay ("If we had had this guy in the early days of the Republic, I'm not entirely sure we would have survived.") (20)

 

Nước Mỹ không còn là một biểu tượng, một tiền đồn của thế giới tự do dân chủ.

Không còn trông mong kỳ vọng gì nữa. Mạnh ai nấy lo. Thân ai nấy lo. Nước Mỹ nó lo cho nó còn chưa xong, còn trông mong cái gì và hoài vọng cái gì nữa?

 

Cựu tổng thống Ba Lan, Lech Walesa, cựu lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết và một biểu tượng của những giá trị tự do dân chủ ở hạ bán thế kỷ 20 mươi ở Châu Âu, đã nói về Mỹ dưới thời Trump: “Một thế giới hỗn độn. Một cường quốc mạnh nhất không đóng được vai trò lãnh đạo.” (21)

 

Tự do dân chủ có thể chỉ là một ý niệm như bao nhiêu ý niệm. Không còn lý do gì để kỳ vọng, không còn một chỗ nào đễ đặc niềm tin. Ý thức con người và ý chí con người tự thân nó cũng chẳng khác gì như những khái niệm nó đã sản sinh ra.

 

Những khái niệm của ý chí!

 

Như lịch sử, lại như là một cuộc lên đường, như từ bao giờ cho đến bây giờ!

 

Một mô hình chính trị lý tưởng nhất, tốt đẹp nhất để mọi người mọi nơi cùng chấp nhận và cùng hướng tới và để để bánh xe lịch sử không còn phải quay nữa phải là một mô hình ngoài việc phát hiện được được, xiển dương được, mà còn phải bảo vệ được những giá trị nhân bản của con người và đấu tranh cho những giá trị nhân bản đó được lan rộng.

 

Nước Mỹ đã thất bại khi bầu chọn Trump. Lịch sử đã đi lạc đường. Ý chí như một nổ lực tuyệt vọng! Trump như một con người – nếu ai biết về cuộc đời hắn thì chẳng có gì ngạc nhiên – là một sự phá sản của tư tưởng và ý thức hệ, y như một con người trong đời thật của Trump.

 

Nếu như Hegel đúng và tinh thần lạc quan của Fukuyama là tinh thần chung của loài người chúng ta thì chúng ta cũng chẳng có gì phải thất vọng. Chúng ta phải lên đường tiếp. Thể chế tự do dân chủ có lẽ chỉ là một trạm dừng chân trong một cuộc hành trình dài đầy mệt mỏi. Bánh xe lịch sử phải tiếp tục quay như một định nệnh và chúng ta còn phải tiến tục lên đường cho đến khi nào chúng ta tìm được một mô hình để kết thúc hết tất cả mọi mô hình.

 

Ba Chín Hai Mươi

Vo Tai TB

 

------

Ghi chú:

 

(1) Francis Fukuyama, 1992, The End of History and The Last Man, Avons Book, New York

 

(2) Karl Marx “mượn” triết học của Hegel. Nhưng biện chứng của Marx là chủ nghĩa tư bản không phải là một mô hình cuối cùng, nhưng mô hình này chỉ như là một tiền đề mới. Chủ Nghĩa Cộng Sản mới thật sự là một hình tổ chức xã hội cuối cùng của loài người.

 

(3) Diễn theo bài diễn văn đọc tại Gettysburg của TT Abraham Lincoln khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc: một chính quyền lập ra bởi người dân, làm chủ bởi người dân và để phục vụ cho người dân sẽ trường tồn mãi mãi.” (that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth)

 

(4) https://www.npr.org/2018/01/22/579670528/how-democracies-die-authors-say-trump-is-a-symptom-of-deeper-problems

 

(5) https://www.nytimes.com/2017/02/17/business/trump-calls-the-news-media-the-enemy-of-the-people.html

 

(6) https://www.fox6now.com/news/trump-claims-the-only-way-hell-lose-is-if-election-is-rigged-says-he-should-be-able-to-run-for-3rd-term

 

(7) https://www.cnn.com/2020/07/31/politics/trump-election-delay-global-consequences-intl/index.html

 

(8) https://www.bbc.com/vietnamese/world-53889305?fbclid=IwAR23Wc5rmzbl5Q4rcNI-XPdEZI18hNb-QUVcx78ocrKipkBvVix6g3pEg1k

 

(9) https://www.cnn.com/2020/06/20/us/nationwide-protests-saturday/index.html

 

(10) https://www.scmp.com/yp/discover/news/hong-kong/article/3065606/hong-kong-protests-donald-trump-calls-protests-riots

 

(11) https://www.businessinsider.com/trump-america-first-ignoring-human-rights-in-asia-2017-11

 

(12) https://www.latimes.com/politics/la-fg-trump-duterte-20171113-story.html

 

(13) https://www.wsj.com/articles/obama-voices-human-rights-concerns-in-vietnam-1464073810

 

(14) https://www.bbc.com/vietnamese/world-47384099

 

(15) https://www.vox.com/policy-and-politics/2019/2/5/18211968/freedom-house-report-trump

 

(16) https://www.usatoday.com/story/opinion/2020/04/17/trumps-threat-adjourn-congress-unnecessary-and-archaic-column/5148245002/

 

(17) Xem ghi chú số 5

 

(18) Sessions and Comney. Trump hay nói về Obama Judges

 

(19) Xem ghi chú số 7

 

(20) https://twitter.com/MSNBC/status/1180732438311510017

 

(21) https://www.businessinsider.com/lech-walesa-us-leadersh

 

10 BÌNH LUẬN   

 

 

 ----------------------------------------------

 

XEM THÊM

 

.

Vo Tai TB

6 Tháng 8  ·

DONALD TRUMP: MỘT CUỘC ĐỜI GIAN MANH, MỘT PHẨM CÁCH MẠT HẠNG

Không phải quốc gia nào cũng được cái hồng phúc luôn luôn có minh quân cai trị. Nhìn lại lịch sử của Việt Nam thôi, chúng ta sẽ nhận diện ra ngay đất nước chúng ta cũng đã từng có nhiều ông vua “không ra gì” và nhiều ông lãnh tụ... cù lần đến nổi dân gian phải chế ra những cái tên đầy khinh bỉ để giễu.

Có nhiều dân tộc trên thế giới mãi mãi không ngốc đầu lên nổi, mãi mãi đắm chìm trong đêm dài của đói nghèo và lạ…

Xem thêm

 

*

 

Vo Tai TB

22 Tháng 7  ·

DONALD TRUMP VÀ MỘT NỮA CÒN LẠI CỦA NƯỚC MỸ

“Hôm nay chúng ta không còn là người của Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa. Hôm nay tất cả chúng ta đều là người Mỹ.” Ai sống ở Mỹ, có theo dõi chính trị, đều hơn một lần đã nghe qua câu nói này của các Tổng Thống Đắc Cử.

Sau bao cuộc tranh luận tưởng chừng không bao giờ dứt, bao nhiêu đoạn quảng cáo công kích đối thủ không hết lời, khi kết quả bầu cử được tuyên bố: mọi sự trở lại bình thường. Nước Mỹ quy về một mối. Người thua khô…

Xem thêm

 

*

 

https://www.facebook.com/groups/284739885699937/permalink/630608141113108/

Đoản Kiếm

26 Tháng 3  ·

CHỬI LỘN, TRUMP LÀ NẠN NHÂN?

Phần đông dân Mỹ gốc Việt hiện nay đều tôn thờ Trump, một điều hoàn toàn khác biệt với những sắc dân thiểu số khác ở Mỹ! Họ bị truyền thông Việt ngữ nhồi nhét quá lâu nên họ bênh vực Trump một cách mù quáng và rất nhiều người cho rằng ông Trump là nạn nhân "làm gì cũng bị chửi."

Tôi xin lỗi, đó là một nhận định cực kỳ sai lầm. Tôi xin nói thẳng là: TT Trump không phải là nạn nhân của chửi lộn! Trump là người gây chuyện! Và là người chuyên chửi rủa người khác. Vậy thì chuyện Trump có bị chửi lại chỉ là chuyện bình thường.

Trump không phải là nạn nhân "bị chửi bất cứ khi ông ta làm việc gì" như một số Facebooker tiếng Việt nói. Ngược lại, Trump là người dùng twitter để gây hấn với mọi người. Ông chửi từ trái qua phải đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trump chửi từ Obama đến gia đình Bush, chửi từ McCain, đến Mitch Romney.... từ Pelosi đến Jeff Flake... Bất kể người đó là ai, nếu không tung hô ông như thánh, mà có ý không tuân phục, là sẽ được Trump tặng cho một hoặc nhiều nick names chẳng lấy gì làm hay ho. Ngay cả những người đã từng làm việc dưới trướng của Trump như John Bolton là Mr. Tough Guy, hay Arnold Schwarzenegger được Trump gọi là Crazy Arnold (Arnold khùng)...

XEM TIẾP  >>>

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats